Mặt sau của việc đốt vàng mã

Tục đốt vàng mã là một phong tục cổ truyền của người Việt Nam, bắt nguồn từ Trung Quốc. Đốt vàng mã có ý nghĩa thể hiện lòng hiếu thảo, tưởng nhớ và cầu mong cho những người đã khuất có một cuộc sống sung túc và an lành ở cõi âm. Thế nhưng, tục đốt vàng mã ngày nay hiện đang bị xem là một hành động thái quá, gây lãng phí và ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường.
a-1709391231.jpg
Tục đốt vàng mã đang dần bị biến chướng, làm mất đi ý nghĩa tâm linh và gây lãng phí, ảnh hưởng đến môi trường. Nguồn: Internet

Theo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, mỗi năm nước ta tiêu thụ đến hơn 40.000 tấn vàng mã, tốn đến hàng trăm tỷ đồng/năm. Vì thế, nhiều người cho rằng, việc đốt vàng mã ngày nay đang là một hành động lãng phí.

Nhiều người có quan niệm, đốt càng nhiều càng được lộc. Người ta bỏ ra một số tiền không nhỏ để mua và đốt một lượng lớn các loại đồ vàng mã như nhà lầu, xe hơn, tiền đô la,... Nhưng trên thực tế, điều này không có cơ sở khoa học hay tôn giáo. Đốt vàng mã không chỉ tiêu hao nguồn nguyên liệu để sản xuất, mà còn gây ra hao tổn về năng lượng và nguồn nước. Theo Viện Khoa học Công nghệ Môi trường, để sản xuất 1 tấn vàng mã cần tốn 1,5 tấn giấy, 1,5 tấn than, 1,5 tấn gỗ và 15 tấn nước.

Để đốt vàng mã, cần có một khoảng không gian. Tuy không lớn nhưng cũng phần nào gây cản trở giao thông, mất mỹ quan đô thị.

b-1709391280.jpg
Đốt vàng mã trở thành tập tục khó bỏ đối với người dân Việt Nam. Nguồn: Internet

Bên cạnh đó, việc đốt vãng mã còn gây ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề môi trường. Trước tiên phải nói đến ô nhiễm không khí. Khi đốt vàng mã, sẽ phát tán ra một lượng bụi và khí độc như CO, CO2, SO2, kim loại nặng,... vào không khí. Làm giảm chất lượng không khí và gây hại đến sức khỏe con người. Đặc biệt, chất lượng không khí ở Hà Nội đang trong tình trạng báo động, đứng đầu thế giới về mức độ ô nhiễm không khí. Vì thế, gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người dân, đặc biệt là những người có bệnh về hô hấp, tim mạch hay dị ứng,... Ngoài ra, việc đốt vàng mã còn tạo ra một lượng nhiệt và khói, làm tăng nhiệt độ và giảm độ ẩm của không khí, ảnh hưởng đến chu kì nước và khí hậu. Các chất cặn bã của vàng mã sau khi đốt còn chứa một lượng chất độc như PAHs, PCĐ/Fs,... có thể xâm hại đến chuỗi thức ăn và gây độc cho con người, động vật khi xâm nhập vào đất. Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, mỗi năm việc đốt vàng mã tahir ra 1,5 triêu tấn CO2, 1000 tấn khí SO2, và 300 tấn bụi PM2,5,...

Đốt vàng mã ở Việt Nam đang bị xem như là một hành động thái quá, làm mất đi vẻ đẹp văn hóa tâm linh của người Việt. Đốt vàng mã nhưng hóa ra lại là đốt tiền thật. Truyền thống thì nên được gìn giữ, thế nhưng  khi nét đẹp đi qúa giới hạn, tín ngưỡng trở thành mê tín và gây ra nhiều hậu quả rất lơn. Trong bối cảnh hội nhập và phát triển, người dân Việt Nam cần có những thay đổi, hướng đến những giá trị văn hóa tốt đẹp, nhân văn và khoa học hơn.