Nghe mà ngào ngán, trong khi bản thân lúc nào cũng đòi chồng phải yêu mình hơn mẹ. Gì mà vô duyên!
Đúng là đàn ông cũng khổ.
Hàng ngày phải lo lắng chuyện cơm áo gạo tiền, đối mặt với công việc căng thẳng nhưng đàn ông chưa chắc đã được chính những người thân thiết thấu hiểu. Giữa bối cảnh xã hội hiện đại, những quan niệm cũ vẫn tạo áp lực lớn lên vai người đàn ông Việt Nam.
Trong tiếng Việt chỉ có khái niệm “nữ công gia chánh” chứ không có định nghĩa “nam công gia chánh”.
Chẳng có đứa trẻ nào sinh ra đã được định sẵn sẽ trở thành người tốt hay người xấu cả. Bảo đàn ông tệ. Thế ai là người dạy dỗ đàn ông? Chính là đàn bà Việt.
Đàn bà luôn mồm ca thán về những ông chồng lười biếng, gái gú, vô trách nhiệm. Nhưng cho hỏi, có bao nhiêu bà mẹ biết dạy con trai tôn trọng phụ nữ? Bao nhiêu bà mẹ gay gắt với con trai khi chúng thiếu chung thuỷ với bạn đời? Bao nhiêu bà mẹ ích kỷ đố kị khi thấy con trai dành tình cảm cho vợ của chúng?
Chúng ta đòi được chồng chiều nhưng hễ cứ con trai “cưng” mà rửa cho vợ cái bát thì “ba máu sáu cơn” giở thói ích kỷ, giãy đành đạch đay nghiến, sỉ vả.
Chúng ta đòi chồng ngoan ngoãn, chung thuỷ như một chú mèo nhỏ nhưng hễ con trai “cưng” mà lăng nhăng thì “lên mặt” dạy bảo con dâu phải “chịu đi, thằng nào chả thế"!
Phụ nữ Việt Nam chúng mình mắc một thứ bệnh nan y, đó là luôn cảm thấy mình khổ, luôn cảm thấy mình hi sinh, và luôn cảm thấy đàn ông khốn nạn.
Thế nên, nếu muốn được sống trong một môi trường lãng mạn với những người đàn ông ngọt ngào thì ngày mai, hãy dạy con trai bạn nấu cơm và tôn trọng người phụ nữ đã dành tình cảm để yêu chúng..."
Ơ, mình viết ri có khi đúng.
Chuyện làng quê