Kỷ niệm tròn 15 năm vở nhạc kịch “Hai người mẹ” của thiếu tướng nhạc sỹ An Thuyên: NSƯT Nguyễn Hương Giang và chị Sứ Hòn đất

Triệu Phong

31/03/2023 12:12

Theo dõi trên

Có những thời gian Thiếu tướng, Nhạc sỹ An Thuyên rất thăng hoa khi viết những vở nhạc kịch đương đại, với mong muốn mang dòng âm nhạc bác học đến với đông đảo công chúng và những người chiến sỹ. Đó là giai đoạn nhạc sỹ là Thiếu tướng - Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hoá Nghệ thuật Quân đội và dành rất nhiều tâm huyết sáng tác những vở opera lớn về những cuộc kháng chiến đã qua của đất nước. Như các vở “Đất nước đứng lên” dựa theo tiểu thuyết cùng tên của Nhà văn Nguyên Ngọc, “Mảnh trăng cuối rừng” theo truyện của nhà văn Nguyễn Minh Châu và “Hai người mẹ” theo tiểu thuyết “Hòn đất” của nhà văn Anh Đức.

Năm 2008, tại Hội diễn nghệ thuật chuyên nghiệp toàn quân, vở nhạc kịch” Hai người mẹ" (tác giả và đạo diễn: Thiếu tướng, nhạc sĩ An Thuyên) của Đoàn nghệ thuật Quân khu 9 miền cực Nam Tổ quốc gây được một tiếng vang lớn, giành 3 Huy chương vàng, 3 Huy chương bạc tại Hội diễn nghệ thuật chuyên nghiệp toàn quân, được chọn để biểu diễn tại Nhà hát Quân Đội phục vụ ngày 22/12, và được chọn để phát sóng trực tiếp trên Ðài Truyền hình Việt Nam.

Dư luận ghi nhận đây là bước đi tự tin, mạnh dạn, một bước đột phá của Ðoàn nghệ thuật Quân khu 9 của miền sông nước Cửu Long khi đến với một loại hình nghệ thuật biểu diễn mới, tầm cao cả về tư duy và hình thức thể hiện. Với Nhạc sĩ An Thuyên, tiếp sau nhạc kịch Ðất nước đứng lên, anh đã dấn bước với vở Hai người mẹ, một nỗ lực, một dấu ấn đáng rất đáng biểu dương trên con đường đưa nghệ thuật bác học đến với mọi tầng lớp nhân dân.

Kỷ niệm tròn 15 năm vở nhạc kịch “Hai người mẹ” của thiếu tướng nhạc sỹ An Thuyên: NSƯT Nguyễn Hương Giang và chị Sứ Hòn đất - 1

Một cảnh trong nhạc kịch “Hai người mẹ”.

Dư luân cũng ghi nhận: Vở diễn nhạc kịch “Hai người mẹ” là bước tiên phong của một Đòan nghệ thuật Quân khu, bước đột phá mới cho Ðoàn nghệ thuật Quân khu 9 khi công chúng vùng đất đồng bằng sông Cửu Long được tiếp xúc với một thể loại âm nhạc mang tính bác học, giàu biểu cảm. Tuy nhiên, để có được kết quả này, không thể không nói đến những nỗ lực vượt bậc của nam, nữ diễn viên, nhất là những người đóng vai chính.

Một trong những điểm sáng của vở diễn đó là hình tượng chị Sứ anh hùng, gắn liền với quê hương Kiên Giang Tây Nam bộ, và do nữ nghệ sỹ Nguyễn Hương Giang thể hiện. Báo Nhân dân ngày ấy viết về nữ nghệ sỹ trẻ này: “Hình ảnh Chị Sứ thật dũng cảm, thủy chung, yêu nước đến quên mình được phác họa khá sinh động. Ca sĩ Hương Giang từng tốt nghiệp tại Ðại học Văn hóa - Nghệ thuật Quân đội được giao đảm nhiệm vai diễn này. Gương mặt đẹp thánh thiện và dịu dàng, giọng nữ cao đầy quyến rũ và kỹ thuật thanh nhạc khá điêu luyện đã khiến vai Chị Sứ của Hương Giang thành công bất ngờ”.

Kỷ niệm tròn 15 năm vở nhạc kịch “Hai người mẹ” của thiếu tướng nhạc sỹ An Thuyên: NSƯT Nguyễn Hương Giang và chị Sứ Hòn đất - 2

Hình tượng chị Sứ anh hùng, gắn liền với quê hương Kiên Giang Tây Nam bộ do nữ nghệ sỹ Nguyễn Hương Giang thể hiện.

Chúng ta đều biết vở nhạc kịch hai người Mẹ được nhạc sỹ Thiếu tướng An Thuyên sáng tác trên nền cuốn tiểu thuyết "Hòn Đất" nổi tiếng của nhà văn Anh Đức, với mong muốn thêm một lần với hình tượng chị Sứ trên sân khấu, ngợi ca người phụ nữ Việt Nam vô cùng dũng cảm nhưng cũng đầy nhân ái, khơi gợi niềm tự hào về truyền thống yêu nước, cách mạng cho thế hệ trẻ.

Thiếu tướng, nhạc sĩ An Thuyên đã nhiều lần về với Kiên Giang, quê hương của chị Lê Thị Ràng anh hùng - nhân vật chị Sứ trong "Hòn Đất", đến địa danh Núi Hòn, Hang Hòn, nơi những người du kích năm xưa từng chiến đấu, để sống lại những cảm xúc hào hùng của cuộc chiến tranh vừa đi qua mảnh đất này. Hình tượng âm nhạc mà An Thuyên tâm huyết nhất chắc chắn là người anh hùng- chị Sứ của vở diễn. Khi phần âm nhạc đã hoàn thành, việc tìm ra người nghệ sỹ đảm nhận được vai diễn cũng không phải đơn giản, vì đây là một vở Opera- nhạc kịch.

Ở những đoàn nghệ thuật Quân khu hay địa phương thường chưa có thể loại âm nhạc bác học này! Có được những nghệ sỹ, nói thẳng là tài năng nghệ thuật đủ trình độ thanh nhạc hát cổ điển liền 90 phút trên sân khấu, tròn vành rõ chữ và tuân thủ những quy định khắt khe của hát nhạc kịch không phải đ8ơn giản! May thay Đoàn nghệ thuật QK 9 đã có những nghệ sỹ như thế, mà nổi bật lân là một nghệ sỹ trẻ xinh đẹp mang quân hàm trung úy là Nguyễn Hương Giang, tuy chỉ tốt nghiệp hệ Trung cấp thanh nhạc của Trường Nghệ thuật Quân đội và sau đó về công tác tại Đoàn quân khu 9 miền sông nước Cửu Long xa xôi, nhưng giọng hát nữ cao của chị rất giàu nội lực, vừa mang tính hùng ca, lại đậm đà màu sắc trữ tình.

Bởi thế khi được giao vai chị Sứ anh hùng, chị đã hoàn thành rất xuất sắc vai diễn. “Vẻ đẹp dịu dàng cùng với chất giọng cao sáng, kỹ thuật ổn định của Hương Giang đã thực sự đánh thức trong lòng khán giả một hình ảnh chị Sứ dịu dàng, tình cảm mà cũng rất đỗi anh hùng. Sự hy sinh của chị Sứ lắng lại trong lòng người xem tình cảm tiếc thương, khâm phục mà không bi lụy, đúng với hình ảnh anh hùng của chị và tinh thần vở diễn”. Báo Nhân dân, báo Công An nhân dân và nhiều bác khác những ngày tháng ấy đã ghi nhận và biểu dương sự nỗ lực nghệ thuật của người nghệ sỹ đóng vai chị Sứ là Trung úy Nguyễn Hương Giang. Dư luận và báo chí không chỉ gọi chị thuần túy là Nguyễn Hương Giang, mà gắn liền tên người nữ anh hùng với nghệ danh của chị….

Kỷ niệm tròn 15 năm vở nhạc kịch “Hai người mẹ” của thiếu tướng nhạc sỹ An Thuyên: NSƯT Nguyễn Hương Giang và chị Sứ Hòn đất - 3

Khi được giao vai chị Sứ anh hùng, chị đã hoàn thành rất xuất sắc vai diễn.

15 năm đã trôi qua. Không ít người mỗi khi về vùng sông nước Cửu Long, lại thầm hỏi chị Sứ ngày ấy bây giờ ở đâu. Ấn tượng mãi mãi trong họ là một người nghệ sỹ xinh lắm, hát hay lắm, hát khỏe lắm, và cũng từng lấy đi của họ bao dòng nước mắt xúc động. Những hào quang của người nghệ sỹ năm xưa như vẫn chói sáng trong lòng khán giả, tiếng hát cao trong khi hoành tráng, khi thiết tha vẫn vang vọng trong lòng khán giả, và gương mặt rất đẹp, rất thánh thiện của chị…

Tôi cũng không ít lần tự hỏi như thế mỗi bận về Cần Thơ, về Quân Khu 9. Và rồi cũng lặng lẽ đi tìm dấu vết người nghệ sỹ hào quang còn chưa tắt ngày ấy. Thì mới hay rằng, chị là người xứ Nghệ như bao người lính khác về công tác tại quân khu 9 chứ không phải người con gái Kiên giang, hay Bến Tre. Chị về công tác Đoàn nghệ thuật QK9 sau khi tốt nghiệp hệ Trung cấp Trường Nghê thuật quân đội.

Sau 6 năm phục vụ ở Đoàn QK9, với huy chương vàng vai chị Sứ, chị tiếp tục được cử về học thanh nhạc hệ đại học Trường Đại học Văn hóa nghệ thuật quân đội, và khi tốt nghiệp, trở thành giọng hát nữ đơn ca của Nhà hát Ca múa nhạc Quân đội, tiếp tục gặt hái nhiều huy chương vàng bạc qua các kỳ hội diễn, và hiện là Giảng viên Trường Đại học VHNT quân đội.

Với nhiều thành tích nghệ thuật xuất sắc, chị được tặng thưởng các loại Huân chương Chiến sĩ vẻ vang 1,2,3 và Huân chương chiến sĩ quyêt thắng được phong quân hàm Thượng tá quân đội và được Nhà nước phong tặng danh hiệu “Nghệ sỹ ưu tú”. Với một nữ nghệ sỹ quân đội lấy chiến hào, trân địa, đồn biên phòng…làm sân khấu biểu diễn, với những danh hiệu và quân hàm trên, cùng những huân chương cao quý, kể cũng là rất thành đạt và mỹ mãn trên con đường nghệ thuật.

z4229123015639-2d7a8102bb6d9677f161e784c97d1fd8-1680336760.jpg

Thượng tá NSƯT Nguyễn Hương Giang.

Nhắc nhớ lại thành tích nghệ thuật chói sáng của mình ngày ấy, Thượng tá NSƯT Nguyễn Hương Giang nói nhiều hơn về đoàn, về tập thể nghệ sỹ đoàn QK9 chị rất yêu như một người hàm ơn và rất nhiều gắn bó. Găng hỏi một kỷ niệm nhớ mãi của Hội diễn ngày ấy, chị rất xúc đông tâm sự: “Thật sự ngày ấy dựng Nhạc kịch là một nỗ lực rất lớn của Đoàn Quân khu 9, mà nói thật chưa Đoàn nghệ thuật Quân khu nào dám làm.  Lúc đó Đoàn văn công Qk 9 nghèo lắm, quá trình dài luyện tập dựng vở đã phải vượt qua rất nhiều khó khăn, đến cả  khi lên đường ra Hà nội tham dự liên hoan Anh Bá trưởng đoàn là người yêu đoàn và lăn lộn lo cho anh em để đủ kinh phí đưa đoàn ra Hà Nội tham gia hội diễn chuyên nghiệp toàn quân đã đành, mà còn lo trang thiết bị để biểu diễn vì ngày ấy nói thật đoàn đến cái mix cho diễn viên chính cũng k đủ kinh phí để mua, nên đành dùng tạm cái mix của đội sân khấu, cái mix được coi là tốt nhất nhưng  cũng phải băng bó bằng băng dính, đúng đêm thi vừa xuất hiện đc mấy phút khi chị Sứ bị tên Xăm rượt đuổi, cái mix chính bị gãy, lỏng băng dính rơi xuống cổ áo diễn viên. Lúc đó đang diễn, tôi lặng đi và xác định lại tinh thần đây là thi hát và đến phần hát mới là chính nên phải rất tập trung kể cả không có mix thì vẫn hát, vì tuyến nhân vật đang xuyên suốt khônhg thể dừng lại đổi mix. Lúc đó cả nhà hát Quân đội im như tờ, cả ban Giám khảo, khán giả và các đồng nghiệp... Thế rồi tiếng hát mình vẫn tiếp tục vang lên, như cang hay hơn, chuẩn hơn trước đó. Và có lẽ bởi vậy, phần thường cao nhất của Hội diễn đã đến với tôi…”