Nghề báo và vai trò của báo chí trong cuộc sống

Bùi Văn Mạnh

09/04/2022 11:09

Theo dõi trên

Với sự phát triển của nền kinh tế và công nghệ thông tin thì báo chí đang ngày càng phát triển vượt bậc hơn. Vậy báo chí cụ thể tầm ảnh hưởng đó được thể hiện ở những khía cạnh nào? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Báo chí - truyền thông luôn là ngành học thu hút được nhiều sinh viên cũng như phụ huynh quan tâm. Trong bối cảnh toàn cầu hóa diễn ra ngày một nhanh, nghề nhà báo cũng đòi hỏi nhiều yêu cầu hơn để đáp ứng được nhu cầu cập nhập tin tức của bạn đọc. Những vị trí công việc phổ biến trong nghề nhà báo là gì? Vai trò của người làm báo trong thời buổi hiện nay? Hãy cùng Bùi Văn Mạnh giải đáp ngay sau đây !

I. Nghề nhà báo là gì?

Nghề nhà báo là nghề hiện nay đang rất hot trong xã hội, xã hội càng hiện đại thì nghề nhà báo càng được chú trọng hơn. Nghề báo luôn tiếp thu cái mới, sáng tạo và đổi mới liên tục để đáp ứng nhu cầu độc giả nên có sự đào thải rất nhanh, nếu bạn không tìm ra được cái mới bạn sẽ dễ bị tự đào thải. Do đó, trong quá trình làm việc đòi hỏi bạn phải tự học hỏi, trau dồi thêm kiến thức thời sự, xã hội, chuyên môn hoặc tìm đến các khóa tập huấn chuyên sâu dành riêng cho nghề nghiệp của mình để nâng cao trình độ và kỹ năng tác nghiệp.

II. Những vị trí công việc phổ biến nhất của nghề báo

1. Phóng viên

Phóng viên là người làm việc cho đài phát thanh, đài truyền hình, hãng thông tấn, báo chí... với vai trò, nhiệm vụ chính là viết tin, bài và ký tên cho bài báo bằng chính tên người viết hay bằng bút danh. Đôi khi họ còn là những nhà quay phim, chụp hình…

Yêu cầu của phóng viên đó là: Có khả năng viết nhanh, tính chất rõ ràng, khách quan, chính xác, đầy đủ... Có kiến thức sâu rộng về nhiều lĩnh vực của cuộc sống, quan tâm đến các vấn đề mang tính thời sự.

2. Phóng viên thường trú

Phóng viên thường trú là một lực lượng trực thuộc đội ngũ nhà báo – phóng viên Việt Nam. Họ sẽ đại diện cho cơ quan báo chí của mình để đi tới những quốc gia khác như Trung Quốc, Nhật Bản, Anh quốc, Nga, Mỹ… để thu thập tin tức giúp khán giả quê nhà nắm được tình hình quốc tế.

Để làm tốt công việc được giao thì các phóng viên thường trú ngoài những kiến thức chuyên ngành còn phải thành thạo về ngôn ngữ khác nhau. Các phóng viên còn phải tìm hiểu về các địa bàn làm việc về địa hình, văn hóa, bản sắc, truyền thống, pháp luật… để có thể làm việc thuận lợi và tránh những vấn đề pháp luật, tôn giáo.

3. Biên tập viên

Biên tập viên là một vị trí công việc xuất hiện trong nhiều lĩnh vực nghề nghiệp khác nhau như báo chí, truyền hình, xuất bản… Cứ ở đâu có người viết thì ở đấy ắt sẽ xuất hiện người biên tập. Biên tập viên là người đảm bảo sự chỉnh chu về hình thức, nội dung sản phẩm trước lúc công khai với công chúng. Bởi vậy, vị trí này yêu cầu kiến thức, kỹ năng chuyên sâu nhằm đảm bảo chất lượng của các bản thảo văn học, bài viết của phóng viên hoặc kịch bản của các chương trình truyền hình. Hiện nay, vị trí biên tập viên đang thu hút nhiều sự chú ý của các bạn trẻ.

4. Thư ký tòa soạn

Thư ký tòa soạn là cánh tay phải của tổng biên tập các tòa soạn báo, đứng sau tổng biên tập và phó tổng biên tập. Thư ký tòa soạn là người có nghiệp vụ, trình độ chuyên môn giỏi trong lĩnh vực, có kinh nghiệm làm việc trong nghề báo, có sự nhạy cảm với chính trị, văn hóa, xã hội.

Thư ký tòa soạn phải am hiểu thêm nhiều vấn đề liên quan để tạo ra được một bài chất lượng như hiểu rõ quy trình làm báo, viết báo, am hiểu các lỗi kỹ thuật.

5. Tổng biên tập

Tổng biên tập là người đứng đầu các cơ quan báo chí, là người lãnh đạo của các tổ chức giáo dục đoàn thể của tòa soạn. Tổng biên tập chịu trách nhiệm xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết nội bộ, xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp và thân thiện với các bộ khác.

III. Những tố chất cần có của một người làm báo chí

1. Đam mê là tố chất đầu tiên cần có

Những người làm nghề nhà báo cần phải có sự đam mê nhất định đối với viết lách và sau khi đã săn được tin tức thì cần có khả năng biến tin tức đó trở thành bài văn thực sự hấp dẫn và thu hút người đọc.

2. Trung thực và năng động

Đối với công việc làm báo, trước hết người trong nghề cần phải rèn luyện cho bản thân đức tính từ trong đạo đức nghề nghiệp. Sự trung thực chính là yếu tố quan trọng để giúp bạn đứng vững trong nghề và tạo được lòng tin với độc giả. Những người làm báo cần có sự nhiệt huyết và luôn thích tìm tòi và kiên trì trong mọi việc.

3. Chịu được áp lực công việc

Báo chí là việc làm có quá nhiều áp lực trong công việc. Các nhà báo phải sống hết mình và dành nhiều thời gian cho công việc. Những thời điểm có sự kiện lớn diễn ra, các nhà báo, phóng viên, biên tập viên… hầu như phải ở lại đài truyền hình, tòa soạn cả tuần. Chính vì vậy, việc chịu được áp lực và có khả năng sắp xếp tốt thời gian là điều cần thiết đối với những người làm nghề báo chí.

4. Khả năng viết tốt là một lợi thế

Làm báo kỹ năng viết thực chất là một "vũ khí" vô cùng lợi hại cho công việc cũng như cuộc sống của bạn và nó hoàn toàn đáng để bạn đầu tư, trau dồi, bên cạnh những kỹ năng khác.

5. Phẩm chất chính trị vững vàng

Người làm báo cần có tư tưởng trong sáng và không đánh giá vấn đề phiến diện. Nhà báo cần có cái nhìn khách quan, sáng tỏ và nhận định vấn đề một cách rõ ràng, viết trung thực và không sử dụng lời văn mang tính bạo động gây ảnh hưởng tới tình hình chính trị của đất nước.

863da8243e18f046a909-1649475231.jpg

IV. Vai trò quan trọng của báo chí trong cuộc sống hiện nay

1. Báo chí làm giàu vốn văn hóa của một quốc gia

Đây chính là vai trò vô cùng quan trọng của báo chí trong lĩnh vực văn hóa. Báo chí luôn thể hiện được mọi khía cạnh văn hóa – xã hội của đất nước, nhất là ngôn ngữ, báo chí cũng là nơi gìn giữ và sáng tạo ra nhiều từ mới, thuật ngữ mới trong cách viết, cách thể hiện và còn được thể hiện rõ và đậm nét trong ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.

Mặt khác báo chí cũng thể hiện rõ quan điểm bảo vệ và phát huy các bản sắc, truyền thống lâu đời vốn có của dân tộc Việt Nam để tuyên truyền người dân phát huy chọn lọc các nền văn hóa tiến bộ trên khắp thế giới. Chính vì vậy, trong lĩnh vực văn hóa thì báo chí có tầm quan trọng và ảnh hưởng vô cùng lớn.

2. Báo chí hướng đến sự nhân văn của con người

Mặt khác báo chí đăng tải nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật để dạy cho người dân hướng đến cái đẹp, đạo đức, lối sống văn minh lành mạnh. Đối với lĩnh vực âm nhạc, báo chí giúp người dân được thư giãn, thoải mái hơn. Đối với khoa học, báo chí giúp cho người dân cập nhật sáng kiến, xem báo có thể thấy rõ hiện tại công nghệ đang phát triển tới đâu. Đây cũng chính là vai trò vô cùng quan trọng báo chí.

3. Báo chí tiếp cận nền văn hóa - kinh tế - xã hội của thế giới

Tầm quan trọng của báo chí không phải chỉ hướng đến ở những đổi mới trong nước, mà ở đây báo chí còn giúp cho người dân biết được những thông tin khác trên toàn thế giới. Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội thì người dân không những được tiếp cận các phương diện của đời sống mà còn có thể biết được tri thức dân tộc trên thế giới. Từ đó, người dân có thể học tập và làm theo để góp phần phát triển cho quê hương đất nước.

4. Báo chí là sợi dây kết nối con người

Có một điều không thể phủ nhận đó chính là vai trò của báo chí rất lớn trong việc nâng cao văn hóa, giải trí, làm cho con người ngày càng hiểu và xích lại gần nhau hơn. Con người ở đây không phải là giữa những người trong một đất nước mà là giữa các đất nước khác nhau. Từ đó, biên giới được xóa bỏ, mọi người được cùng tìm hiểu, học tập, chia sẻ kiến thức, tiếp thu những nền văn hóa đa dạng của các dân tộc khác để làm giàu có đất nước mình.

Hiện nay, báo chí ngày càng đổi mới và tiến bộ rõ rệt trong sự hội nhập ra thế giới. Từ đó, báo chí nước nhà có thể quảng bá, giới thiệu về đất nước, văn hóa con người Việt Nam đến các bạn bè năm châu để các nước trên thế giới hiểu rõ về đất nước mình hơn. Bởi vậy nên báo chí có vai trò vô cùng quan trọng trong việc nâng cao văn hóa giữa con người với con người.

5. Báo chí dũng cảm lên án, chống lại những tiêu cực của xã hội

Đây chính là vai trò quan trọng mà chỉ có báo chí mới có thể làm được. Thực tế chỉ ra rằng nạn tham nhũng, tiêu cực ngày càng nhiều, mà chỉ có báo chí mới có thể đưa tin và chống lại những hành vi tham nhũng đó. Hãy thử tưởng tượng xem nếu như hàng ngày không có thông tin về tham nhũng báo chí khui ra thì người dân sẽ không biết được xã hội ngoài kia đang báo động như nào. Nhờ tính công khai, tính trung thực khi đưa tin, báo chí đã giúp cho người dân có cái nhìn tổng quát hơn, đặc biệt thông qua báo chí, người dân cũng có thể tố cáo, trình bày quan điểm về các vấn nạn tham nhũng hiện nay cũng như giúp người dân ý thức được nạn tham nhũng và từ đó có nếp sống lạnh mạnh hơn.

qqqqqq-1649476969.jpg

V. Kết luận

Trên đây là các thông tin vô cùng hữu ích của Bùi Văn Mạnh để giúp các bạn hiểu rõ hơn về nghề báo chí, các vấn đề liên quan đến báo chí để giúp các bạn có thể dễ dàng hơn trong quá trình tìm kiếm cơ hội việc làm. Hy vọng những thông tin trên hữu ích cho các bạn đọc.

Bạn đang đọc bài viết "Nghề báo và vai trò của báo chí trong cuộc sống" tại chuyên mục Đời sống và phát triển. | Hotline: 08.4646.0404 | Email: toasoan@vanhoavaphattrien.vn