Kỷ niêm 50 năm Trận Điện Biên Phủ trên không tháng 12 năm 1972: Làng hoa Ngọc Hà và  di tich B52                                      

Chiến thắng trong cuộc đụng độ lịch sử với B52 trên bầu trời Hà Nội tháng 12 năm 1972, đã khiến cho địa danh Làng Ngọc Hà bất ngờ nổi tiếng suốt 50 năm qua và trở thành điểm đến của Hà Nội

Con hồ Hữu Tiệp điểm duy nhất trong nội thành Hà Nội có xác B52 rơi, nên được người dân gọi là hồ B52 và được giữ lại thành chứng tích lịch sử. Hồ B52 luôn là biểu tượng của chiến thắng Điện Biên Phủ trên không, là niềm tự hào của người dân Hà Nội nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung.

d1-hoa-va-xac-b52-1-1671641296.jpg
Hoa và xác B52.

Làng Ngọc Hà vốn là một làng trong số “thập tam trại” - mười ba làng - ở quanh hồ Tây, chuyên cung cấp rau và hoa cho kinh thành Thăng Long xưa.  Trước khi  hai cụ Hoàng Diệu và Nguyễn Tri Phương tuẫn tiết vi Hà Nội, làng Ngọc Hà  thuộc tổng Nội, huyện Vĩnh Thuận, phủ Hoài Đức.  Đến khoảng năm 1895, người Pháp chiếm một phần đất của làng Ngọc Hà để xây dựng Phủ Toàn quyền –nay là Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chính phủ - và Vườn Bách Thảo. Từ những năm 1920, người các nơi đến làng mua đất để ở ngày một nhiều. Một số khác đến thuê nhà ở trong các ngõ đầu làng. Ở đầu phố Ngọc Hà có một trại  lính khố xanh làm nhiệm vụ bảo vệ an ninh vùng ven của Phủ Toàn quyền. Trước năm 1930, làng Ngọc Hà đã có gân 1000 dân.

d2-ho-b524-1671352713984622118762-1671641403.jpg
Chú thích ảnh

  

Trong đợt khai quật di tích Hoàng thành Thăng Long, Viện khảo cổ đã tìm thấy dấu tích một con sông cổ chảy ngang qua kinh thành theo hướng Đông - Tây, về phía làng Ngọc Hà xưa. Các nhà khảo cổ  cho rằng đây chính là con sông mang tên sông Ngọc  làm nên tên làng Ngọc Hà. Làng Ngọc Hà có nghề trồng hoa  từ  thời Lý Công Uẩn định đô ở Thăng Long .Dân làng  trồng các loại hoa cúng. Hoa được xâu lạt thành tràng hoa hoặc gói trong lá chuối tươi .  Sau này khi có thêm hoa lay ơn, cẩm chương, vi ô lét , làng vẫn trông hoa cúng . Hình ảnh các cô gái hàng hoa áo tứ thân, khăn mỏ quạ đã  vào tiểu thuyết Gánh hàng hoa của  Khái Hưng và Nhất Linh trong Tự Lực Văn Đoàn, nổi tiếng một thời.

 Người Ngọc Hà đã mở các quầy bán hoa ở các phố Tây, tập trung ở khu vực  Bờ Hồ,  phố Hàng Lược, chợ Đồng Xuân. Vào cữ Tết Âm lịch  có thêm chợ hoa Cống Chéo - Hàng Lược. Đến những năm 1970, làng Ngọc Hà vẫn còn là một làng trồng hoa cung cấp hoa tươi trong nội thành Hà Nội.

d3-52-1-1671641090.jpg
Hai ảnh trên: Di tích xác B52 tại hồ Hữu Tiệp (Ba Đình - Hà Nội)

         Lan man chuyện làng hoa Ngọc Hà  để trở lại chuyện B52 . Cho đến khi B52 rơi xuống hồ Hữu Tiệp, người dân làng  Ngọc Hà mới quan tâm tìm hiểu “phái đài bay”, con ngáo  ộp “khủng long B52”.

Té ra, nó ghê gớm thật! Đây là máy bay ném bom bay xa không cần tiếp nhiên liệu dài nhất, và mang được đến 27 tấn (60.000 lb) bom. B52 có tầm bay cao tới 20 km làm bó tay các loại  pháo phòng không.     Nó có thể bay xa 20.000 km. B52 có hệ thống gây nhiễu điện tử trong cùng một lúc tác động lên mọi dải tần số của ra-đa đối phương, khiến cho ra-đa đối phương hoàn toàn mất mục tiêu-, tạo thành tấm áo giáp điện tử vững chắc, một tấm màn điện tử che giấu toàn bộ lực lượng tiến công, biến mỗi chiếc B52 thành một máy bay tàng hình.

Tư liệu còn ghi  giới chức không quân Mỹ từng huyênh hoang rằng, nằm dưới tầm B52, đối phương chỉ còn cách cầu Chúa. Thế nhưng người Hà Nội không chịu khuất phục bởi B52. Trong chiến dịch Linebacker II (Sấm rền 2),  máy bay Mỹ đã liên tục đánh phá Hà Nội trong 6 ngày, 7 đêm; trút hàng chục ngàn tấn bom đạn xuống mảnh đất "Thăng Long phi chiến địa". Với hoả lực phòng không hiệu quả của ta, kẻ thù đã phải chịu những tổn thất nặng nề với 52 máy bay bị bắn rơi, trong đó có 18 chiếc B52. Từ đêm 26/12/1972, Mỹ huy động trên 100 máy bay B52 và cả trăm  máy bay chiến thuật , đánh ồ ạt từ nhiều hướng vào nhiều mục tiêu khác nhau ở Hà Nội và Hải Phòng. B52 còn ném bom rải thảm vào các khu dân cư đông đúc ở Hà Nội như Khâm Thiên, Bệnh viên Bạch Mai giết hại rất nhiều người. Rút kinh nghiệm đợt I, chúng thay đổi thủ đoạn, chiến thuật, thay đổi đường bay, tăng cường gây nhiễu, phóng bom tạo thành những đám mây nhiễu kim loại bao phủ bầu trời nhằm che mắt hệ thống radar...

Trong đêm 27/12, đã có  4 chiếc B52 rơi tại chỗ... Một B52 rơi ngay xuống nội thành để lại một di tích kỳ thú về quái thú xác B52 ở Làng hoa Ngọc Hà. Báo chí ghi nhận người chỉ huy lập chiến công ghìm đầu vít  cổ “quái thú khủng long” thời hiện đại xuống hồ Hữu Tiệp. Đó là Tiểu đoàn trưởng  tên lửa Phạm Văn Chắt. Ông Chắt sinh ra và lớn lên tại  Hải Dương. Năm 1959, ông nhập ngũ . Năm 1960, ông  tham gia chiến đấu trong chiến dịch Hạ Lào bảo vệ cánh đồng Chum.

Sau chiến dịch này , ông  được khen thưởng, được về nước đi học trường Sỹ quan Kỹ thuật. Ra trường, ông  được điều về Tiểu đoàn tên lửa 72, Trung đoàn 285, Sư 363, Quân chủng Phòng không Không quân đóng ở Hải Phòng và thường xuyên  cơ động đến nhiều địa phương để chiến đấu bảo vệ vùng trời miền Bắc. Trong chiến dịch “Điện Biên Phủ trên không” mà đơn vị ông đã lập “chiến công đặc biệt xuất sắc” như lời khen tặng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Thượng úy, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn tên lửa 72 Phạm Van Chắt được lệnh tăng cường để trực tiếp bảo vệ Thủ đô.

Chiều ngày 23-12, ông họp gấp chỉ huy, chuẩn bị hành quân vế phía Bắc Ninh . Thượng úy Chắt trực tiêp chỉ huy bộ phận “nặng” gồm bệ phóng, xe điều khiển, xe ăng-ten, xe đạn .... hành quân theo hướng Phà Kiền - Đường 5 - Cầu Phú Lương - Cầu Đuống, ngược về Từ Sơn, tới Yên Phong, rồi về trận địa  Đại Chu.  Sau 2 ngày toàn bộ tiểu đoàn đã có mặt an toàn tại trận địa Đại Chu. Chuẩn bị trận địa xong, ông  báo cáo về sư đoàn xin lệnh  chiến đấu ngay từ ngày 26-12. Hôm ấy, không quan Mỹ  huy động gân 60 máy bay phản lực các loại dọn đường cho B52 vào rải thảm Hà Nội. Tiểu đoàn 72 nhận lênh đánh tốp F4 khi chúng đang lượn vòng tìm trận địa của ta để cắt bom. Kíp 1 của ông đã bắn hạ 1 chiếc F4. Khi ấy ông nhận định, trận địa Đại Chu sẽ bị lộ và sẽ bị tấn công . Vì thê, ông đã lâp trận đia tên lửa giả cho nổ… trận địa giả cùng lúc với trận địa thật để để lừa chúng. Quả nhiên, nhiều máy bay F4  lao vào đánh phá các ụ  tên  lửa gỉả và trận địa chính vẫn được an toàn. Trong đêm 26-12, Tiểu đoàn 72  của ông Chắt cùng các đơn vị khác đã bắn rơi 4 máy bay B52.

Đêm 27-12, chúng huy động 54 pháo đài bay B52 và 66 phản lực để tiếp tục hủy diệt Hà Nội. Đến 23 giờ, phát hiện có mục tiêu, ông  chọn đón đánh tốp 3 máy bay B52 đang ở độ cao 11.000 m.  Khi nhiễu máy bay chiến thuật vừa chuyển hướng, một giây phút  vàng xuất hiện, ông ra lệnh phóng tên lửa lúc 23 giờ 3 phút. Hai “rồng lửa” từ trận địa Đại Chu bay vút lên trời xuyên màn đêm tìm đến mục tiêu. Ông lặng người theo dõi, ở cự ly ngoài 20 km, hai đạn tên lửa gặp B52 nổ tung, bùng lên đám cháy rất lớn. Quầng lửa trên trời rơi xuống phía vườn  Bách Thảo quận Ba Đình. Phần thân B52  rơi xuống hồ Hữu Tiếp làng Ngọc Hà , đuôi cánh rơi trên đường Hoàng Hoa Thám, 2 động cơ máy bay rơi vào nhà dân ở tổ 51 Ngọc Hà.Quân dân Thủ đô đã bắt sống 4 tên giặc lái, còn 2 tên đã chết. Sáng 28-12, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đến tận nơi B52 rơi để thị sát. Đại tướng khen “Đây là trận đánh thắng B52 thật đặc biệt xuất sắc mà Tiểu đoàn 72, Trung đoàn 285 đã thực hiện”.. Đơn vị của chúng tôi ai cũng phấn khởi khi được Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng tặng thưởng 1 con bò để mừng công.

Tư liệu tổng hợp về 12 ngày đêm cuối năm 1972, cho biết, 81 máy bay, trong đó có 34 "pháo đài bay" B52, 5 "cánh cụp cánh xòe" F 111 bị bắn rơi; 43 phi công Mỹ bị bắt sống... ngày 27/1/1973, Hiệp định Paris được ký kết, mở ra một giai đoạn mới cho sự nghiệp thống nhất đất nước của dân tộc Việt Nam.

Trong suốt những năm chống chiến tranh phá hoại miền Bắc  đến năm 1972, Tiểu đoàn 72 của ông Chắt  đã bắn rơi 35 máy bay các loại . Riêng  trong chiên dịch “Điện Biên Phủ trên không”, Tiểu đoàn 72 đã bắn rơi 8 máy bay các loại, trong đó có 1 B52  roi xuốn hồ Hữu Tiệp đêm 27-12.

Năm 2014, Tiểu đoàn 72 của  Tiểu đoàn trưởng Phạm Văn Chắt đã vinh dự được Chủ tịch nước Trương Tấn Sang phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và cá nhân ông cũng được tặng danh hiệu cao quý này.

Đến nay, sau 50 năm kể từ khi chiếc máy bay B52 bị bắn rơi xuống hồ Hữu Tiệp, câu chuyện  B52 vẫn còn in đậm trong trí nhớ của những người dân nơi đây về trận chiến 12 ngày đêm anh dũng của quân và dân Hà Nội. 

         Gặp lại Nhà giáo Ưu tú Nguyễn Bá Thông khi cụ đã gần 90 tuổi. Cụ nguyên là Hiệu trưởng trường Tiểu học Ngọc Hà. Ngôi trường nằm ngay trên bờ hồ Hữu Tiệp. Cụ nhớ lại, khi máy bay bị bắn  có cả trăm quả bom rơi xuống làng Ngọc Hà , trong đó có vài quả bom rơi vào trường nhưng không nổ, được công binh tháo gỡ ngay.Ngày hôm sau, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đến thăm làng hoa Ngọc Hà và động viên người dân giữ vững tinh thần tiếp tục chiến đấu.

Nhà thơ Tố Hữu đã viết:

Ngọc Hà em lộng lẫy hoa tươi

Xin thơm khắp Miền Nam, Miền Bắc.

Cách hồ Hữu Tiệp tầm một cây số đuờng chim bay là Bảo tàng Chiến thắng B52của Hà Nội bộn xác B52 và các Rồng lửa một thời oanh liệt.  Đến thăm hồ Hưu Tiệp và Bảo tàng chiến thắng B52,  các thế hệ sau thấm thía rằng chiến thắng hào hùng đã phải trả bằng máu và nước mắt của cha ông - những người đi trước, để càng cố gắng hơn trong sự nghiệp xây dựng Thủ đô và đất nước văn minh, giàu đẹp./.