Mùa cá thiểu

Đến mùa nước nổi, ngoài con cá linh bà con mình còn được ăn con cá thiểu. Cá thiểu lớn hơn con cá linh nhưng mình dẹp, đôi mắt to tròn xoe, mình lấp lánh ánh bạc vừa vớt lên bờ chút thì chết. Cá lớn thì dân nhậu đem cặp nẹp tre nướng còn đa số là bà con mình vẫn thích món cá thiểu kho quẹt.

ca-thieu-1665525934.jpg

Ảnh do tác giả cung cấp.

 

Nhà tôi ngày xưa lúc nào trong nhà mẹ cũng có cái rổ xúc. Loại rổ đan bằng tre, trúc... đường kính tầm 1m2 treo tòn ten trên gác bếp, hỏi cái rổ đó làm gì mẹ cười nói:
- Để dành bắt cá thiểu... còn bắt bằng cách nào thì tới mùa nước con sẽ biết.
Tới mùa nước ở Bình minh - Vĩnh Long thì phải đầu tháng 9 âl nước mới đổ về, khi nước đỏ đầy sông buổi sáng mẹ qua chợ xin mấy cái ruột lươn đem về lấy cái rổ xúc xuống bến cầu lò heo nhúng xuống sông cầm cái ruột lươn dạo dạo mấy vòng, khi giở lên thì như một trò ảo thuật cá thiểu từ dâu đã vô trong đáy rổ gần nữa tô. Chỉ đảo hai lần thì đầy một tô cá thiểu là mẹ nghỉ không đãi nữa. Hỏi sao mẹ không bắt nữa mẹ nạt:
- Đủ ăn thôi... bắt nhiều ăn không hết mang tội.
Chỉ một ơ kho quẹt con cá thiểu cắt đầu không cần đánh vảy, chỉ bỏ vô cái rổ chà mấy cái là sạch trơn... nếu kho quẹt ăn với nồi cháo trắng thì còn gì bằng...
Bây giờ muốn ăn con cá thiểu cũng đâu có dễ. Mùa nước lũ tuy đã đổ về nhưng những con cá thân quen ngày xưa ngày một vắng đi :
- Cá heo, cá chài, cá rô biển, cá thiểu... những con cá xưa chỉ dành cho dân nhà nghèo mới ăn bây giờ hình như rất hiếm và nếu có giá cũng ngất ngưỡng trên trời...
Vì sao?
Sông không còn Phù sa vì thượng nguồn bị đắp đập nên hàng năm ĐBSCL không còn mùa lũ. Không còn những nguồn thủy sản tự nhiên vì bây giờ người dân đánh bắt cá bằng điện nên cá tự nhiên càng ngày càng vắng đi...
Ếch bán ngoài chợ toàn là ếch nuôi, ngoài đồng bây giờ đâu còn con cua con ốc đâu mà bắt? Con nhái làm khô, con ốc bày bán đầy đường cũng nhập từ bên Campuchia. 
Đến một ngày nào đó biết đâu lòng sông không còn con cá và chỉ còn rác và rác.

Chuyện quê