Đặng Lan Hương - cô sinh viên học chuyên ngành tiếng Hàn, tại trường Đại học Quốc gia Hà Nội, làm phiên dịch tại một công ty lớn, sau khi ra trường. Mọi thứ vẫn êm đềm trôi qua cho tới một ngày. Dịch bệnh bùng phát, khiến Hương lênh đênh không biết đi đâu về đâu. Bản thân rơi vào ngõ cụt, vì lúc đó chẳng biết mình cần gì, muốn gì, giỏi cái gì.
“Có một ngày, người Hàn Quốc có tặng mình một hũ tỏi đen Hàn Quốc, mình ăn thử ôi sao tỏi mà lại là màu đen, lại ngọt như thế này. Sếp còn bảo Tỏi này là nhập khẩu nguyên liệu từ Việt Nam đấy. Từ ngạc nhiên này tới ngạc nhiên khác, mình tìm hiểu về nó như "chết đuối vớ được cọc", vì cảm giác như cơ hội gì đó đang đến với mình. Quyết định làm luôn sản phẩm này trong đêm vì không làm thì chẳng biết làm cái gì.” - Đặng Lan Hương chia sẻ.
Cuộc sống sau đó của mình hoàn toàn thay đổi nhờ tỏi đen.
Mình tìm tòi phương pháp lên men tỏi trắng thành tỏi đen bằng vốn tiếng Hàn mà mình có sẵn, cùng với sự giúp đỡ của các cộng sự rất chất lượng về công nghệ sinh học thực phẩm khác tại Việt Nam. Lúc đó mình đã thử nghiệm lên men bằng một cái lò lên men, gọi là lò nhưng nó chỉ được xây "khiêm tốn" trong một góc vườn, ròng điện vào và làm thử. Nhưng làm ra thấy vị của nó đúng thật là kinh khủng. Mình nhận ra khởi nghiệp đúng thật... vất vả!
Quyết làm lớn một lần cho coi. Tụi mình làm một cái hầm lên men lớn đủ cho công suất 2 tấn/ hầm xây bằng gạch đất nung, cái nền nhà thì xây bằng gạch đỏ lượm được từ nhà bố mẹ dùng để lát sân còn thừa, xây xong tất cả trong vòng 1 tháng là bắt đầu cho lên men. Một năm đầu, mẻ nào cũng bỏ đi hết vì củ thì sượng, củ thì cháy. Tụi mình cho lên men thử các mẻ trong vòng 20 ngày, rồi thử 30 ngày xem sao, rồi 40 ngày vẫn thấy chưa đạt kết quả như mong muốn. Đành đổ đi hết! Cũng tiếc lắm vì bao nhiêu thời gian, công sức và tình yêu trong đó.
Cần cù, kiên định, tới năm 2017 thì tụi mình đã thành công ngoạn mục, vì ra được mẻ tỏi vừa thơm vừa dẻo lại ngọt đúng cái mình cần, cả team ôm nhau khóc nguyên một dòng sông.
Lúc đó tụi mình đã có những khách hàng đầu tiên là người nhà, bạn bè rồi lại giới thiệu người quen và trung thành tới tận bây giờ.
Dù trước dù sau, tụi mình vẫn tự hào với bản thân vì từng khâu từ nhập nguyên liệu, lọc, rửa, sấy, lên men điều chỉnh nhiệt độ độ ẩm liên tục, bao bì, thiết kế, tụi mình đều làm một cách rất chỉn chu và tỉ mỉ. Chỉ cần sai một công đoạn là sẵn sàng loại bỏ ngay cả mẻ tỏi.
Tụi mình cũng không ngờ là có thể xuất khẩu sản phẩm này sang ngược Hàn Quốc, cái nôi của tỏi đen. Đơn hàng xuất khẩu đi Hàn Quốc cũng là đơn hàng từ chính khách hàng đã và đang dùng sản phẩm của tụi mình.
Thế là Việt Nam ta không phải xuất khẩu nguyên liệu thô nữa, mà đã xuất khẩu được thành phẩm rồi.
Việt Nam không phải quê hương của tỏi đen, nhưng chúng ta có thể hoàn toàn tự hào vì tỏi đen Việt Nam được tạo nên từ nguồn nguyên liệu đặc biệt của đất trời Việt Nam, từ bàn tay khối óc của người Việt Nam, và mang đầy đủ hương vị đặc trưng của quê hương Việt Nam như dẻo dai, ngọt dịu và chân thật.
Hạnh phúc vỡ oà vì vũ trụ hợp lực giúp mình khi mình thực sự lên tiếng. Hiện tại tụi mình đã xuất khẩu được cả sang Ấn Độ và Mỹ nữa, vượt ngoài sự mong đợi của tụi mình.
Đến bây giờ vẫn còn nhiều khó khăn phía trước, mình không thuê nhiều nhân sự và vẫn đang phải tự làm nhiều thứ từ kiểm soát chất lượng, thông quan, khách hàng, tiếp nhận đơn hàng nhưng mình vui lắm. Vì mình đã tìm được ý nghĩa cho cuộc đời mình, không chỉ phụng dưỡng được bố mẹ, mà còn tạo ra một chút giá trị nho nhỏ cho cộng đồng mình đang sống, cũng là nơi tiếp thêm cho mình động lực để đưa nhiều Nông sản Việt ra thế giới.
Nông sản Việt là để mua, không phải để giải cứu.
Sau 5 năm hoạt động và phát triển không ngừng nghỉ, Ban lãnh đạo có tình yêu tha thiết với nông sản Việt, với khát vọng “Mang nông sản Việt ra thế giới” đội ngũ kĩ sư tay nghề cao, Landfood vinh dự nằm trong Top 100 Thương hiệu Dẫn đầu Việt Nam năm 2022.
Thiết kế & Concept: Bình An