Một chuyến về thăm lại Thủ đô

Đặng Sỹ Ngọc

27/04/2022 17:09

Theo dõi trên

Nhân dịp kỷ niệm 47 năm ngày thống nhất tổ quốc, tôi nhận được điện thoại của Ban liên lạc truyền thống bạn chiến đấu thời chống Mỹ mời họp mặt tại thủ đô và sẵn có nỗi nhớ Hà Nội. Dù thương tật tái phát không được khỏe và đang trong thời kỳ sống chung với dịch bệnh.

Tôi vẫn quyết tâm lên tàu Thống Nhất từ ga Vinh với cặp nặng cùng chiếc ba lô cóc bạc màu. Tới ga Hà Nội sáng 15 tháng 4. Ra khỏi ga, tôi đã thấy xe và người đông đúc hơn nhiều năm khi tôi vào bộ đội. Tôi chọn một người lái xe ôm grab, đưa tôi đến phố nhà Binh (Lý Nam Đế).

thu-do-1651039841.png
Ảnh do tác giả cung cấp

 

Trước tiên là tôi muốn gặp các nhà báo trẻ của quân đội từng quen biết. Phòng biên tập nguyệt san sự kiện và nhân chứng có chừng dăm người do đại tá Hữu Xuân phụ trách trưởng phòng đón tôi, tình cảm đồng đội, anh xem tôi như cha chú. Trao đổi vài việc cộng tác cho báo rồi tôi sang nhà xuất bản Quân đội nhân dân.

Gần đó, có thư viện quân đội đang trình bày sách triển lãm, giới thiệu (tuổi trẻ quân đội, khát vọng cống hiến) nhân ngày sách 21/4 tôi được cô Cúc trưởng phòng mời vào thưởng thức. Ôi sách thật nhiều, được trình bày khá đẹp. Sau đó tôi đến thăm vài nhà đồng đội và thân nhân liệt sĩ của đơn vị năm xưa. Tuy nhiên, tôi không thể nào đến hết được. Rồi tôi về gia đình con trai, con gái của tôi đang công tác xây dựng và bảo vệ đất nước ở Hà Nội.

Với những ngày đầu của chuyến về lại Hà Nội này. Tôi quan sát người Hà Nội như đông hơn đẹp hơn. Xe máy, ô tô tham gia giao thông dày đặc như dòng sông cuộn chảy. 100% người ra khỏi nhà đều đeo khẩu trang. 100% người đi xe máy đều đội mũ bảo hiểm. Tôi cũng lên vài chặng xe buýt, quan sát có xe cũng đông khách nhưng thấy tôi có cặp nạng và đeo huy hiệu thương binh. Các cháu sinh viên tự nhường chỗ mời tôi ngồi, mỗi lần như vậy tôi không quên nói lời cảm ơn cháu. Lúc đã ngồi yên, các sinh viên khác cũng tự giác nhường chỗ cho người già, không cần ai nhắc nhở. Tôi cho đấy là những hình ảnh tốt đẹp. Khác với những cảnh chen lấn xô đẩy móc túi, cướp giật của hàng chục năm xưa…

8 giờ sáng 17/4 (chủ nhật) tôi được đồng đội nón đến địa điểm gặp mặt 279 phố Đội Cấn. Đồng chí trưởng ban liên lạc cũng đồng đội đã đón chờ từng người ở các miền xa xôi thứ tự tìm đến, mọi người đều bắt tay, ôm nhau, vui cườ,i chia sẻ. chụp ảnh lưu niệm vì lâu ngày, nay gặp lại.

Đây là cuộc gặp mặt của đồng đội cấp tiểu đoàn. Tính riêng đại đội tôi những năm 1968 - 1969 có khoảng 70 người, nay kiểm lại có 17 đồng chí đã hy sinh ở các chiến trận, có 15 người vì thương bệnh tật và già yếu đã về với tổ tiên, có chục người vẫn chưa bắt được liên lạc, hiện có 16 người, còn lại là vắng mặt vì nhiều lý do.

Cuộc họp đã ôn lại quá khứ từ ngày thành lập, ôn lại những trận chiến đấu kẻ mất người còn để xây dựng đơn vị được nhà nước công nhận là đơn vị anh hùng từ các cấp C.D.E. Hát cho nhau nghe những bài hát truyền thống, kể cho nhau nghe mọi nỗi vui buồn từ ngày xa nhau. Mọi người đều tỏ ra luôn giữ phẩm chất Bộ đội cụ Hồ. Gương mẫu trước con cháu và bà con nơi cộng đồng dân cư mà họ sinh sống.

Đồng chí nào cũng ngoan nghênh Đảng nhà nước thực hiện có hiệu quả trong xây dựng Đảng, chống lãng phí tham ô và diễn biến hòa bình. Cũng có vài ý kiến không thống nhất với bộ giáo dục giảm dần môn học lịch sử. Cho là môn tự chọn không bắt buộc không đúng với tâm lý của bác Hồ là (dân ta phải học sử ta, cho tường góc tích, nước nhà Việt Nam)

Sau liên hoan, chúng tôi chia tay nhau đầy lưu luyến. Nhắc nhau tiếp tục giữ gìn sức khỏe để còn gặp mặt các lần sau.

Tôi được lên đoàn tàu đường sắt trên cao về Hà Đông mà mấy năm nay nghe nhiều. Thật đúng là ước mơ của ngàn đời. Nhân viên của đoàn tàu vui vẻ đón tôi, giới thiệu. Chẳng những miễn phí, miễn vé mà còn ân cần đưa tôi đến những phương tiện dành cho người khuyết tật, người già.

Đây cũng là sự đổi mới của đất nước xã hội chủ nghĩa sau ngày thống nhất Bắc Nam.

Tôi mong rằng, cựu chiến binh hãy về thăm lại thủ đô. Rồi tranh thủ du lịch ở đoàn tàu đường sắt trên cao mà thưởng thức. Đúng là sự hi sinh mồ hôi nước mắt xương máu của các liệt sĩ của chúng ta không uổng. Từ những công trình cho ngàn năm con cháu được hưởng.

Rời Hà Nội, trong tim tôi lại vang lên câu hát. Từ trận Điện Biên phủ trên không 1972. “Mỗi bước đi trên đường Hà Nội, lại cho tôi một tình yêu mới”.

Trái tim người lính

Bạn đang đọc bài viết "Một chuyến về thăm lại Thủ đô" tại chuyên mục Văn hóa - Xã hội. | Hotline: 08.4646.0404 | Email: toasoan@vanhoavaphattrien.vn