Ký ức quê hương

Trong ký ức của người dân quê tôi có lẽ không có gì gắn bó thân thiết hơn mái đình làng. Trải  qua những thăng trầm của lịch sử có lẽ người làng tôi có thể không còn nhớ rõ về vị Thành hoàng làng ,nhưng những buổi sinh hoạt cộng đồng làng chắc  không thể có người nào quên được.
non-que-1640584633.jpg
Ảnh minh họa do tác giả chọn lọc

 

Những ngày lễ hội lớn  người dân  trong làng lại nô nức ra quét dọn tu sửa kẻ những băng rôn khẩu hiệu trên  bức tường hai bên cánh gà và bức tường phía trước. Chiều chiều các Cụ già  lại ngồi  kể chuyện hóng gió bên gốc cây nhãn  cổ kính. Những đêm trăng sáng  bọn trẻ con nô đùa ẩn nấp trốn tìm   trong sân đình, hoặc trèo lên hai bức tường  đập đầu đánh ngựa. Mấy anh chị thanh niên tranh thủ bên bờ ao đình hò hẹn.

Thời khó khăn  dân làng tôi rộ lên phong trào đóng gạch ngói để làm nhà, hình mẫu mái ngói đình được người dân ưa chuộng, muốn giữ lại những truyền thống quê hương trong mỗi gia đình.

Để tạo nên từng viên ngói mũi ấy đã thấm bao mồ hôi công sức của những người thợ thủ công  của vùng quê tôi.Từ khâu chọn đất phải tìm  những dải đất thịt có độ dẻo tinh khiết cao nhào năn nhuyễn rồi chuyển qua khuôn  đúc bằng gỗ. Bàn tay người thợ thoan thoắt bắt từng viên ngói khỏi khuôn gỗ đúc chìm hình lá đề  đưa ra trải dài trên sân cát. Dấu ngón tay in trên từng viên, từng viên ghi lại sự lành nghề nhẫn nại của những người thợ thổ mộc vùng đồng quê.

Khi viên ngói khô được đưa vào hấp trong lò đốt gạch, với gạch xếp xung quanh và dưới  đáy xen kẽ giữa những bánh than. Người thợ đốt lò phải tính toán  cân xứng lượng ngói xếp vào giữa với lượng gạch đốt xung quanh sao cho ngói vừa đủ chín  mà không bị bị cong vênh.

Công đoạn lợp  ngói mũi cũng khá cầu kỳ, trước hết  lớp ngói màn trải dưới  rồi phủ lớp vũa hoặc bùn ao vừa để kê lấy độ phẳng vừa phần nào đảm bảo độ kết dính  của các viên ngói. Vì các viên ngói đốt thủ công nên  độ chính xác chỉ là tương đối  đòi hỏi người thợ cân chỉnh  từng viên sao cho các viên ngói vùa đảm bảo độ chắc chắn vừa đảm bảo mỹ thuật.

Những mái ngói mọc lên ấy  tạo bởi những bàn tay lành nghề  khéo léo của người thợ thủ công   tạo nên cảnh thanh bình yên tĩnh của làng quê  ấy  theo năm tháng  đã dần thay bằng  mái bê tông chắc chắn hơn. Thế hệ ngày nay  với sự năng động sáng tạo theo thời cuộc và sự biến đổi của xã hội nhiều lớp người đã  rời xa làng quê tới những vùng đất mới, nhưng hình ảnh mái đình làng chắc vẫn còn  giữ tâm trí của mỗi người.

Theo Chuyện làng quê