Khám phá theo dấu tích khảo cổ học

Nguyễn Việt

15/05/2023 15:06

Theo dõi trên

Năm 1974, 2000 khai quật ở Châu Can (Phú Xuyên, Hà Nội), chúng tôi phát hiện một số đĩa đồng sâu lòng. Loại đĩa này trông như một chiếc mũ tai bèo, rộng cả vành khoảng 30cm, lòng đĩa rộng 20 cm, sâu chừng 4-5 cm. Đa số là đĩa trơn, đơn giản, không hoa văn. Có mộ hàng chồng mấy đĩa úp lên nhau.

Hiện tượng này thấy cả trong mộ thân cây khoét rỗng Phương Nam (Quảng Ninh), Kiệt Thượng (Hải Dương), Bình Kiều (Khoái Châu, Hưng Yên)... và đặc biệt nhiều ở các mộ đất Vĩnh Lộc, Thiệu Hóa, Thọ Xuân (Thanh Hóa). Có thể thấy đây là dạng đĩa khá thông dụng ở các mộ Đông Sơn.

Hôm nay chỉnh lý một số đĩa dùng để gối đầu người chết đào ở Vĩnh Hùng, Vĩnh Lộc, Thanh Hóa năm 2007. Đây là một khu mộ táng nằm cạnh làng chế tác khuyên đá đeo tai Đông Sơn. Khi quan sát hai đĩa dính nhau tôi nhận ra những mảng da tóc bám nhờ gỉ đồng vẫn còn khá rõ trong lòng đĩa trong và các lớp cói, vải ở đáy đĩa bên ngoài. Một đĩa khác còn nguyên sọ đã bị dập của một em nhỏ khoảng 8 -10 tuổi, hai tai đeo các khuyên tai đá có xẻ rãnh.

Điều muốn nhấn mạnh ở đây là dấu vết tóc ở đây đều THẲNG chứ không xoăn.

Sau đây là một số hình ảnh minh họa phát hiện một số đĩa đồng sâu lòng:

b1nv1a-1684137363.jpg

Hai đĩa úp xuống lộ lớp cói vải bọc bên ngoài xác

 

b2nv2as-1684137556.jpg

Hai đĩa nằm ngửa đầu người chết gối trên đó.

 

b3nv3ad-1684137673.jpg

Hai đĩa nằm ngửa đầu người chết gối trên đó.

 

b4nv4ae-1684137798.jpg

Chiếu cói.

 

b5nv5af-1684137917.jpg

Vải.

 

Bạn đang đọc bài viết "Khám phá theo dấu tích khảo cổ học" tại chuyên mục Văn hóa - Xã hội. | Hotline: 08.4646.0404 | Email: toasoan@vanhoavaphattrien.vn