Lần gặp cuối cùng Thượng sỹ trung trưởng xe 912 lữ 203 Ngô Tâm

Chiều muộn 11/12/2021 thực hiện Lịch công tác cá nhân, Tôi đến gặp Sư phụ Lão Chăn ngựa, là Hoạ sỹ lừng danh Lê Trí Dũng (Một ông thày hễ Lính tăng réo là buông bút vẽ phi tới ngay và nuôn).

Câu đầu tiên Ngài ý phán "Trưởng tràng đi với Anh có việc". Dọc đường Người mới nói, anh em ta đi thăm chiến sỹ tàu bò, người bị ung thư vừa mới ăn xuyn phat đờ dao, nghe chừng chả biết sống chết lúc nào. Đến phố Trần Phú nhá, thời biết ngay là thăm cựu lính tăng Lê Tâm (Chính sử Xe tăng "Sáng 30/4/1975 đang trên ghế trưởng xe 912 chạy gần đến cầu Rạch chiếc, Ngô Tâm chợt nghe thấy bộ đàm gọi : Tâm dừng xe cho anh lên với ! Đó là tiếng D trưởng Ngô Văn Nhỡ (đang ngồi trong xe chỉ huy K63, vỏ thép mỏng) gọi vì ông rất cần quan sát địch tình.

trung-sy-1646779442.jpg
Ảnh do tác giả ccung cấp.

 

Ngô Tâm dừng xe, hai bên đường vài tăng ta trúng đạn lật sang bên...! Ngô Nhỡ trèo vào xe, Tâm lùi xuống pháo hai. Quá sốt ruột, lẽ ra phải quan sát bằng kính Tê sa nhưng Ngô Nhỡ mở nắp tháp pháo ra, đứng thẳng người quan sát địch! Chiếc cầu vòng cung lồi, đầu cầu bên kia một thằng M 48 núp kín trong đống công sự bao cát, hễ vòng cung hiện lên bóng tháp pháo là nện!  Ngô Nhỡ định lệnh tiêu diệt tăng M 48 thì một viên đạn AR15 trúng giữa trán.

Anh ngã xuống ghế chỉ huy trong vòng tay Ngô Tâm không kịp nói một lời ! ... Sau khi đưa tiểu đoàn trưởng ra cấp cứu chiếc 912 lao lên qua cầu diệt chiếc M48. Rồi trúng đạn Ngô Tâm bị thương vào chân...chiếc tăng của Lê Tiến Hùng tiếp tục vượt lên, đi đầu vào nội đô. Đến cầu Thị nghè, vừa qua cầu thì xe Hùng bị trúng đạn, Hùng lòi ruột ra ngoài, dập nát đùi và được nhân dân đưa đến Bệnh viện Sùng chính cấp cứu ...! Xe của Bùi Quang Thận lúc ấy mới vọt lên tiến vào Dinh Độc lập (Lúc ấy khoảng hơn 11 giờ trưa ngày 30/4/1975)"

Sau phút anh em chào hỏi nhau, Tôi lặng nhìn hai người lính già tâm sự với nhau, cảm nhận anh quê Tâm là tuyp người thẳng tính, dí dủm và hay riệu như mình cái thời trẻ trai, hơn đứt mình cái khoản hào hoa, giỏi tán (giai phố cổ tuyền thế cả lượt) Hai Đại ca tranh nhau ôn lại các kỷ niệm kể từ cái ngày trận chiến Cửa Việt 1973 sau HĐ Pari, chàng phóng viên trẻ Lê Trí Dũng cầm thư chàng lính tăng Hào hoa Lê Tâm viết gửi cho người yêu phố cổ, đến tận nhà trao tận tay Nàng-để giờ đây họ đã là ông bà Ngoại xịn, Lần đầu gặp anh chị, biết ngay là cặp trai tài gái sắc của Binh chủng thép, có cô gái út Ngô Quỳnh Nga là học trò áp chót (của hai ngàn học sinh trong mười bảy năm giời thày Lê Trí Dũng đứng trên bục giảng dạy vẽ, thẳng tay bút quạc vô tội vạ các bài tập của học trò bên giá vẽ, đi triển lãm tranh bất cứ nơi nào cũng va đôm đốp học sinh cũ, gật đầu sái cổ khi chúng nó "chào thày ạ") Thày Dũng nói luôn cháu Nga học rất giỏi, là hoạ sỹ tự do sắp lên xe hoa với phò mã người ăng lê-thế là vợ chồng quê Tâm sau này sẽ có số xuất ngoại thăm thú giời Tây, xem CNTB nó giãy chết như thế nào.

Nghe tiếng chèm chẹp nhạt mồm, liếc đồng can chai trong tủ gỗ theo hướng tay đại ca chỉ...Hoá ra quê Tâm cũng có giai đoạn giống mình "làm chén rượu cái đã, rồi thì muốn nói gì thì nói". Tôi tranh thủ chụp seri ảnh : Một ông đầu tóc bù xù, to béo như Tây-Một ông tóc rụng còn ria tópmina cho nhau xem ảnh ngày xưa ơi, nhìn thương quá đỗi, giây phút lặng yên bên nhau hiểu nhau cần gì lời nói hoá ra thừa. Thời gian trôi mau bạc cả mái đầu. Chiến tích xưa đã lâu ai nhớ. Chia tay hẹn anh quê Tâm, sơi xong toa thuốc nam, ba anh em sẽ làm trận rượu bù cho thời gian dài anh ý phải cai. Ngồi sau xe Sư phụ nhìn dòng người ngược xuôi trên đường khi thành phố lên đèn. Tôi bật ra ý nghĩ lạ lùng : Trong số đó có bao nhiêu người thời trai trẻ cầm súng, vượt Trường sơn, đổ máu và mồ hôi góp phần thống nhất non sông về một dải. Quê Tâm phục viên về làm Giám đốc, về làm Chủ tịch Hội CCB quận Ba đình...bây giờ lặng lẽ lụ khụ trong căn phòng nhỏ, cách chục mét dài đã ra con đường sầm uất, còn bao nhiêu cảnh đời đã để tuổi thanh xuân ở Chiến trường, về già có hay không có đồng lương hưu còm cõi, đều nhiều bệnh tật, lắm lúc đau ốm của tuổi già. Thôi ko nói nữa sợ dài.

Thật lòng mừng cho anh quê Tâm đã tiệt nọc tế bào ung thư, giờ chỉ điều trị Tiểu đường và bồi dưỡng sau hai tăng đại phẫu tại BV Việt Đức lúc dịch Covid đỉnh điểm tại Hà nội ta mấy tháng trước. Giờ anh quê đang ăn cháo, bao giờ ăn cơm được, réo thằng em này tới "chia lửa" tỉn hết các can, chai rượu anh chửa dùng khi đang điều trị phải cai. Rượu anh thửa chắc bổ âm bổ dương, bổ giường bổ chiếu (chị nhà đảm đang khéo tay lắm mà, hà hà). Anh nhớ lời hứa nhá !

Anh quê biết không? LXT từ trẻ đã phải rửa tay bằng cồn, rửa họng bằng cồn quân y, dầu pháo súng pha chế, cồn 30-40 độ nút lá chuối khô thường xuyên, già rượu tây riệu ngâm bổ mọi đẫn-diệt vi rút ngay tại mồm nhờ riệu-hai năm nay chửa có Quê nào toạch vì con covid cả, nhưng chớ có chủ quan, ỷ vào nền tảng khoẻ của lính tăng thuở xưa, bây giờ già cmnr nhá. Gì thì gì anh em ta vẫn phải "cách dăm cây số còn hăng mùi cồn". Ngày 18/2/2022 các quê Dũng, Nguyệt, Lăng, Thành lại đến nhà thăm Anh, ai hay đó là lần cuối cùng người lính già gặp Đồng đội, căn bệnh ung thư đã cướp đi sinh mạng của bao lính xe tăng sau chiến tranh. Em và anh Dũng chưa kịp cạch chén rượu với Anh... buồn quá. Dịch covid còn bao người khổ sở vì nó. Hôm nay 2/3/2022 thì anh Ngô Tâm, người chỉ huy chiếc tăng 912 trong chiến dịch HCM Vĩnh biệt chúng ta !

Đêm không ngủ nhớ mãi ánh mắt và nụ cười dễ mến của Anh chiều 11/12 năm ngoái. Cầu chúc Anh phiêu diêu miền cực lạc, tay vẫn cầm bi đông rượu "cách dăm cây số còn hăng mùi cồn".

Trái tim người lính