Lào Cai: Các trường Tiểu học và Mầm non xã Hoàng Liên (Sa Pa) bảo đảm chế độ, chính sách cho học sinh vùng cao

Giáo viên  ở các trường Lao Chải thuộc xã Hoàng Liên thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai vẫn đang vượt lên khó khăn, nỗ lực từng ngày gieo chữ cho con em dân tộc thiểu số trên vùng cao.
dt1-2023-10-31t204109720-1698759751.jpgHoạt động giữa giờ của học sinh Trường PTDTBT tiểu học Lao Chải

Trường PTDT Bán trú Tiểu học Lao Chải, một ngôi trường đặc thù nằm ở vùng khó khăn, 100% là con em đồng bào dân tộc thiểu số. Trước đây, điều kiện đi lại còn khó khăn, tuy nhiên, thầy cô cố gắng bám trường, bám lớp, mang từng con chữ đến các em nhỏ ở đây. Năm học 2023 – 2024, Trường PTDT Bán trú Tiểu học Lao Chải có 733 học sinh, với 31 nhóm lớp và có 7 điểm trường, trong đó có 238 học sinh đang hưởng chế độ theo nghị định 116 của Chính phủ, các em được hưởng 40% mức lương cơ bản và 15kg gạo/ tháng. Bện cạnh đó các em còn được hưởng chế độ theo nghị định 81 về hỗ trợ chi phí học tập áp dụng cho học sinh ở xã đặc biệt khó khăn 150.000đ/ tháng  như sách vở, trang thiết bị đồ dùng học tập…. Các chính sách về cơ bản đã đáp ứng được đầy đủ cho việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới và đảm bảo các yêu cầu về dạy và học cho các cháu, chế độ của các em học sinh được bảo đảm đầy đủ theo đúng quy định, đầu năm học trường tổ chức họp phụ huynh thông báo việc nâng mức lương cơ bản nên chế độ bán trú được nâng từ mức 590.000đ lên 720,000đ/ tháng. Trường luôn phối hợp với phụ huynh học sinh thường xuyên nỗ lực huy động học sinh ra lớp, đồng thời áp dụng nhiều biện pháp để duy trì sĩ số. Công tác vận động học sinh đến lớp mất khá nhiều thời gian của giáo viên nhưng điều đó giáo viên không quản ngại mà luôn cố gắng để các em có cơ hội được đến trường chính vì thế tỷ học sinh chuyên cần của trường luôn đạt 99%. Bên cạnh đó, trường cũng đã tạo điều kiện cho các thầy cô giáo trong việc trang bị đầy đủ các thiết bị dạy học ở điểm trường.

dt2-2023-10-31t204133090-1698759872.jpgBuổi họp phụ huynh thông báo các chế độ cho học sinh và triển khai sách giáo khoa

Cô giáo Dương Thị Oanh, Hiệu trưởng Trường PTDTBT Tiểu học Lao Chải chia sẻ: 100% học sinh của trường là người dân tộc, 238/733 học sinh hưởng chế độ ở bán trú. Chính vì có sự quan tâm của Đảng và Nhà nước từ các chế độ chính sách đã giúp cho trường duy trì được tỷ lệ chuyên cần rất tốt. Ngoài tỷ lệ chuyên cần ra thì chất lượng giáo dục được nâng cao. Trong thời gian tới trường tiếp tục phát huy giữ ổn định nề nếp, duy trì Bếp ăn bán trú hoạt động bình thường từ buổi học đầu tiên, nguôn thực phẩm được nhận từ nguồn cung cấp thực phẩm nằm trong chuỗi cung cấp của thị xã, tuy nhiên trường vẫn luôn chú trọng đặc biệt tới khâu an toàn vệ sinh thực phẩm trước khi nấu rửa sạch bằng nước và ngâm khử khuẩn nước muối loãng...

 Trường mầm non Lao Chải còn quan tâm đến công tác nuôi dưỡng, bảo đảm dinh dưỡng, an toàn thực phẩm các bữa ăn cho trẻ, tạo niềm tin đối với phụ huynh.

dt3-2023-10-31t204152786-1698759943.jpgGiờ học của cô và trò Trường Mầm non Lao Chải

Cô giáo Vũ Thanh Lợi, Hiệu trưởng Trường Mầm non Lao Chải tâm sự: Năm học 2023-2024, trường có 24 nhóm lớp với 672 trẻ, trong đó có 504 học sinh được hưởng theo nghị định 81 hỗ trợ chi phí học tập và 115 học sinh được hỗ trợ ăn trưa theo nghị quyết 29 của hội đồng nhân dân tỉnh và 531 học sinh được hưởng hỗ trợ ăn trưa theo nghị định 105 của Chính phủ. Việc tổ chức nấu ăn cho học sinh luôn được trường quan tâmthực hiện tốt việc chế biến thực phẩm theo quy định. Khu vực bếp ăn được bảo đảm chia thành các khu riêng biệt, bao gồm khu đựng nguyên liệu, khu chế biến thực phẩm tươi sống, khu nấu ăn và khu để thức ăn đã nấu chín. Đồ dùng trong nhà bếp được trang bị đầy đủ gồm tủ lạnh, tủ lưu mẫu thực phẩm sống và chín riêng biệt. Các nhân viên làm ở nhà bếp đều mặc đồng phục sạch sẽ, đeo khẩu trang, găng tay khi chế biến, chia khẩu phần ăn cho trẻ. Bảo đảm chế độ chính sách theo đúng quy định, chính vì thế trường xây dựng thực đơn hàng tuần không lặp lại với khẩu phần ăn đa dạng, đầy đủ dinh dưỡng, phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Mỗi bữa ăn, giáo viên sẽ quan sát, lưu ý để nắm bắt sở thích ăn uống của các trẻ và có sự điều chỉnh hợp lý, góp phần để trẻ ăn ngon miệng. 100% trẻ đến trường được kiểm tra sức khỏe và theo dõi sự phát triển qua biểu đồ tăng trưởng”.

Với những nỗ lực của các thầy cô giáo, cùng ý thức tự giác của học sinh, việc học của các em học sinh Lao Chải phần nào được bảo đảm. Tuy nhiên, vẫn còn những khó khăn, thách thức, có thể nói, hành trình gieo chữ ở vùng cao tuy còn nhiều khó khăn, song đã mang lại những kết quả bước đầu trong dạy và học. Cần có sự quan tâm hơn nữa của các cấp, các ngành đến công tác dạy học ở vùng cao.