Năm học 2020 - 2021 là một năm học “đặc biệt”, đầy khó khăn, thách thức đối với ngành giáo dục khi phải đối mặt và chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19, nhưng với sự quyết tâm của các bậc phụ huynh và các em học sinh, đặc biệt là các cấp các ngành, sự nhiệt tình tâm huyết của các thế hệ nhà giáo. Tuy nhiên, nhìn lại, trong năm học đặc biệt này, ngành Giáo dục tỉnh Lào Cai đã có nhiều nỗ lực vượt qua các thách thức, đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.
Công tác quản lý, chỉ đạo của phòng GD&ĐT, các trường tiếp tục có sự đổi mới, sáng tạo. Các hoạt động giáo dục được quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện sáng tạo, đa dạng và hiệu quả hơn: hội nghị, hội thảo, tiếp xúc, đối thoại, bồi dưỡng...; tích cực trong tiếp cận đổi mới trong quản lý; triển khai thực hiện Chương trình GDPT 2018 đối với lớp 1, lựa chọn sách giáo khoa lớp 2, lớp 6, viết tài liệu giáo dục địa phương..., giáo dục STEM; giáo dục kỹ năng sống; xây dựng trường học gắn liền với thực tiễn...Kết quả các cuộc thi: Học sinh giỏi quốc gia, thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia tiếp tục được duy trì, xếp hạng trong đó: 01 dự án chọn dự thi quốc tế; 01 học sinh được chọn vào vòng tuyển dự thi quốc tế môn Toán.
Chia sẻ với Nhà giáo, Dương Bích Nguyệt, tỉnh Ủy viên, Giám đốc sở GD&ĐT cho rằng, Ngành đã triển khai thực hiện quy hoạch lại mạng lưới trường lớp, phát triển quy mô giáo dục: sáp nhập điểm trường, xóa điểm trường lẻ trên nguyên tắc đảm bảo khoảng cách cho học sinh đi đến trường và trở về nhà theo quy định của Bộ GD&ĐT, đáp ứng tốt nhất các điều kiện học tập, môi trường giáo dục cho học sinh. Đến nay, đã sáp nhập 145 trường, giảm 76 trường; sáp nhập 232 điểm trường lẻ mầm non với tiểu học; xóa 92 điểm trường; đưa 19.380 học sinh ở điểm trường lẻ về trường chính (so với năm 2015 trước khi thực hiện quy hoạch). Thực hiện quy hoạch đã tiết kiệm được 1.151 lớp, khoảng 1.800 giáo viên (GV) và cán bộ quản lý ( CBQL). Cùng với các nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương, cơ sở vật chất trường, lớp học được ưu tiên đầu tư theo hướng chuẩn hóa, kiên cố hóa, hiện đại hóa; trường, lớp học sạch, đẹp, từng bước hiện đại từ vùng thấp, đến vùng cao, thôn, bản. Một số trường học được đầu tư xây dựng mới khang trang, hiện đại (cụm trường học ở phường Kim Tân, PTDT nội trú Bảo Yên, Bát Xát...).Tỷ lệ phòng học kiên cố đạt 74,5% (tăng 10,5% so với năm 2015), cơ bản đảm bảo học 2 buổi/ngày. Giai đoạn 2016-2020, Lào Cai đã đầu tư xây dựng đủ nhà công vụ giáo viên, nhà ở học sinh bán trú; nhà vệ sinh, nhà tắm cho học sinh, xóa xong phòng học tạm, cơ bản đáp ứng nhu cầu ở thời điểm hiện tại và xây dựng các chính sách cho phát triển sự nghiệp giáo dục với tổng kinh phí là 3.948 tỷ đồng.
Chất lượng giáo dục toàn diện đã có bước tiến bộ vững chắc và rõ rệt từ vùng thấp, đến vùng cao. Trường học đạt chuẩn Quốc gia tiếp tục tăng (390 trường, đạt 64,7%); chủ động, tích cực triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới. Chú trọng giáo dục toàn diện, rèn kỹ năng sống, lý tưởng, hoài bão cho học sinh, gắn giáo dục hội nhập với việc gữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc; bồi dưỡng, phát hiện học sinh giỏi, học sinh năng khiếu và nghiên cứu khoa học, kết quả là:Thi THPT Quốc gia hằng năm đạt kết quả cao và ổn định, tỷ lệ tốt nghiệp năm 2020 đạt 99,37% (toàn quốc 98,34%), điểm trung bình thi toàn tỉnh đạt 6,31 điểm xếp thứ 28/63, chênh lệch điểm trung bình môn trong học bạ so với điểm thi đứng thứ 5/63 tỉnh, thành phố, đứng thứ nhất trong khối thi đua, trong top đầu thuộc các tỉnh Trung du, miền núi phía Bắc (chênh lệch ít).Thi học sinh giỏi quốc gia năm 2021, Lào Caicó 48 học sinh đạt giải (Nhì: 09; Ba: 17; KK: 22); có 01 học sinh được lọt vào vòng dự tuyển tham gia dự thi Quốc tế.Thi nghiên cứu khoa học (NCKH) kỹ thuật cấp quốc gia, tiếp tục khẳng định là tỉnh trong top đầu, năm 2021 có 02/02 dự án tham gia đều đoạt giải (01 giải Nhất và 01 giải Nhì), là năm thứ 7 liên tiếp tỉnh Lào Cai giành được giải cao, trong đó 01 giải nhất được Bộ GD&ĐT chọn thi NCKH Quốc tế và đạt giải 3 chuyên đề do Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ trao, 01 giấy chứng nhận do Hiệp hội thống kê Hoa kỳ trao (đoàn Việt Nam đạt 02 giải Ba: 01 giải chuyên đề thuộc dự án của học sinh Lào Cai, 01 giải cuộc thi thuộc dự án học sinh Bắc Ninh). Dự giải Tackwondo toàn quốc năm học 2019-2020, đoàn học sinh Lào Cai đạt giải nhì toàn đoàn (06 Huy Chương Vàng, 06 Huy Chương Bạc, 03 Huy Chương Đồng).
Còn thầy giáo Nguyễn Trường Chinh, Trưởng phòng GD&ĐT thị xã Sa Pa thầy chia sẻ: Là một năm học vừa qua phải nói là đặc biệt nhưng tinh thần, trách nhiệm của đội ngũ CBQL, giáo viên, nhân viên được nâng lên. Các đơn vị trường học đã xây dựng được tập thể sư phạm đoàn kết, thống nhất, đồng sức đồng lòng. Đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên tâm huyết với nghề, được đào tạo một cách bài bản, có khả năng tiếp cận với công cuộc đổi mới; công tác tự bồi dưỡng chuyên môn đã chuyển biến tích cực, có tinh thần chuẩn bị cho thực hiện đổi mới GDPT 2018. Nhiều trường khẳng định được tự chủ, tự chịu trách nhiệm và sáng tạo trong chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ.
Hoạt động đổi mới giáo dục được triển khai tích cực, đạt được những kết quả rất cụ thể: Duy trì mô hình được mô hình trường học mới; mô hình trường học gắn với thực tiễn; triển khai thực hiện mô hình theo hướng hiện đại (giáo dục STEM) có những bước tiếp cận ban đầu; chất lượng dạy và học môn tiếng Anh đã có những chuyển biến theo chiều hướng hiệu quả. Chất lượng giáo dục toàn diện và chất lượng giáo dục đại trà có chuyển biến; công tác phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu được chú trọng và đạt kết quả rõ rệt, số lượng và chất lượng học sinh đạt giải trong các cuộc thi năm sau cao hơn so với năm trước; việc phụ đạo, giúp đỡ học sinh chưa đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng đã được thực hiện đồng bộ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tại đơn vị.Tỷ lệ chuyên cần: đạt 97,33% tăng 0,67% so với năm học trước và vượt 0,33% so với kế hoạch. Tỷ lệ chuyên cần có sự chuyển biến tích cực, đảm bảo vững chắc và thực chất, ổn định và tăng dần qua các tháng. Một số đơn vị có sự có chuyển tốt: Tả Giàng Phình, Nậm Sài, Thanh Kim,...Kiểm soát chặt chẽ chất lượng giáo dục, đảm bảo bền vững và thực chất; chất lượng giáo dục toàn diện và chất lượng học sinh giỏi được khẳng định, duy trì và nâng lên qua từng năm. Các cuộc thi TDTT, Hội khỏe Phù Đổng tỉnh Lào Cai lần thứ VIII năm 2020 đạt giải Nhì toàn đoàn.
Cơ sở vật chất, thiết bị đồ dùng dạy học tiếp tục được đầu tư theo hướng chuẩn hóa đồng bộ hơn; cảnh quan trường lớp ngày càng sạch - xanh - đẹp hơn.
Về công tác phối hợp với các cấp các ngành, cô giáo Trần Thị Thùy Dung,Trưởng phòng GD&ĐT thành Phố Lào Cai đánh giá: Công tác tham mưu có hiệu quả sát với tình hình thực tế; công tác phối hợp với cấp ủy chính quyền địa phương được đặc biệt chú trọng; tranh thủ được sự ủng hộ của các cấp các ngành và chính quyền địa phương từ đó có sự đầu tư mạnh mẽ về nguồn lực để xây dựng cơ sở vật chất cũng như mở rộng diện tích của các trường trên địa bàn; cảnh quan trường lớp có sự thay đổi rõ nét. Đội ngũ CBQL chủ động, sáng tạo có nhiều cách làm hay, hiệu quả.Chất lượng giáo dục được kiểm soát chặt chẽ; ngành Giáo dục thành phố tiếp tục khẳng định được vị thế, là đơn vị dẫn đầu toàn tỉnh trong các hội thi, cuộc thi và chất lượng giáo dục; đặc biệt là việc ghi dấu ấn mạnh mẽ về chất lượng mũi nhọn cấp khu vực, quốc gia và quốc tế. Chất lượng dạy và học ngoại ngữ được quan tâm kiểm soát; việc lựa chọn mục tiêu Nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anhlà nhiệm vụ tạo chuyển biến nổi bật phù hợp với xu thế phát triển và hội nhập. Qua đó việc cho trẻ mầm non làm quen với tiếng Anh được quan tâm, công tác tăng cường dạy học tiếng Anh qua các môn học và dạy học tiếng Anh với người nước ngoài được đẩy mạnh, vì vậy phong trào và chất lượng tiếng Anh có sự thay đổi rõ nét.
Công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia của thành phố Lào Cai luôn được chỉ đạo quyết liệt vì vậy các tiêu chuẩn, tiêu chí của trường chuẩn được duy trì cao và bền vững, công tác kiểm định chất lượng thực hiện có hiệu quả. Công tác quản lý chỉ đạo điều hành có sự chủ động sáng tạo linh hoạt; nhiều trường, nhiều CBQL xác định mục tiêu chiến lược, mục tiêu cụ thể, mục tiêu ưu tiên phù hợp với điều kiện của từng đơn vị, phát huy được trí tuệ và tính dân chủ trong trường học. Công tác bồi dưỡng và nâng cao năng lực cho đội ngũ được quan tâm đẩy mạnh.
Một năm học có nhiều khó khăn nhưng ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Bát Xát đã gặt hái được nhiều thành công cụ thể; Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp Mầm non có tổng số, giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp trường 470/495 đạt 95%, tổng số cán bộ giáo viên tham gia giáo viên dạy giỏi cấp huyện đạt 145/146 đạt tỷ lệ 99,3%. Có 18 giáo viên tham gia dạy giỏi cấp tỉnh.
Cấp tiểu học thi trang Nguyên tiếng Việt cấp tỉnh có 367/562 học sinh đạt giải, trong đó giải nhất có 8 giải, giải nhì 67, giải ba; 125, giải khuyến khích có 167; có 2 học sinh tham gia dự thi cuộc thi trạng nguyên tiếng Việt cấp quốc gia .... tại hội thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật cấp huyện đạt 20 giải (với 40 học sinh trong đó nhất 01, nhì 03, Ba 06, KK 10) có 7 giải tham gia cấp tỉnh, tăng 3 giải so với năm học trước trong đó 01 giải ba, 06 giải triển vọng. Tổ chức thi học sinh giỏi các môn văn hóa lớp 9 cấp huyện đạt 74 giải, cấp tỉnh 16 giải (trong đó giải ba 07 giải, giải kk 09). Tổ chức thi sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng cấp huyện đạt 12 giải với 15 học sinh (trong đó giải đặc biệt 01, giải nhất 01, giải nhì 02, giải ba 03. Cấp tỉnh 1 giải nhất, cấp quốc gia 1 giải đặc biệt với 2 học sinh ở trường phổ thông dân tộc bán trú THCS A Mu Sung, thi hội khỏe phù đổng cấp tỉnh đạt giải Ba toàn đoàn, 49 giải cá nhân và đồng đội, (7 huy chương vàng, 15 huy chương bạc, 27 huy chương đồng). Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện có 220/253 cán bộ quản lý, giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp huyện trong đó Cán bộ quản lý là 09; Giáo viên 211.
Để đạt được thành tích cao như vậy, theo cô giáo Nguyễn Thị Ngọc Anh, Trưởng phòng GD&ĐT Huyện Bát Xát rút ra là nhờ có công tác chỉ đạo, quản lý được thực hiện đồng bộ, sâu sát, cụ thể và hướng về các đơn vị trường học; hội nhập và tiếp cận đổi mới, dân chủ hóa được chú trọng; kỷ cương nề nép được tăng cường, chính vì vậy hàng năm tỷ lệ học sinh đi học chuyên cần các trường vùng cao được nâng lên và duy trì tương đối bền vững từ 96% trở lên. Công tác giáo dục dân tộc có nhiều chuyển biến tích cực, nhất là công tác quản lý bán trú đã đi vào nề nếp do thực hiện mô hình bán trú tự quản, và hoạt động một ngày bán trú. Công tác phổ cập giáo dục – xóa mù chữ được duy trì và nâng cao chất lượng.
Có thể nói năm học vừa qua là một năm học đặc biệt và nhiều khó khăn của các thế hệ nhà giáo và các bậc phụ huynh cùng toàn thể các em học sinh, nhưng với sự chỉ đạo sát sao của các cấp các ngành trong tỉnh ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lào Cai đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học và gặt hái được nhiều thành công. Mong rằng bước sang năm học mới 2021 – 2022, Ngành Giáo dục tỉnh Lào Cai sẽ gặt hái được nhiều thành tích cao hơn nữa.