• 0904 894 444
  • toasoan@vanhoavaphatrien.vn
  • Tìm kiếm
  • toasoan@vanhoavaphatrien.vn
  • 0904 894 444
TẠP CHÍ ĐIỆN TỬ VĂN HÓA VÀ PHÁT TRIỂN
  • Thời cuộc
    • Xây dựng Đảng
  • Văn hóa - Xã hội
    • Văn hóa đương đại
    • Văn hóa cổ truyền
    • Di sản
    • Tác phẩm – tác giả
    • Xã hội
    • Người nổi tiếng
    • Làm đẹp
  • Phát triển
    • Dân trí
    • Đời sống và phát triển
    • Khoa học – Công nghệ - Môi trường
    • Vui cười
    • Ẩm thực
    • Nghiên cứu
      • Bài viết
      • Công trình
    • Nông nghiệp - Nông thôn
      • Nông nghiệp và môi trường
      • Nông nghiệp sáng tạo
      • Nông nghiệp công nghệ cao
  • Diễn đàn
    • Mạn đàm
    • Sự kiện
  • Video
  • Video
  • Ảnh
  • Infographic
  • Emagazine
TẠP CHÍ ĐIỆN TỬ VĂN HÓA VÀ PHÁT TRIỂN
  • Thời cuộc
    • Xây dựng Đảng
  • Văn hóa - Xã hội
    • Văn hóa đương đại
    • Văn hóa cổ truyền
    • Di sản
    • Tác phẩm – tác giả
    • Xã hội
    • Người nổi tiếng
    • Làm đẹp
  • Phát triển
    • Dân trí
    • Đời sống và phát triển
    • Khoa học – Công nghệ - Môi trường
    • Vui cười
    • Ẩm thực
    • Nghiên cứu
      • Bài viết
      • Công trình
    • Nông nghiệp - Nông thôn
      • Nông nghiệp và môi trường
      • Nông nghiệp sáng tạo
      • Nông nghiệp công nghệ cao
  • Diễn đàn
    • Mạn đàm
    • Sự kiện
  • Video
    • Video
    • Ảnh
    • Infographic
    • eMagazine
  • Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh
  • Đại tướng Võ Nguyên Giáp Đại tướng Võ Nguyên Giáp sống mãi trong lòng nhân dân!
  • GS. AHLĐ Vũ Khiêu, một tấm gương lao động không ngừng nghỉ
  • GS. Đào Duy Anh từ chí sĩ cách mạng yêu nước đến học giả lỗi lạc
Thứ 6, ngày 16 tháng 8, 2019, 8:36:21 Chiều
img

Văn hóa - Xã hội

Vươn lên từ bờ vực "thất truyền": Hát Dô Liệp Nghĩa

  • Hải Ly - Phương Anh - Minh Dũng
  • 20:14 18/05/2025

Hát Dô là loại hình diễn xướng dân gian đặc sắc của vùng Lạp Hạ, ven sông Tích (nay là xã Liệp Nghĩa, huyện Quốc Oai, Hà Nội). Chiến tranh và biến động thời gian từng đẩy làn điệu quý giá này đến bờ mai một: sách cổ thất lạc, người biết hát thưa dần.

1sapo-1747561152.png

Suốt gần 40 năm miệt mài, Nghệ nhân Nhân dân Nguyễn Thị Lan - Chủ nhiệm Câu lạc bộ hát Dô, đã nỗ lực khôi phục điệu hát truyền thống quê hương. Từ chỗ chỉ vang lên trong những lễ hội làng theo khuôn thức nghiêm ngặt, hát Dô giờ đây trở thành điệu hát quen thuộc của người dân Liệp Tuyết (nay là xã Liệp Nghĩa, huyện Quốc Oai, Hà Nội), trở thành phần không thể thiếu trong đời sống của cộng đồng. Phóng viên đã có cuộc trò chuyện với Nghệ nhân Nhân dân Nguyễn Thị Lan về hành trình hồi sinh và lan tỏa di sản độc đáo này.

2tit-phu-1-1747561274.png

PV: Thưa bà, nghệ thuật hát Dô quan trọng như thế nào đến văn hoá của người dân xã Liệp Nghĩa, huyện Quốc Oai, Hà Nội?

NNND Nguyễn Thị Lan: Hát Dô có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống văn hóa của quê hương chúng tôi. Theo truyền thuyết, khi Thánh Tản Viên du xuân, Ngài đã ghé qua vùng đất này và nhận thấy đất đai phì nhiêu nhưng dân cư thưa thớt. Ngài đã quyết định ngự tại đây, dạy cho dân làng cách trồng trọt, chăm sóc ruộng vườn, và sống hòa hợp với thiên nhiên. Cứ 36 năm một lần, khi lễ hội được tổ chức, hát Dô lại vang lên, như một nghi thức cầu nguyện, một lời tri ân gửi đến Thánh Tản Viên. Người hát được chọn rất kỹ, phải làm nam thanh, nữ tú, lai lịch sạch sẽ. 

Hát Dô không chỉ là một phần của lễ hội, mà còn là một phần trong nhịp sống của người dân nơi đây. Mỗi làn điệu đều mang đậm hình ảnh cuộc sống đời thường: làm ruộng, chợ búa, yêu đương, và cả những giá trị văn hóa truyền thống. Một ví dụ, khi đôi lứa đến tuổi yêu đương, bài hát có đoạn: Quạt này có 16 chương/Ở giữa phiến giấy tư lương căng màu/Có nắng thì che lên đầu/Có nực thì quạt đi đâu thì cầm/Ra đường gặp khách tri âm/Lấy quạt che miệng nói thầm cùng nhau.

Còn khi đến tuổi kết hôn, hát Dô lại có đoạn: Trầu xanh cau trắng nên duyên/Trăm năm nguyện giữ lời nguyền sắt son

Những lời ca này phản ánh mọi mặt của cuộc sống, từ những công việc hàng ngày đến những tình cảm thiêng liêng, từ những khó khăn đến những ước mơ, hy vọng trong cuộc sống. Với chúng tôi, hát Dô không chỉ là một di sản văn hóa, mà còn là linh hồn gắn kết mọi thế hệ của quê hương Liệp Nghĩa. 

3trich-dan-1747561467.png

PV: Hát Dô có những đặc điểm gì khác biệt so với các thể loại âm nhạc truyền thống khác, theo bà?

NNND Nguyễn Thị Lan: Hát Dô khác biệt với các thể loại âm nhạc truyền thống khác ở cả giai điệu và nội dung. Nó đặc trưng ở việc kết hợp hát và múa, với các bài hát mô tả công việc như: Trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải,... Bên cạnh đó, hát Dô còn có những bài hát về tình yêu, về hội hè, với những biểu tượng như: Quạt, khăn đỏ, túi cam,... mang đậm nét văn hóa dân gian. Điều đặc biệt là giai điệu và cách hát của Dô hoàn toàn khác biệt với Chèo hay Tuồng, hay các thể loại âm nhạc khác. Mỗi thể loại đều có bản sắc riêng, không thể lẫn lộn.

4-1747561806.png
NNND Nguyễn Thị Lan luôn nỗ lực truyền nghề cho thế hệ trẻ. (Ảnh: Vietnam.vn)

PV: Hát Dô vốn là điệu hát truyền thống của bà con xã Liệp Nghĩa, huyện Quốc Oai, Hà Nội, gắn liền với lễ hội đền Khánh Xuân. Vì sao làn điệu này lại có thời kỳ bị “thất truyền”, thưa bà?

NNND Nguyễn Thị Lan: Hát Dô gắn liền với lễ hội đền Khánh Xuân, và theo lệ làng, cứ 36 năm lễ hội mới được tổ chức một lần. Chính vì thế, hát Dô chỉ được cất lên một lần sau mỗi chu kỳ 36 năm.

Trước mỗi kỳ hội, đền Khánh Xuân mở cửa để dân làng làm lễ xin Thánh cho phép mở sách hát, tuyển chọn người tập luyện. Sau hội, toàn bộ sách vở, đạo cụ múa hát đều được cất kỹ vào tráp, không ai được phép nhắc tới nữa. 36 năm sau, khi mở hội mới, người dân lại tập lại từ đầu. Nếu hát Dô không đúng dịp lễ, theo quan niệm dân gian, sẽ bị Thánh phạt dẫn đến câm hoặc điếc. Vì thế, từ lâu, người dân Liệp Nghĩa xem đó như một “lời nguyền” thiêng liêng, không ai dám phạm phải.

Năm 1926 là lần cuối cùng hội đền Khánh Xuân được tổ chức, cũng là lần cuối cùng làn điệu hát Dô được cất lên. Sau đó, do chiến tranh nên lễ hội gián đoạn, cuốn sách cổ về hát Dô dùng để thờ Thánh cũng bị thất lạc. Người biết hát ngày càng thưa vắng, khiến làn điệu gần như chìm vào quên lãng. 

5-1747562407.png
Những tư liệu cũ về hội hát Dô được bà Lan lưu giữ cẩn thận. (Ảnh: Hải Ly)
6tit-phu-2-1747562551.png

PV: Khi hát Dô dần biến mất, bà đã khôi phục lại làn điệu này như thế nào?

NNND Nguyễn Thị Lan: Năm 1989, khi tôi đảm nhận vai trò Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Liệp Tuyết (nay là xã Liệp Nghĩa), tôi không thể đứng nhìn di sản quê hương lụi tàn. Chính vì vậy, tôi quyết tâm vượt qua nỗi sợ hãi do cổ tục truyền lại để khôi phục điệu hát Dô truyền thống. 

7trich-dan-1747562647.png

Ban đầu, tôi bắt đầu tìm lại những người cao tuổi trong làng còn nhớ điệu hát này để học. Tôi đã được ba cụ: Tạ Văn Lai, Kiều Thị Nhuận và Đàm Thị Điều – những người từng tham gia hát tại hội đền Khánh Xuân năm 1926, truyền lại những bài hát Dô cổ. Trong đó, người tôi ấn tượng nhất là cụ Đàm Thị Điều. Sau khi dạy tôi các bài hát, cụ Điều đã dặn dò tôi phải bảo quản và gìn giữ cẩn thận vì đây là di sản quý giá của ông cha để lại. Không lâu sau đó, cụ qua đời. Tôi tin rằng cụ đã giao lại cho tôi di sản này với niềm tin tuyệt đối, và điều đó càng tiếp thêm sức mạnh cho tôi trong hành trình của mình.

PV: Khi mới bắt đầu khôi phục lại điệu hát gắn liền với cổ tục, mà nhiều người e sợ, bà gặp phải khó khăn gì và vượt qua nó ra sao?

NNND Nguyễn Thị Lan: Trong hành trình khôi phục hát Dô, tôi đã nhiều lần muốn bỏ cuộc, nhưng tôi cảm nhận hát Dô như một duyên nợ gắn liền với cuộc đời mình.

Khi có được bản chép các làn điệu hát Dô, tôi bắt đầu vận động thanh thiếu niên và gia đình để các cháu tham gia học hát. Tuy nhiên, ban đầu, nhiều người vẫn còn e ngại và thậm chí phản đối do quan niệm truyền thống đã ăn sâu trong tâm thức. Họ lo ngại rằng nếu hát Dô ngoài dịp lễ hội sẽ bị Thánh quở phạt. Nhiều người còn bảo tôi: "Vác tù và hàng tổng", khiến tôi có lúc băn khoăn, tự hỏi liệu mình có đang đi đúng hướng hay không.

Những lúc ấy, nhớ lại lời cụ Điều dặn trước khi mất, và kể từ khi tiếp xúc với hát Dô, trong đầu tôi luôn văng vẳng những làn điệu này, tôi càng tin rằng mình phải nỗ lực để bảo tồn truyền thống quý báu ấy.

8-1747562757.JPG
Nhiều lần có ý định bỏ cuộc, song những tâm nguyện giữ vốn cổ của cha ông giúp nữ nghệ nhân giữ vững tình yêu với văn hóa truyền thống. (Ảnh: Hải Ly)

Dần dần, khi thấy tôi kiên trì học và hát mà không gặp điều gì xấu, mọi người bắt đầu tin tưởng và tham gia. Họ nhận ra rằng việc duy trì và bảo tồn truyền thống này không có gì sai trái. Và rồi, số người tham gia học hát Dô ngày càng đông, đặc biệt là các bạn trẻ. Đến nay, tôi đã dạy cho tổng số là 1.685 cháu. Điều đó khiến tôi cảm thấy rất vui vì có thể góp phần giữ gìn một phần văn hóa quý báu của quê hương mình.

PV: Hát Dô hiện nay đã tiếp cận được nhiều bạn trẻ. Trong quá trình dạy các bạn, bà nhận thấy những cảm nhận và ấn tượng gì của người trẻ về nghệ thuật hát Dô?

NNND Nguyễn Thị Lan: Ban đầu, các bạn trẻ không mấy hứng thú với hát Dô, chúng thường thích những dòng nhạc hiện đại hơn. Thấy vậy, tôi cũng cảm thấy buồn vì chúng chưa thể tìm thấy sự hấp dẫn trong những làn điệu cổ này. Tuy nhiên, tôi không bỏ cuộc mà kiên trì động viên, hướng dẫn các cháu từng chút một để chúng dần hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp của hát Dô.

9-1747562963.JPG
Bà Nguyễn Thị Lan (hàng trên, thứ 4 từ trái sang) đưa các bạn trong CLB hát Dô Liệp Tuyết đi biểu diễn. (Ảnh: NVCC)

Một lần, tôi hỏi các cháu: “Các con thích bài hát nào nhất?”. Một cháu 16 tuổi đáp rằng cháu thích bài hát về tình yêu, đặc biệt là đoạn: “Là đêm là mùa đông, giữa thiếp mà còn không đợi chàng”. Một cháu khác lại yêu thích bài hát về chiếc quạt, với lời: “Quạt này có 16 chương/Ở giữa phiến giấy tư lương căng màu/Có nắng thì che lên đầu/Có nực thì quạt đi đâu thì cầm/Ra đường gặp khách tri âm/Lấy quạt che miệng nói thầm cùng nhau.” Còn một cháu khác lại thích câu hát về mùa hè: “Tháng giêng lấy tiết làm đầu...kêu trâu.”

Nghe các cháu chia sẻ như vậy, tôi thật sự vui mừng, vì thấy chúng đã bắt đầu hiểu và yêu mến những làn điệu hát Dô. Điều đó chứng tỏ chúng đã tiếp thu được những gì tôi truyền đạt và dần dần đi theo con đường tôi chỉ dẫn. Đó là một niềm vui lớn đối với tôi, vì tôi biết mình đã thành công trong việc giúp các cháu cảm nhận và gìn giữ nghệ thuật truyền thống này.

10tit-phu-3-1747563062.png
 

PV: Kể từ khi bắt đầu hành trình khôi phục hát Dô đến nay, bà cảm nhận được làn điệu này đã có những thay đổi tích cực thế nào? 

NNND Nguyễn Thị Lan: Kể từ khi CLB hát Dô xã Liệp Tuyết (nay là xã Liệp Nghĩa) được thành lập vào năm 1990, chúng tôi đã quyết tâm phục hồi và gìn giữ làn điệu hát Dô cổ truyền. Nhờ sự nỗ lực không ngừng, đến nay, hát Dô không còn là một di sản bị lãng quên nữa. Mỗi dịp xuân về, ngôi đền Khánh Xuân lại tổ chức hội hát Dô, thu hút đông đảo người dân và du khách tham gia. 

Hiện tại, CLB đã có hơn 1.000 thành viên, trong đó có 35 em nhỏ từ 11 đến 16 tuổi tham gia thường xuyên. Hát Dô không chỉ giới hạn trong xã nữa, mà đã được trình diễn ở nhiều nơi như Văn Miếu-Quốc Tử Giám, Tượng đài vua Lý Thái Tổ và các tỉnh thành khác. Đặc biệt, chúng tôi còn đưa hát Dô ra thế giới qua các chuyến biểu diễn tại Malaysia (2008) và Philippines (2010). 

Năm 2003, CLB hát Dô xã Liệp Tuyết được Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam công nhận là địa chỉ văn nghệ dân gian. Và đến năm 2024, nghệ thuật hát Dô của xã Liệp Nghĩa đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, một niềm vinh dự lớn đối với chúng tôi.

11-1747563171.JPG
Năm 2022, bà Nguyễn Thị Lan vinh dự được Chủ tịch nước tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân vì đã có cống hiến xuất sắc trong việc gìn giữ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc. (Ảnh: Hải Ly)

PV: Để nghệ thuật truyền thống có thể duy trì và phát triển, vai trò của lớp trẻ là vô cùng quan trọng. Vậy bà đã khơi dậy tình yêu và đào tạo thế hệ trẻ theo nghệ thuật hát Dô như thế nào? 

NNND Nguyễn Thị Lan: Để khơi dậy tình yêu và đào tạo thế hệ trẻ theo nghệ thuật hát Dô, tôi bắt đầu bằng việc động viên các em, tạo cho các em một không gian thoải mái để học. Tôi in sẵn các bài hát để các em tham khảo, rồi từng bước đưa các em vào quy trình học. Ban đầu, chúng tôi tập hát thuộc, sau đó là kết hợp múa tay, chân và hát sao cho đồng bộ, thật nhuần nhuyễn. Quá trình này không thể vội vàng, các em cần thời gian để thấm nhuần và dần dần hoàn thiện. Tôi cũng chú trọng đến việc các em không bị gò bó, mà được tự do thể hiện đam mê và cảm xúc trong mỗi bài hát.

Khi các em đã thuần thục các động tác và kỹ năng, tôi mới cho các em biểu diễn. Và để các em luôn duy trì sự nhiệt huyết, tôi luôn động viên, quan tâm đến từng chi tiết nhỏ, như là chuẩn bị đồ ăn nhẹ khi các em mệt hoặc tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong suốt buổi tập. Quan trọng là để các em cảm thấy yêu thích và thoải mái với nghệ thuật này.

Và cho đến bây giờ, các em không chỉ hát ở các sự kiện trong xã mà còn được mời biểu diễn ở những chương trình lớn ở các tỉnh trong nước. Sự nhiệt tình và tiến bộ của các em chính là minh chứng rõ nhất cho việc nghệ thuật hát Dô đang được thế hệ trẻ giữ gìn và phát huy. 

12-1747563286.JPG
Ở tuổi 70, Nghệ nhân Nhân dân Nguyễn Thị Lan vẫn đang miệt mài viết tiếp truyền thống văn hóa đặc sắc của loại hình Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia này. (Ảnh: NVCC)

PV: Là người dành gần 4 thập kỷ để khôi phục, gìn giữ và lan tỏa hát Dô, bà có gửi gắm gì đến thế hệ trẻ trong việc bảo tồn nghệ thuật văn hoá truyền thống nói chung và làn điệu hát Dô nói riêng?

NNND Nguyễn Thị Lan: Trong bối cảnh hiện đại, khi mà nhiều giá trị văn hóa truyền thống có nguy cơ bị lãng quên, tôi luôn nghĩ rằng nếu chúng ta không nắm lấy mọi cơ hội để gìn giữ, thì một ngày nào đó, hát Dô sẽ chỉ còn là một ký ức mờ nhạt. Hát Dô không chỉ là một làn điệu dân ca, mà phản ánh văn hóa của cả cộng đồng. Vì vậy, tôi mong thế hệ trẻ không chỉ biết hát, mà còn thấm nhuần và hiểu sâu sắc giá trị của từng câu hát, từng điệu múa, để có thể lan tỏa và giữ gìn nó cho những thế hệ sau. 

13trich-dan-1747563512.png

Ngoài sự nỗ lực của các thành viên trong CLB, muốn làn điệu hát Dô được bảo tồn, phát huy, nhân rộng hơn nữa thì rất cần sự chung tay, quan tâm của chính quyền địa phương, cũng như sự đóng góp của cộng đồng và các cá nhân. 

  • Nghệ nhân Ưu tú Lê Thị Hoa: Người có duyên “trời cho”
  • Nghệ nhân Nguyễn Thị Năm - người giữ lửa văn hóa dân tộc và nghĩa cử cao đẹp giúp đời, giúp người
  • Vinh danh Nghệ nhân dân gian và trao Giải thưởng Văn nghệ dân gian Việt Nam 2024
  • Chia sẻ Facebook
  • Chia sẻ Twitter
  • Chia sẻ Pinterest
In
Cùng chủ đề
Hà Nội: Đền Rừng và chùa Đông Các Tự trao 548 suất cơm cho bệnh nhân giữa trưa hè “đổ lửa” Cần biết
Hà Nội: Đền Rừng và chùa Đông Các Tự trao 548 suất cơm cho bệnh nhân giữa trưa hè “đổ lửa”

Ngày 3/6/2025, trong tiết trời oi nồng như muốn nung chảy từng thớ gạch ngoài sân bệnh viện, hơn 548...

Đền Cả: Những giá trị hiện hữu Văn hóa - Xã hội
Đền Cả: Những giá trị hiện hữu

Vẫn vẹn nguyên vẻ đẹp ban sơ, đền Cả (xã Thanh Đồng cũ, nay là thị trấn Dùng, huyện Thanh...

Lễ hội đền Cuông: Trầm tích và văn hóa Văn hóa - Xã hội
Lễ hội đền Cuông: Trầm tích và văn hóa

Lễ hội đền Cuông (huyện Diễn Châu, Nghệ An) diễn ra từ ngày 11-15/3/2025 (tức 12-16/2 âm lịch).

Mới cập nhật
Gương nghệ thuật - Giao thoa giữa tinh hoa thủ công và tư duy thiết kế hiện đại

Gương nghệ thuật - Giao thoa giữa tinh hoa thủ công và tư duy thiết kế hiện đại

Giữa nhịp sống hối hả của đô thị hiện đại, vẫn tồn tại những khoảng lặng mang hơi thở của quá khứ, lưu giữ giá trị thủ công truyền thống qua hình hài những vật dụng tưởng như đơn thuần. Một trong số đó là gương nghệ thuật - không chỉ để soi, mà còn là sự phản chiếu của thẩm mỹ, văn hóa và bản sắc cá nhân.

1 giờ trước Văn hóa - Xã hội

“Hồi ức Thế Hùng” - Tác phẩm mang dạng thức “văn bia”

“Hồi ức Thế Hùng” - Tác phẩm mang dạng thức “văn bia”

Nhà thơ Thế Hùng luôn làm tôi đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Là Tiến sĩ Mỹ học, Thế Hùng “lắm nhà” trên name card, nhưng tôi muốn gọi ông trước hết là nhà thơ; bởi ông là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, chuyên ngành Thơ. Lần này, vào ngày 28/6 tới, ông ra mắt sách “Hồi ức Thế Hùng” cũng là một bất ngờ.

2 giờ trước Văn hóa - Xã hội

Thùy Dương - Gương mặt trẻ dấn thân với báo chí điều tra

Thùy Dương - Gương mặt trẻ dấn thân với báo chí điều tra

Là gương mặt trẻ thuộc thế hệ 9X, phóng viên Thùy Dương hiện công tác tại Ban Thời sự - Đài Truyền hình Việt Nam (VTV). Dù tuổi nghề còn khiêm tốn, nhưng Thùy Dương đã để lại dấu ấn đậm nét qua hàng loạt phóng sự phản ánh mang yếu tố điều tra, dấn thân và quyết liệt vì sự thật.

2 giờ trước Văn hóa - Xã hội

Mùa lúa chín làm con nhớ

Mùa lúa chín làm con nhớ

Mùa lúa ngày hè về làm con nhớ quê và nhớ mẹ. Hôm nay đi trên đường làng nhìn những ruộng lúa đang vàng ươm sao con thấy lòng mình thổn thức đến vậy. Dừng chiếc xe đạp, con ngồi bên bờ ruộng nhìn ra cánh đồng lúa mà nhiều cảm xúc trong con lại đến.

2 giờ trước Văn hóa - Xã hội

Triển lãm “Sỹ tử 2” tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám: Tiếp thêm động lực cho mùa thi

Triển lãm “Sỹ tử 2” tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám: Tiếp thêm động lực cho mùa thi

Hơn 70 tác phẩm tranh màu nước về chủ đề sĩ tử đã được giới thiệu tại triển lãm “Sỹ tử 2”, khai mạc chiều 18/6 tại Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội), mang đến một không gian nghệ thuật ý nghĩa và truyền cảm hứng cho các thí sinh trước kỳ thi quan trọng.

5 giờ trước Văn hóa - Xã hội

Ngọn đuốc tư tưởng từ ngòi bút Hồ Chí Minh và hành trình kế tục của người lính thời đại số

Ngọn đuốc tư tưởng từ ngòi bút Hồ Chí Minh và hành trình kế tục của người lính thời đại số

Tháng Sáu lại về, mang theo sắc nắng rực rỡ và niềm tự hào dâng trào trong mỗi người làm báo cả nước, khi nền báo chí cách mạng Việt Nam bước sang cột mốc lịch sử tròn 100 năm hình thành và phát triển. Một thế kỷ đã trôi qua kể từ ngày tờ báo Thanh Niên - cơ quan ngôn luận đầu tiên do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập ngày 21/6/1925 chính thức ra đời, mở ra một kỷ nguyên mới cho báo chí nước nhà: báo chí cách mạng - báo chí của dân, vì dân, do dân và phục vụ sự nghiệp cách mạng.

5 giờ trước Thời cuộc

Lan toả văn hoá đọc cùng Viễn Đăng 2025

Lan toả văn hoá đọc cùng Viễn Đăng 2025

Sáng ngày 17/6/2025, tại Trung tâm dạy nghề từ thiện Quỳnh Hoa (Thanh Trì, Hà Nội), sự kiện Viễn Đăng, một hoạt động trọng điểm trong chuỗi chương trình cộng đồng của dự án TRANG HOA, đã chính thức diễn ra. Được tổ chức dưới hình thức Ngày hội Văn hóa đọc, sự kiện thu hút sự tham gia của hàng chục bạn nhỏ đang sinh hoạt, học tập tại trung tâm. Từ những cuốn sách giản dị đến các hoạt động nghệ thuật đậm chất dân tộc, Viễn Đăng đã mang đến cho các em một hành trình trải nghiệm văn học trọn vẹn.

16 giờ trước Phát triển

Hoà Bình: Xây dựng điểm đến du lịch hấp dẫn của vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Cao Phong

Hoà Bình: Xây dựng điểm đến du lịch hấp dẫn của vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Cao Phong

Với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, nhiều nét văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng đất Mường Thàng, huyện Cao Phong, tỉnh Hoà Bình đang đẩy mạnh khai thác lợi thế để phát triển du lịch cộng đồng như ở Xóm Mừng, Xóm Mỗ, bản Giang Mỗ, bến Thung Nai, Núi đầu Rồng, Công viên Di sản các nhà khoa học Việt Nam.

16 giờ trước Phát triển

Chuyến xe lọc lừa và câu chuyện nhân văn

Chuyến xe lọc lừa và câu chuyện nhân văn

Chỉ một quãng đường ngắn giữa thủ đô, hai cô cháu dân tộc thiểu số từ Lào Cai đã bị lừa gần 5 triệu đồng tiền taxi và xe ôm, rồi bị bỏ rơi tại đầu đường cao tốc, giữa cái nắng gắt đầu hè. Sự việc không chỉ phơi bày một hành vi vô lương tâm, mà còn làm sáng lên một câu chuyện đầy nhân văn, về cách người ta chọn đối xử với chính đồng bào mình: những người chân chất, yếu thế, dễ tổn thương, khi họ bước ra phố thị.

16 giờ trước Diễn đàn

Long An đánh thức tiềm năng, phấn đấu cán mốc 2 triệu lượt khách du lịch vào năm 2025

Long An đánh thức tiềm năng, phấn đấu cán mốc 2 triệu lượt khách du lịch vào năm 2025

Xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, tỉnh Long An đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để phát huy tiềm năng, khai thác hiệu quả thế mạnh địa phương. Mục tiêu đặt ra là đến cuối năm 2025, toàn tỉnh đón khoảng 2 triệu lượt khách, trong đó có 40.000 lượt khách quốc tế, với tổng doanh thu du lịch đạt 1.000 tỷ đồng.

20 giờ trước Phát triển

BÀI ĐỌC NHIỀU
Cây đa đường Nguyễn Du - Biểu tượng văn hóa và ký ức của phố núi Pleiku
Cây đa đường Nguyễn Du - Biểu tượng văn hóa và ký ức của phố núi Pleiku
Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Kim Loan và sự phát triển của đạo Mẫu
Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Kim Loan và sự phát triển của đạo Mẫu
Tất tần tật về quy trình lĩnh thưởng xổ số mới nhất
Tất tần tật về quy trình lĩnh thưởng xổ số mới nhất
Nghệ nhân Lê Đức Hùng - Người thổi hồn vào cây cảnh xứ Quảng
Nghệ nhân Lê Đức Hùng - Người thổi hồn vào cây cảnh xứ Quảng
Nhà báo Trí Thiện - 30 năm gieo chữ nơi đầu sóng ngọn gió
Nhà báo Trí Thiện - 30 năm gieo chữ nơi đầu sóng ngọn gió
TẠP CHÍ ĐIỆN TỬ VĂN HÓA VÀ PHÁT TRIỂN

TẠP CHÍ ĐIỆN TỬ VĂN HÓA VÀ PHÁT TRIỂN

Cơ quan chủ quản: Viện Nghiên cứu Văn hoá và Phát triển

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 247/GP- BTTTT do Bộ TT&TT cấp ngày 07/5/2021 

Chủ tịch Hội đồng Biên tập: TS. Đinh Đức Thiện

Phó Chủ tịch Hội đồng Biên tập: Trần Thị Thu Thảo

Phó Tổng Biên tập: PGS. TS Phạm Hùng Việt

Phó Tổng Biên tập: Lại Đức Hồng

Tổng Thư ký Tòa soạn: Nhà báo Nguyễn Danh Hòa

Địa chỉ: 53 Phố Yên Lạc, P. Vĩnh Tuy, Q. Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội 

Hotline: 0915 418 887 - 0904 894 444 | Email: toasoan@vanhoavaphattrien.vn

THÔNG TIN TÒA SOẠN - LIÊN HỆ QUẢNG CÁO