Ký ức sau chiến tranh

Nguyễn Xuân Oanh

09/08/2021 11:04

Theo dõi trên

Hồi đó, vào những năm kinh tế đất nước ta đang trong giai đoạn khó khăn. Bộ đội phải tự túc một phần nào lương thực.

ky-uc-sau-chien-tranh-1628482529.jpg
Ảnh minh hoạ (nguồn: Internet)

Theo chỉ tiêu của quân khu giao cho trong năm nay trung đoàn phải trồng đươc 45 ha sắn. Ngoài lực lượng huấn luyện trực ban sẵn sàng chiến đấu, số còn lại lên rừng phát rẫy trồng sắn. Khu rừng chúng tôi phát rẫy thuộc xã Tiên Lãnh huyện Tiên Phước, tĩnh Quảng Nam. Gần trại cải tạo phạm nhân Tiên lãnh .

Công việc tăng gia sản xuất phải tiến hành trong thời gian khá dài. Để ổn định nơi ăn, chốn ở nên chúng tôi phải làm lán cẩn thận. Lán ở bên con suối nhỏ nước trong vắt về mùa khô nước chỉ đến đầu gối. Một ngày hai bữa chúng tôi lên rừng phát rẫy. Tối đến, thỉnh thoảng sinh hoạt đơn vị. Lúc rảnh, anh em hay đánh" tiến lên. "Tôi thì hầu như trầm ngâm suy nghĩ, lúc nhớ nhà, nhớ mẹ.

Phía bên kia suối cũng có một cái lán nhỏ và có người ở đó. Một hôm, ăn cơm sớm tôi quyết định sang đó xem thế nào! Tôi xắn quần lội qua suối vào lán. Thấy khách đến nhà, người chủ đang nấu gì trong bếp ngoảnh lại chào khách rồi mời tôi ngồi lên võng.

Tôi hỏi:

- Anh ở đây có một mình ạ "

Anh ta đáp lại:

- Thưa cán bộ, em có một mình.

Tôi bảo :

- Anh cứ gọi tôi là anh . Tôi tên là Oanh. Đơn vị tôi lên đây phát rẫy trồng sắn

- Em biết rồi - anh ta nói.

Nhiều lần qua lại, trước lạ sau quen tôi mới biết anh ta là thiếu tá quận trưởng quận Đức Huệ Tĩnh Long An. Lúc đó, tôi chỉ biết Long An ở Nam Bộ .

Anh ta hơn tôi chừng vài tuổi (vì lâu rồi không nhớ tên) mà hồi đó tôi hay gọi anh là anh Quận anh ta cũng có vẻ thích khi tôi gọi anh như thế.Thời gian anh ta phải cải tạo là 13 năm. Lúc đó, đã được 12 năm rồi gần hết mãn hạn tù trại cho anh ra ngoài trông coi rẫy và chăn bò hơn hai mươi con. Công việc của anh là sáng lùa bò ra rồi đi kiểm tra rẫy sẵn tối lùa bò về. Vì đi lại nhiều nên quần áo chóng rách. Anh ta bảo: có bộ trại phát cho (áo sọoc để dành khi nào vào trại hội họp.)

Thấy thế, tôi cũng xót xa thương hại, liền mang cho anh bộ quần áo dài đã cũ và một bộ đồ lót .Anh không lấy ,anh bảo:theo quy định của trại không được mặc đồ ngoài. anh chỉ xin bộ đồ lót". Thời gian cứ trôi qua tối là anh sang bên tôi chơi anh thích nhất là nghe “Đài tiếng nói Việt Nam", nhất là bản tin thời sự .

Bữa nào qua chơi anh cũng có “quà “ cho chúng tôi. Khi thì bao tải sắn, khi thì vài con cá Niên câu ở suối để nấu canh chua. Thỉnh thoảng, bẫy được vài con gà gô cũng mang sang. Con gà gô to bằng chim cút con nào con nấy béo tròn rất nhiều thịt.Có một lần tôi bảo :sao anh Quận ở một mình mà không trốn về với bà xã, chắc bà xã anh trẻ và đẹp lắm nhỉ?(hồi đó sĩ quan VNCH anh nào lấy vợ cũng đẹp). Anh ta cười rồi nói: em hơn vợ em 10 tuổi, còn một năm nữa mãn hạn trốn làm gì nhanh thôi mà !

Mỗi lần sang chơi anh dạy cho chúng tôi cách phát rẫy ,phải băm nhỏ ,bỏ đều cào hết dây, khi đốt rẫy phải buổi trưa , trời nắng to ,châm lửa ngược chiều gió .còn mồi sắn chọn cây không già mà không non quá , khi chặt " hom" chỉ ba mắt thôi.

Tôi không ngờ người hướng dẫn kỹ thuật cho mình lại là ông quận trưởng. Quen nhau khá lâu, anh cũng tự nhiên hơn nhiều khi cũng tranh luận cả chính trị nữa. Anh ta bảo bên anh thua là do Mỹ cắt viện trợ. Tôi nói: các anh thua là chiến đấu không có mục đích lí tưởng mà vì tiền lương trung sĩ nuôi được cả nhà . chúng tôi không có gì! Chỉ muốn thống nhất đất nước thôi, muốn là công dân của một nước độc lập tự do, chứ không phải là kẻ nô lệ. Không muốn kẻ thù giày xéo lên đất nước mình. Nghe tôi nói, anh ta im lặng .

Vì ở đây khá lâu nên xe đơn vị cũng đưa nhu yếu phẩm, thực phẩm.

Lên cứ mỗi lần như thế tôi lại bớt khẩu phần đường sữa của tôi cho anh. Anh cất cẩn thận, chỉ khi nào thật mệt mới dùng, còn cá khô thì dành để mùa mưa. Trong đơn vị tôi thỉnh thoảng cũng có người cho anh thêm. Mỗi lần nhận quà, anh đều xúc động: "các anh tốt quá "

Tôi cùng thường tâm sự với đồng đội: anh ta cũng là con người, quá khứ đã qua, mình hãy nhìn họ bằng cái nhìn độ lượng. Họ nhận ra lỗi lầm, tích cực cải tạo, anh ta có nghị lực đấy nhất là" thích nghi để tồn tại "

Sau khi trồng xong 45 ha rẫy, chúng tôi về đơn vị, chia tay anh ta cũng xúc động nhiều. Anh ta phần nào hiểu chúng tôi hơn, có những ấn tượng tốt đẹp về hình ảnh anh " Bộ đội cụ Hồ."

Đến mùa thu hoạch sắn, tôi vẫn lên ở chỗ cũ .Sang cái lán anh Quận ngày xưa ,nhưng không thấy. Nay đã thay người khác rồi. Anh đã mãn hạn về với gia đình vài năm sau đó sang Mỹ theo diện HO. …

Tháng 4/2021

Theo Chuyện làng quê

Bạn đang đọc bài viết "Ký ức sau chiến tranh" tại chuyên mục Văn hóa - Xã hội. | Hotline: 08.4646.0404 | Email: toasoan@vanhoavaphattrien.vn