Nghệ nhân Nguyễn Thị Ninh – “Mang tín ngưỡng thờ Mẫu đến miền đất Tây Nguyên nắng, gió”.

Nghệ nhân Nguyễn Thị Ninh – Thành viên ưu tú của Viện Nghiên cứu Văn hoá và Phát triển. Với nhiều thành tích nổi bật trong công cuộc bảo tồn và phát huy di sản văn hoá phi vật thể “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt”. Cùng nhiều hoạt động an sinh xã hội tiêu biểu
nghe-nhan-nguyen-thi-ninh-11-1634120700.jpg
Nghệ nhân Nguyễn Thị Ninh (Bên trái) tại Bản điện Ngũ Nhạc Sơn Sùng

Khuôn đúc lên một người nghệ nhân mẫu mực

Tây Nguyên – Miền đất đỏ Bazan đầy nắng và gió. Với những cánh rừng nguyên sinh bạt ngàn xanh mướt, hay những rặng cà phê xa tít tận chân trời. Tây Nguyên hùng vỹ, phóng khoáng như chính con người nơi đây.

Nghệ nhân Nguyễn Thị Ninh, sinh năm 1965, tại xã Văn Khê, huyện Mê Linh, TP Hà Nội. Sớm bén duyên với Đạo Mẫu từ năm 13 tuổi, là hậu duệ đời thứ 12 của gia đình giàu truyền thống bảo tồn văn hoá tín ngưỡng thờ Mẫu – bản Điện Ngũ Nhạc Sơn Sùng.

Năm 1980, ở độ tuổi “trăng tròn”, bà cùng gia đình rời xa quê nhà, tha phương vào mảnh đất Tây Nguyên (Thôn 1, xã Gia Lâm, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng) lập nghiệp. Mang theo nỗi nhớ, cùng truyền thống tốt đẹp của gia đình để đến với miền đất đỏ Bazan. Sự thanh lịch của người miền Bắc, thêm tính cách thật thà, hào hoa phóng khoáng đậm chất Nam Tây Nguyên. Hoà trộn, cộng hưởng vào nhau, khuôn đúc lên một người nghệ nhân mẫu mực.

nghe-nhan-nguyen-thi-ninh-2-1634120836.jpg

Nghệ nhân Nguyễn Thị Ninh tại chương trình Liên hoan Chầu văn "Hương sắc Tây Nguyên"

Năm 2011, nhận thấy bản điện Ngũ Nhạc Sơn Sùng xuống cấp, Nghệ nhân Nguyễn Thị Ninh đã trùng tu, tôn tạo lại, để tiện cho việc phụng sự và chiêm bái của du khách thập phương.

Năm 2019 Ngũ Nhạc Sơn Sùng vinh dự được UNESCO chứng nhận là "Điện thờ có giá trị văn hoá kiến trúc truyền thống theo nghi lễ thờ cúng của người Việt". Với hơn 40 năm trong công tác bảo tồn và phát triển đạo Mẫu. Khắp nơi xa gần, từ già trẻ lớn bé ai cũng biết đến bà.

Mặc dù được mọi người hết mực kính trọng và tin yêu nhưng bà lại rất khiêm nhường và khuôn phép. Luôn trau dồi, học hỏi những đức tính tốt đẹp của thanh đồng đạo quan, đồng anh lính chị đi trước. “Trên theo phật thánh, dưới theo đồng thầy”. Điều này dường như đã trở thành tôn chỉ, ăn sâu vào tiềm thức của những người hành đạo chân chính - “người con của Mẫu”. Với bà đạo Mẫu hay bất kỳ tôn giáo tốt đẹp nào, thì “Đạo với đời đều phải hoà vào một”. Hướng con người ta đến cái “Tâm”cái “Đức”, đó mới chính là mục đích cao cả hơn bao giờ hết.

nghe-nhan-nguyen-thi-ninh-4-1634121017.jpg

nghe-nhan-nguyen-thi-ninh-5-1634121008.jpg

nghe-nhan-nguyen-thi-ninh-9-1634121028.jpg

Nghệ nhân Nguyễn Thị Ninh loan giá phụng hầu, cung nghinh chúc Thánh

Trao yêu thương để lan toả yêu thương

Phát huy tình thần “Tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách”. Hằng năm, Nghệ nhân Nguyễn Thị Ninh tích cực hưởng ứng các hoạt động an sinh xã hội do đảng và nhà nước phát động. Chung tay giúp đỡ đồng bào miền Trung trong các đợt thiên tai, bão lũ. Hưởng ứng cuộc phát động thường niên “Cả nước vì người nghèo” của UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Gần đây nhất bà đã trao tặng 01 tấn gạo cho những hoàn cảnh khó khăn, bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, tại thôn 1, xã Gia Lâm, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng. Một tấm lòng nhân ái. Một nghĩa cử cao đẹp thấm đượm tình người giữa tâm dịch của người hành đạo. Trao yêu thương để lan toả yêu thương.

nghe-nhan-nguyen-thi-ninh-10-1634121169.jpg

Nghệ nhân Nguyễn Thị Ninh – Hưởng ứng cuộc phát động “Cả nước vì người nghèo” của UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

nghe-nhan-nguyen-thi-ninh-a-1634294076.jpg
nghe-nhan-nguyen-thi-ninh-b-1634294104.jpg
Nghệ nhân Nguyễn Thị Ninh luôn tươi trẻ rạng ngời