Máu đào

Hằng Minh Vũ

05/09/2021 16:53

Theo dõi trên

Chị nhanh tay sập cửa lại cùng lúc tiếng lão Hách gào: “Mở cửa ra .. mở ra. Hôm nay tao phải giết con này!”.

mau-dao-1630810014.jpg

Mươi năm trở lại đây bộ mặt nông thôn đã thay đổi rõ rệt. Đường làng phong quang sạch sẽ bởi những con đường bê tông rộng rãi phẳng lì chạy khắp ngõ ngách, xóm thôn.

Hàng cây bằng lăng mùa hè nở hoa tím biếc, mùa đông lúc lỉu những chùm quả tròn vo. Xen lẫn dưới bóng cây là những hàng ghế đá. Chiều chiều các bà, các ông ra ngồi hóng mát, chỗ này bàn cờ vài ông đang thì thào cân nhắc nước đi, chỗ kia mấy bà đang phe phẩy cái nón, rôm rả chuyện làng chuyện xóm. Vài người đang đẩy xe đưa cháu đi dạo. Tất cả vẽ lên một bức tranh làng quê thanh bình và yên ả.

Bỗng tiếng ai đó gào lên:

- Ông khốn nạn vừa vừa thôi. Tôi làm gì sai mà ông dúi đầu tôi vào lu nước gạo thế này.

Mấy bà nháo nhác rướn người ngó vào ngôi nhà ven đường. Tòa nhà mới xây bốn tầng thiết kế khá đẹp mắt. Bờ tường xây lửng ngang đầu người và trên gắn xen hoa. Dây cầm cù bám vào nan sắt thả những chùm hoa như những cái ô xinh xinh.

 

Bà Tám nhanh chân chạy lại ngó vào rồi quay ra thì thào với mấy bà đang ngồi hóng gió:

Lão Hách lại đánh vợ hay sao ý.? Tôi thấy bà Nhẫn tóc tai rũ rượi đang khóc.!

Mấy bà thở dài:

- Sao bà ý khổ nhỉ! Mà lão này xưa hiền lành, tử tế lắm sao về hưu lại dở hơi suốt ngày sinh sự đánh chửi vợ thế hả các bà.

Bà Vấn thở dài góp chuyện:

- Bà ấy hiền lành chứ phải máu tôi, tôi đánh lại nhất chết. Lý đâu bao nhiêu năm một mình lọ mọ nuôi con, hầu mẹ chồng giờ già rồi tưởng được an yên thì lão giở chứng vậy chứ.

Bà Hà gấm gẳn góp lời:

- Tôi còn nghe lão chửi bà ý rằng thằng Quý không phải con lão. Chả có nhẽ thế thật nên lão ghét vợ.

Mụ Tám dề môi:

- Bà điên à! Thằng Quý y lột lão ta thế còn gì.? Bà Nhẫn này tôi còn lạ gì, hiền lành chịu khó và ngoan ngoãn chứ láo nháo như bà ấy mà bà chê. Bà Vấn trừng mắt vặc lại mụ Tám.

Trong nhà, lão Hách sau khi dúi đầu vợ vào lu chứa nước gạo để tưới cây thì ung dung vào ghế ngồi phì phèo thuốc lá. Lão tức lắm. Đường đường là một trưởng phòng của một cơ quan nhớn bao năm, lúc đương chức bao nhiêu kẻ bợ đỡ xun xoe. Mấy con mụ cấp dưới cứ lên phòng lão xin chữ ký là dí ngực vào tay, lưng lão. Thế mà lão thương vợ tảo tần ở quê lão kiên quyết giữ mình trong sạch tận khi nhận quyết định nghỉ hưu. Ấy vậy mà khi về hưu thì lão buồn, hẫng hụt rồi ốm một trận, sau hơn tháng nằm viện thì lão phát hiện mình bất lực. Trên bảo dưới không nghe.

Những tưởng bao năm bóp mồm bóp miệng không dám sa đà phung phí, suốt ngày nhăm nhăm để dành về với vợ. Lão công tác tận Quảng ninh, cách nhà hai trăm cây số. Vài ba tháng mới tranh thủ về thăm vợ con được vài ngày. No dồn đói góp lão tranh thủ tình cảm với vợ bất cứ lúc nào. Và rồi những đứa con lần lượt chào đời. Con Châu, con Ngọc thằng Quý rồi con Út chào đời rồi mẹ lão ốm đau thế là cái chuyện ái ân của lão với vợ chỉ chớp nhoáng khiến lão lúc nào cũng khát thèm một bữa no nê thỏa mãn. Vậy mà trời xanh thật biết trêu người. Lão hì hục, hì hục cả tiếng trên bụng vợ mà thằng em vẫn oằn tà là vằn không chịu hợp tác. Không đạt được mục đích thì lão cấu véo và sinh nghi ngờ vợ. Bà Nhẫn thấy thế thì né chồng không muốn gần gũi bởi bà cũng ngoài sáu mươi sức đâu mà nằm đó cho lão vần vò.

Xưa các cụ có câu Gái hơn hai trai hơn một nên bố mẹ gả bà cho lão.

Lão không ăn được thì lão cú. Lão chửi vợ như hát hay suốt ngày rồi lão gọi vợ là ô-sin vì lão có lương mà bà thì không có. Có bận mấy bà đang ngồi hóng mát thì lão lù lù bước đến bên bà Nhẫn quát: “Con ô-sin này không về dọn dẹp nhà cửa ra đây kể xấu chồng đấy à. Về, về ngay.

Bà Nhẫn lại lẳng lặng theo lão về. Bà buồn lắm muốn ngồi tâm sự với lão nhưng chưa kịp mở miệng lão đã chửi té tát. Ở nhà quanh quẩn lắm cũng chán bà theo mọi người lên chùa tập dưỡng sinh rồi kinh kệ cho khuây khỏa. Nhưng bà cứ bước chân khỏi nhà mươi phút là lão lồng lên đi tìm về. Lão gào khắp làng khắp xóm : con Osin nhà tôi đâu rồi?.

Vì xa quê lâu lại ít giao tiếp với người dân nên lão không có bạn chơi, mời lão ra bờ ao ngồi chơi cờ thì lão từ chối với lý do không biết chơi. Thực ra trong bụng lão chả ưa gì mấy lão già đi sau đít trâu bao năm kia. Lão cười khảy trong bụng: dào ôi lũ già vô học, xưa chỉ biết đi sai nhìn đít trâu và cắm mặt xuống bùn đen kia giờ già con cháu nó phải nuôi mà tinh tướng suốt ngày bàn chuyện thế giới nào là Dola- Chum sang Việt Nam bàn chuyện hạt nhân, hạt táo với Ún iếc lùn mà ghê gớm. Nào là bóng đá bóng chuyền cứ ngậu cả xóm thôn. Rồi mấy mụ đàn bà rửng mỡ suốt ngày tụ tập rủ nhau đi tập dưỡng sinh với đọc kinh đọc kiếc. Có mà đọc, khéo lại đàn đúm kể xấu chồng hay đi tâm sự với người yêu cũ chứ tập tành gì?.

Lão ngồi suy diễn đủ thứ rồi lão hậm hực tức tối lồng lên đi tìm vợ về.

Một đêm trăng sáng, quá nửa đêm người ta nghe thấy tiếng bà Nhẫn la hét rồi tiếng chân chạy uỳnh uỵch đuổi nhau. Chị Vân nhà gần vừa mở cửa hé ra thì bà Nhẫn chạy vào bà hét lên: “Cứu tôi với! đóng cửa vào đi ông ấy đòi giết tôi.

Chị nhanh tay sập cửa lại cùng lúc tiếng lão Hách gào: “Mở cửa ra .. mở ra. Hôm nay tao phải giết con này!”.

Trên ban công nhìn xuống anh Tú chồng chị thót tim khi thấy lão Hách nhăm nhăm cây dao dựa.

Lão la hét một hồi bỗng nhiên lão thấy ngực đau thắt. Cơn khó thở kéo đến làm lão há hốc mồm ra thở .... lão ho, ho một tràng dài và khi cơn ho dứt thì máu từ miệng lão trào ra. Lão ôm ngực từ từ gục xuống trước cửa nhà chị Vân. Trong nhà, hai người đàn bà đang nín thở nhòm qua khe cửa sổ và anh Tú chồng chị Vân đứng trên ban công quan sát vội mở cửa chạy ào ra.

Lão ngồi gục bên cây dao, máu rướt từ trên miệng xuống ngực ướt đẫm.

Điện thoại của những đứa con ở khắp nơi reo vang. Xe cấp cứu hú vang, bác sĩ chạy đến.

Lão được đưa lên viện tỉnh rồi Bạch mai. Kết quả lão bị ung thư phổi giai đoạn hai. Điều trị, mổ, truyền máu. Máu dự trữ không đủ, bốn đứa con chìa tay ra và cậu Quý nằm lên giường bên cạnh giường lão. Máu được truyền trực tiếp sang cho cha, người luôn réo chửi mày không phải con tao.

Mười mấy tiếng nguy kịch trôi qua. Lão dần hồi tỉnh. Mở mắt ra lão thấy xung quanh mình nào vợ, nào con đang đỏ hoe mắt vây quanh.

Bác sĩ chỉ vào cậu con trai lão nói:

- Một nửa lượng máu trong người ông là của cậu ấy đấy.

Lão đưa bàn tay run run nắm tay con và vợ:

- Cho tôi xin lỗi! Tôi sai rồi.

Theo Chuyện quê

Bạn đang đọc bài viết "Máu đào" tại chuyên mục Văn hóa - Xã hội. | Hotline: 08.4646.0404 | Email: toasoan@vanhoavaphattrien.vn