Luận về “văn hoá quyền lực” 

PGS, TS. Nguyễn Hữu Đổng, nguyên là giảng viên cao cấp, Học viện CTQG HCM.

14/04/2023 11:20

Theo dõi trên

Văn hoá là gì? Quyền lực là gì? Văn hoá quyền lực là gì? Đây là các khái niệm gắn liền với cuộc sống hàng ngày của mỗi người dân; tuy nhiên, hiện nay các khái niệm này vẫn chưa được những người nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam phân tích làm rõ về học thuật.

Bằng tư duy sáng tạo, tác giả bài viết phân tích, làm sáng tỏ sự thật văn hoá, quyền lực, thực trạng hiểu biết hạn chế, nguyên nhân hiểu biết hạn chế và kiến nghị giải pháp xây dựng văn hoá quyền lực trên cơ sở vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh.

Sự thật, định nghĩa “văn hoá quyền lực”

Để hiểu rõ sự thật, định nghĩa “văn hoá”, “quyền lực”, “văn hoá quyền lực” (power culture), trước hết cần phải nhận thức được “sự thật” (sự thực) là gì?

Sự thật là khái niệm gắn liền với mối liên hệ giữa sự sống, sức sống, cuộc sống của cá nhân (cá thể), nhóm (tập thể), cộng đồng (xã hội) các dân tộc trong mỗi quốc gia.Khái niệm này biểu hiện “mối liên hệ giữa “sự không sống” (không đúng thật sự) ở bên ngoài thế giới, “sự chưa sống” (chưa đúng sự thật) ở bên trong thế giới, và “sự sống” (đúng thật) tồn tại ở giữa bên ngoài, bên trong thế giới” [1].Tức là, sự thật biểu hiện thực chất cuộc sống chân thật của các cá nhân, nhóm, cộng đồng trong quốc gia, xã hội loài người. Sự thật gắn liền với chân lý cuộc sống tồn tại ở giữa sự sống bên trong và sức sống bên ngoài, dạng mô hình: sự sống - cuộc sống - sức sống. Loài người sống không chân thật thì không thể tìm thấy chân lý sự thật, hay không thể tìm thấy “đạo vũ trụ” như Albert Einstein đã từng nêu ra cách đây gần một thế kỷ.

Từ nhận thức sự thật nêu trên cho thấy rằng, quyền lực là nói về mối liên hệ giữa các mặt chủ yếu của nó như sau: bản chất “quyền” biểu hiện sự sống chưa hạnh phúc chân thật của các nhóm trong cộng đồng; tính chất “lực” biểu hiện sức sống không hạnh phúc chân thật của các cá nhân trong nhóm; còn thực chất quyền lực biểu hiện cuộc sống hạnh phúc chân thật của các cá nhân, nhóm, cộng đồng trong quốc gia, xã hội loài người.

Văn hoá là nói về mối liên hệ giữa các mặt chủ yếu của nó như sau: bản chất “văn” biểu hiện nội dung chưa chân thật, chưa sáng tạo ra giá trị vật chất của các nhóm trong cộng đồng người; tính chất “hoá” biểu hiện hình thức không chân thật, không sáng tạo ra giá trị tinh thần của các cá nhân trong nhóm; còn thực chất văn hoá biểu hiện nguyên lý “chân thật, sáng tạo ra giá trị vật chất, tinh thần, tâm linh của các cá nhân, nhóm, cộng đồng trong quốc gia, xã hội loài người” [2].

Văn hoá quyền lực là nói về mối liên hệ giữa các mặt chủ yếu của nó như sau: sự vật chưa sống trong tự nhiên biểu hiện sự sống chưa hạnh phúc chân thật, chưa sáng tạo ra giá trị vật chất của các nhóm trong cộng đồng người; hiện tượng không sống trong xã hội biểu hiện sức sống không hạnh phúc chân thật, không sáng tạo ra giá trị tinh thần của các cá nhân trong nhóm; còn hiện thực sự sống trong tự nhiên và xã hội biểu hiện cuộc sống hạnh phúc chân thật, sáng tạo ra giá trị vật chất, tinh thần, tâm linh của các cá nhân, nhóm, cộng đồng trong quốc gia, xã hội loài người.

Tức là, văn hoá quyền lực biểu hiện thực chất cuộc sống hạnh phúc chân thật, sáng tạo ra giá trị vật chất, tinh thần, tâm linh của các cá nhân, nhóm, cộng đồng trong quốc gia, xã hội loài người. Từ khái niệm này cho thấy rằng, văn hoá quyền lực được hiểu là quyền lực có văn hoá; quyền lực không phải là sức mạnh “cứng”, “mềm”, “thông minh” như một số người nghiên cứu khoa học đã lầm tưởng; cũng không phải là thứ hạng “đẳng cấp” mà người ta cố vươn tới để nắm được đỉnh cao của nó. Quyền lực rất gần gũi với mỗi người dân bình thường đang sống trong cộng đồng xã hội, hay gắn liền với “cuộc sống hàng ngày” và “HẠNH PHÚC của con người” [3]. Trong quốc gia, xã hội loài người, mối quan hệ giữa con người với nhau không chân thật thì không thể có văn hoá quyền lực; không có văn hoá quyền lực sẽ dẫn đến tình trạng bạo lực, xung đột, nội chiến, chiến tranh, tức là, không thể có “quốc thái dân an” hay nhân dân các dân tộc trên thế giới không thể có cuộc sống “thái bình an lạc” [4].

Văn hoá quyền lực hay quyền lực có văn hoá gắn liền với “quyền lực chính trị” – khái niệm biểu hiện thực chất cơ quan lập pháp (Quốc hội hay Nghị viện), hành pháp (chính phủ hay chính quyền trung ương), tư pháp (toà án, viện kiểm sát hay viện công tố) trong “chính quyền nhân dân” (chính quyền của nhân dân) [5] đề ra phương pháp, xác định nguyên tắc xây dựng, thực hiện các mục tiêu chính sách phát triển. Tức là, xây dựng quyền lực chính trị của nhân dân là cơ sở lý luận khoa học để xây dựng, thực hiện mục tiêu chính sách bảo đảm “sự cân đối, cân bằng, hài hoà về môi trường sống của các cá thể, tập thể, xã hội loài vật trong thế giới tự nhiên, sự công bằng, bình đẳng, công lý về quyền lợi vật chất, giá trị tinh thần, đời sống tâm linh của các cá nhân, nhóm, cộng đồng trong quốc gia, xã hội loài người” [6]. Nói cách khác, không xây dựng văn hoá quyền lực hay nhân dân không có quyền lực chính trị thì không thể xây dựng được chính quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

Thực trạng hiểu biết hạn chế, nguyên nhân hạn chế hiểu biếtvăn hoá quyền lực trên thế giới và ở Việt Nam

Thực trạng hiểu biết hạn chế trên thế giới

Ở nhiều nước trên thế giới, hiểu biết văn hoá quyền lực của công dân nói chung, người nghiên cứu nói riêng còn hạn chế. Ngay cả các thuật ngữ, khái niệm, như: “văn”, “quyền”, “văn hoá”, “quyền lực” đều chưa được làm rõ về học thuật; tức là, nhiều người chưa hiểu biết rõ mối liên hệ giữa tính chất hình thức bên ngoài ngoại diên (thật sự-không khoa học), bản chất nội dung bên trong nội hàm (sự thật-chưa khoa học), thực chất nguyên lý toàn diện mọi mặt tồn tại ở giữa (thật-khoa học), dạng mô hình: bản chất nội dung sự thật chưa khoa học – thực chất nguyên lý thật khoa học –tính chất hình thức thật sự không khoa học. Hiện nay, nhiều người nghiên cứu chỉ đề cập đến văn hoá vật chất bên trong, văn hoá tinh thần bên ngoài, chứ chưa làm rõ mối liên hệ của chúng với văn hoá tâm linh tồn tại ở giữa, dạng mô hình: văn hoá vật chất – văn hoá tâm linh – văn hoá tinh thần; một số người nghiên cứu còn lầm tưởng rằng, quyền lực là người này có “khả năng bắt buộc người khác phải làm gì đó mà họ không thể làm khác được” [7]; hay có người nghiên cứu cho rằng, quyền lực biểu hiện ở “quyền lực mềm” (sức mạnh mềm), “quyền lực cứng” (sức mạnh cứng) [8]; thậm chí có người nghiên cứu cho rằng, để đạt được mục đích của mình thì phải có ba loại hình sức mạnh chủ yếu là “bạo lực, của cải và trí tuệ (tri thức)” [9].

Hạn chế hiểu biết văn hoá, quyền lực dẫn đến sai lầm về học thuật khi một số người nghiên cứu cho rằng, văn hoá gắn với các “vị thần”, như: “văn hoá quyền lực giống như cấu trúc văn hoá của thần Dớt (Zeus culture) – văn hoá của các vị thần trên đỉnh Ôlympia với thần Dớt ở vị trí trung tâm quyền lực” [10]; dẫn đến “sùng bái quyền lực”, “tham vọng”, “thèm khát quyền lực” [11], “sùng bái thần thánh” [12], mưu đồ sử dụng quyền lực “cứng”, “mềm” hòng trở thành bá chủ thế giới của một số người lãnh đạo ở các quốc gia;dẫn đến quan niệm không khoa học của một số người nghiên cứu khi cho rằng cần phải “chuyển đổi quyền lực” (thay đổi về cán cân sức mạnh) giữa các tổ chức, cá nhân có quyền lực khác nhau [13]; dẫn đến sai lầm khi một số tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội đề cao quyền lực của cá nhân ở các lĩnh vực khác nhau, như: Tạp chí Forbes ở Mỹ chuyên về kinh tế, tài chính đã nêu đích danh “những người quyền lực nhất thế giới” năm 2018 [14], hay Tạp chí Forbes ở Hàn Quốc đã “công bố danh sách 40 người nổi tiếng quyền lực nhất năm 2022” [15]. Hạn chế hiểu biết văn hoá quyền lực còn dẫn đến tư tưởng độc tài, độc quyền, tranh giành quyền lợi của các cá nhân, nhóm, cộng đồng, gây ra tình trạng bạo lực, xung đột, nội chiến, chiến tranh qua hàng nghìn năm lịch sử ở cả phương Đông, phương Tây, từ quá khứ đến hiện tại, đe doạ sự sống của loài người.

Thực trạng hiểu biết hạn chế ở Việt Nam

Hiểu biết văn hoá quyền lực của công dân nói chung, đội ngũ cán bộ (đại biểu dân cử, công chức, viên chức, thẩm phán, kiểm sát viên), người nghiên cứu nói riêng ở Việt Nam còn nhiều hạn chế. Hiện nay, các thuật ngữ, khái niệm có liên quan đến chủ đề bài viết, như: “văn hoá”, “quyền lực”, “quyền hành” đều chưa được những người nghiên cứu làm rõ thực chất nguyên lý của chúng. Trong Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học (2005), văn hoá chỉ được nêu ra một cách khái quát về bản chất nội dung, tính chất hình thức tổng thể “nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử”, chứ không nêu cụ thể thực chất nguyên lý chân thật, sáng tạo ra giá trị vật chất, tinh thần, tâm linh của các cá nhân, nhóm, cộng đồng trong quốc gia, xã hội loài người; còn quyền lực được nhìn nhận không khoa học khi cho rằng, đây là quyền “định đoạt mọi công việc quan trọng về mặt chính trị và sức mạnh để bảo đảm việc thực hiện quyền ấy”, chứ không nhìn nhận khoa học là cuộc sống hạnh phúc chân thật của các cá nhân, nhóm, cộng đồng trong quốc gia, xã hội loài người.

Hạn chế hiểu biết văn hoá, quyền lực làm cho đội ngũ cán bộ không hiểu rõ rằng: quyền lực có văn hoá gắn liền với văn hoá khoa học và tiến bộ, quyền lực “thuộc về nhân dân” [16]; quyền lực không có văn hoá gắn liền với văn hoá phản tiến bộ, “văn hoá đố kỵ”, “dẫn đến sự đối đầu và căng thẳng giữa chúng ta và người khác” hay “tranh cãi, đấu tranh quyền lực và đe doạ tình hữu nghị, gây ảnh hưởng đến sự phát triển của cá nhân và cả nhóm, cộng đồng” [17].

Hạn chế hiểu biết văn hoá, quyền lực còn làm cho nhiều cán bộ, người nghiên cứu hiểu lầm thuật ngữ “quyền”, khái niệm quyền lực, như cho rằng, quyền lực gắn với “Nhà nước pháp quyền”, hay có đại biểu của nhân dân trong Quốc hội đặt ra câu hỏi thiếu tính khoa học, như: “tại sao phải có quy định kiểm soát quyền lực?” [18]; thậm chí có người nghiên cứu cho rằng: “Sự phát triển của xã hội loài người suy cho cùng là cuộc đấu tranh giành quyền lực ở các mức độ thấp – cao, trong từng nhóm lợi ích hay trong cộng đồng, trong các tổ chức, giai cấp, ở địa phương hay trong phạm vi quốc gia” [19]. Hạn chế hiểu biết văn hoá, quyền lực làm cho đội ngũ cán bộ không nhận thức rõ thế nào là lãnh đạo, quyền lực chính trị, quyền lực của cộng đồng các dân tộc (nhân dân) trong quốc gia dân chủ cộng hoà; dẫn đến “tình trạng nói không đi đôi với làm, nói nhiều làm ít, kỷ cương phép nước không nghiêm”, hay “suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, chủ nghĩa cá nhân, “lợi ích nhóm”, bệnh lãng phí, vô cảm, bệnh thành tích ở một bộ phận cán bộ, đảng viên” [20].

Nguyên nhân hạn chế hiểu biết

Bằng tư duy sáng tạo, tác giả bài viết cho rằng, hạn chế hiểu biết văn hoá quyền lực chủ yếu là do đội ngũ cán bộ, người nghiên cứu đã chưa nhận thức rõ mối liên hệ chặt chẽ giữa tính chất hình thức quyền lực không có văn hoá, không của nhân dân gắn với chính trị không khoa học, liêm chính, đoàn kết; bản chất nội dung quyền lực chưa có văn hoá, chưa của nhân dân gắn với chính trị chưa khoa học, liêm chính, đoàn kết; thực chất nguyên lý quyền lực có văn hoá, của nhân dân gắn với chính trị khoa học, liêm chính, đoàn kết, dạng mô hình: bản chất quyền lực chưa chưa có văn hoá, chưa của nhân dân, chính trị chưa khoa học, liêm chính, đoàn kết – thực chất quyền lực có văn hoá, của nhân dân, chính trị khoa học, liêm chính, đoàn kết – tính chất quyền lực không có văn hoá, không của nhân dân, chính trị không khoa học, liêm chính, đoàn kết. Vào thời kỳ kháng chiến kiến quốc, Hồ Chí Minh từng nêu ra các quan niệm như sau: “Trong nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà của chúng ta, tất cả mọi quyền lực đều là của nhân dân” [21]; “Chính trị là: 1. Đoàn kết. / 2. Thanh khiết từ to đến nhỏ” [22]. Tức là, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hạn chế hiểu biết văn hoá quyền lực là do những người nghiên cứu chưa làm rõ thực chất mô hình khoa học của khái niệm này.

Kiến nghị giải pháp xây dựng văn hoá quyền lực ở Việt Nam

Để xây dựng văn hoá quyền lực, bảo đảm quyền lực có văn hoá, thực sự thuộc về nhân dân, tạo dựng sự liêm khiết của chính quyền, đoàn kết nhân dân các dân tộc, tôn giáo, mọi tầng lớp xã hội trong quốc gia, trước hết cần phải đổi mới sáng tạo về tư duy, đồng thời xây dựng mô hình khoa học và phát triển một số khái niệm liên quan đến văn hoá quyền lực sau đây:

Thứ nhất, xây dựng mô hình “tư duy sáng tạo”. Tư duy sáng tạo gắn liền với tư duy khoa học và phát triển. Xây dựng mô hình tư duy sáng tạo được nhìn nhận là đổi mới sáng tạo về tư duy để làm cơ sở khoa học hiểu biết, xây dựng văn hoá quyền lực. Tuy nhiên, hiện nay tư duy sáng tạo chưa được những người nghiên cứu làm rõ mối liên hệ giữa các mặt chủ yếu của nó như sau: thuật ngữ “tư” và “sáng” biểu hiện nội dung tư duy chưa phát triển, chưa đổi mới tư duy sáng tạo; thuật ngữ “duy” và “tạo” biểu hiện hình thức tư duy không phát triển, không đổi mới tư duy sáng tạo; còn tư duy sáng tạo biểu hiện nguyên lý tư duy phát triển, đổi mới tư duy sáng tạo, dạng mô hình: bản chất chưa đổi mới sáng tạo về tư duy phát triển – thực chất đổi mới sáng tạo về tư duy phát triển – tính chất không đổi mới sáng tạo về tư duy phát triển. Điều đó có nghĩa, xây dựng mô hình tư duy sáng tạo là thực hiện quan điểm của Đảng về “đổi mới sáng tạo” và “đổi mới tư duy phát triển” [23] để hiểu biết, xây dựng văn hoá quyền lực.

Thứ hai, xây dựng mô hình “tư tưởng phát triển”. Tư tưởng phát triển gắn liền với văn hoá, quyền lực và phát triển. Xây dựng mô hình tư tưởng phát triển là cơ sở khoa học để hiểu biết, xây dựng văn hoá quyền lực. Tuy nhiên, tư tưởng phát triển chưa được những người nghiên cứu làm rõ các mặt chủ yếu của nó như sau: thuật ngữ “tư” và “phát” biểu hiện tư tưởng tập thể chưa phát triển; thuật ngữ “tưởng” và “triển” biểu hiện tư tưởng cá thể không phát triển; còn tư tưởng phát triển biểu hiện tư tưởng xã hội phát triển, dạng mô hình: bản chất tư tưởng tập thể chưa phát triển –thực chất tư tưởng xã hội phát triển –tính chất tư tưởng cá thể không phát triển. Vào thời kỳ kháng chiến kiến quốc, khi nói về mối liên hệ giữa tư tưởng và phát triển, Hồ Chí Minh từng nêu ra các quan niệm như sau: “Xã hội bây giờ ngày một phát triển. Tư tưởng hành động cũng phát triển” [24]; “tư tưởng cá nhân hoàn toàn thất bại” [25]. Điều đó có nghĩa, xây dựng mô hình tư tưởng phát triển là vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh để hiểu biết, xây dựng văn hoá quyền lực.

Thứ ba, xây dựng mô hình “quyền hành của nhân dân”. Quyền hành của nhân dân gắn liền với quyền lực của nhân dân. Xây dựng mô hình quyền hành hay “quyền bính” của nhân dân là cơ sở khoa học để hiểu biết, xây dựng văn hoá quyền lực. Tuy nhiên, quyền hành của nhân dân chưa được những người nghiên cứu làm rõ các mặt chủ yếu của nó như sau: thuật ngữ “quyền” và “nhân” biểu hiện quyền hạn của cơ quan hành pháp đề ra phương pháp thực hiện các mục tiêu chính sách phát triển, bảo đảm quyền sống của các nhóm trong cộng đồng người; thuật ngữ “hành” và “dân” biểu hiện quyền hạn của cơ quan lập pháp xây dựng các mục tiêu chính sách phát triển, bảo đảm quyền tự do của các cá nhân trong nhóm; thực chất quyền hành của nhân dân biểu hiện quyền hạn của cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp đề ra phương pháp, xác định nguyên tắc xây dựng, thực hiện các mục tiêu chính sách phát triển, bảo đảm quyền sống, quyền tự do, sung sướng của các cá nhân, nhóm, cộng đồng trong quốc gia, dạng mô hình: quyền hành pháp – quyền tư pháp – quyền lập pháp; quyền sống – quyền sung sướng – quyền tự do. Vào thời kỳ kháng chiến kiến quốc, khi nói về mối liên hệ giữa quyền với nhân dân, trong các bài viết, nói chuyện, sắc lệnh, đặc biệttrong tác phẩm Dân vận đăng trên báo Sự thật ngày 15-10-1949, Hồ Chí Minh đã nêu ra các quan niệm như sau: “Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân./ Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân./ Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là công việc của dân./ Chính quyền từ xã đến Chính phủ trung ương do dân cử ra./ Đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên./ Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân” [26]; “Quốc hội, trong những quyền hạn của nó, phải có toàn quyền lập pháp” [27]; “quy định quyền hạn xét xử của các Toà án” [28]; còn trong bản Tuyên ngôn độc lập đọc ngày 2-9-1945 tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời đã nêu rõ: “tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”. Điều đó có nghĩa, xây dựng mô hình quyền hành của nhân dân là hiểu biết rõ, xây dựng được văn hoá quyền lực.

Thứ tư, xây dựng mô hình “văn hoá pháp quyền”. Văn hoá pháp quyền gắn liền với pháp luật của nhân dân, bảo vệ lợi ích của nhân dân.Xây dựng mô hình văn hoá pháp quyền là cơ sở khoa học để hiểu biết, xây dựng văn hoá quyền lực. Tuy nhiên, văn hoá pháp quyền chưa được những người nghiên cứu làm rõ các mặt chủ yếu của nó như sau: thuật ngữ “văn” và “pháp” biểu hiện bản chất pháp luật chưa của nhân dân, chưa bảo vệ lợi ích của nhân dân; thuật ngữ “hoá” và “quyền” biểu hiện tính chất pháp luật không của nhân dân, không bảo vệ lợi ích của nhân dân; còn văn hoá pháp quyền biểu hiện thực chất pháp luật của nhân dân, bảo vệ lợi ích của nhân dân, dạng mô hình: bản chất pháp luật chưa của nhân dân, chưa bảo vệ lợi ích của nhân dân– thực chất pháp luật của nhân dân, bảo vệ lợi ích của nhân dân – tính chất pháp luật không của nhân dân, không bảo vệ lợi ích của nhân dân. Vào thời kỳ kháng chiến kiến quốc, khi nói về mối liên hệ giữa pháp luật (phép luật) và lợi ích của nhân dân, Hồ Chí Minh từng nêu ra quan niệm như sau: “phép luật là phép luật của nhân dân, dùng để ngăn cản những hành động có hại cho nhân dân, để bảo vệ lợi ích chung của đại đa số nhân dân” [29]. Điều đó có nghĩa, xây dựng mô hình văn hoá pháp quyền là hiểu biết rõ, xây dựng được văn hoá quyền lực.

Kết luận

Văn hoá quyền lực biểu hiện thực chất cuộc sống hạnh phúc chân thật, sáng tạo ra giá trị vật chất, tinh thần, tâm linh của con người trong đời sống xã hội. Quốc gia không thể có xã hội pháp quyền khi chính quyền không xây dựng cuộc sống hạnh phúc chân thật sáng tạo của nhân dân. Do vậy, hiểu biết, xây dựng văn hoá pháp quyền là rất cần thiết giai đoạn hiện nay, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ “Đổi mới phương thức, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động, phát huy dân chủ, pháp quyền,.., tôn trọng, bảo vệ quyền con người, quyền công dân” [30]; “xây dựng xã hội phồn vinh, dân chủ, công bằng, văn minh, trật tự, kỷ cương, an toàn, bảo đảm cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân” [31]. Để thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu này, đội ngũ cán bộ, người nghiên cứu, lãnh đạo của hệ thống chính trị - xã hội cần phải đổi mới sáng tạo về tư duy, xây dựng mô hình tư duy sáng tạo, tư tưởng phát triển, quyền hành của nhân dân, văn hoá pháp quyền trong làm việc, học tập, nghiên cứu khoa học, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

………………

Tài liệu trích dẫn:

[1] Nguyễn Hữu Đổng,Vài ý kiến về vấn đề “tâm linh” và đời sống xã hội hiện nay, http://tapchimattran.vn, ngày 18/04/2022.

[2] Nguyễn Hữu Đổng, Luận bàn về “văn hoá lãnh đạo”, https://vanhoavaphattrien.vn, ngày 03/04/2023.

[3] Dương Kỳ Anh, Quan niệm về quyền lực và hạnh phúc của Thiền sư Thích Nhất Hạnh, https://vietnamnet.vn,ngày 22/01/2022.

[4] HT. Thích Trí Quảng, Quốc thái dân an, https://giacngo.vn,ngày 12/10/2008.

[5] CD-ROM Hồ Chí Minh, Toàn tập, Xuất bản lần thứ ba, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2013, t. 7, tr. 269.

[6] Nguyễn Hữu Đổng, Luận bàn về “văn hoá lãnh đạo”,Sđd.

[7] Gareth Morn, Cách nhìn tổ chức từ nhiều góc độ, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật. Hà Nội, 1994, tr.169.

[8] Joseph S. Nye Jr, Dịch giả Lê Trường An, Quyền lực mềm – Ý niệm mới về thành công trong chính trị thế giới, Nhà xuất bản Tri thức, năm 2017.

[9] Alvin Toffler, Thăng trầm quyền lực, Dịch giả: Khổng Đức – Tăng Hỷ, Nxb Thanh niên, 2002.

[10] Diệu Nhi, Văn hoá quyền lực (Power culture) của Harrison và Handy là gì? Đặc trưng, https://vietnambiz.vn, ngày 12/02/2020.

[11] Theo Baotituc, Bí ẩn chữ ký nhằng nhịt của Donald Trump, https://vietnamnet.vn, ngày 27/02/2017.

[12] Trần Chính Cẩm (Nguyễn Hải Hoành biên dịch), Người Trung Quốc sùng bái và thách thức quyền lực, http://nghiencuuquocte.org, ngày 28/09/2021.

[13] Trương Minh Huy Vũ, Thuyết chuyển đổi quyền lực (Power transition theory) trong Sổ tay thuật ngữ quan hệ quốc tế do Đào Minh Hồng - Lê Hồng Hiệp chủ biên, https://nghiencuuquocte.org, ngày 18/06/2016.

[14] N.V - VŨ VÂN, Ông Tập Cận Bình lần đầu tiên được chọn là người quyền lực nhất hành tinh, https://laodong.vn, ngày 10/05/2018.

[15] An Thuyên, Tóp 40 người nổi tiếng quyền lực nhất năm 2022: BTS, Blackpink vượt trội, https://laodong.vn, ngày 29/04/2022.

[16] CD-ROM Hồ Chí Minh, Sđd, t. 12, tr. 375.

[17] Phạm Việt Long, Luận về lòng đố kỵ và văn hoá đố kỵ, https://vanhoavaphattrien.vn, ngày 23/03/2023.

[18] Lê Như Tiến, Tại sao phải kiểm soát quyền lực? https://daibieunhandan.vn, ngày 02/02/2013.

[19] Nguyễn Hoàng Anh, Luận bàn về văn hoá quyền lực, https://www.quanlynhanuoc.vn, ngày 04/05/2018.

[20], [23], [30], [31] ĐCSVN: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb Chính trị quốc gia, Sự thật, H. 2021, t. 1, tr. 94-95, 213, 175, 217.

[21], [24] CD-ROM Hồ Chí Minh, Sđd, t. 8, tr. 262, 55.     

[22] CD-ROM Hồ Chí Minh, Sđd, t. 5, tr. 75.

[25] CD-ROM Hồ Chí Minh, Sđd, t. 11, tr. 590.

[26] CD-ROM Hồ Chí Minh, Sđd, t. 6, tr. 232.

[27] CD-ROM Hồ Chí Minh, Sđd, t. 2, tr. 129.

[28] CD-ROM Hồ Chí Minh, Sđd, t. 4, tr. 559.

[29] CD-ROM Hồ Chí Minh, Sđd, t. 9, tr. 259.

Bạn đang đọc bài viết "Luận về “văn hoá quyền lực” " tại chuyên mục Nghiên cứu. | Hotline: 08.4646.0404 | Email: toasoan@vanhoavaphattrien.vn