Nghề nuôi bướm

Nghề nuôi bướm là một nghề lạ, tuy nhiên nó đã có ở Việt Nam từ nhiều năm trước. Nghề nuôi bướm ngoài mang lại thu nhập cho người nuôi còn khiến cho du khách thích thú mỗi khi ngắm nhìn.
nghe-nuoi-buom-1632649956.jpg
Bướm đa dạng, nhiều màu sắc. Ảnh inernet

Như chúng ta đã biết, quá trình sinh trưởng và phát triển của loài bướm là một vòng tuần hoàn khép kín: trứng - ấu trùng - sâu bướm - hóa nhộng (nhộng tạo kén) - bướm.

Bướm đa dạng, nhiều màu sắc, và tuỳ từng loại mà có tuổi thọ ngắn dài. Bướm thường sống ở khu vực có nhiều hoa, cây cối, cỏ, giúp hoa thụ phấn qua quá trình hút mật và phấn hoa.

Ngoài “ăn” hoa, bướm còn dùng vòi để hút chất lỏng trong xác chết động vật... Bướm có bướm ngày với màu sắc sặc sỡ, và bướm đêm thường có màu tối hơn. Bướm có 4 cánh, nhưng tốc độ bay chậm.

buc-tranh-buom-1632650096.jpg
Bức tranh bướm. Ảnh internet

Việc nuôi bướm tại Việt Nam nhiều năm trước được biết đến ở Bảo Lộc (Lâm Đồng), nơi có khí hậu mát mẻ, nhiều loại cây, hoa sinh trưởng tốt.

Bướm dễ nuôi, chỉ cần quây lưới quanh một khu vườn hoa trái. Bướm sau khi nuôi được dùng để khô làm tranh bướm, hoặc người nuôi bướm để bán ấu trùng, trứng, giống, con bướm. Có loài bướm độc đẹp có giá hàng triệu đồng.

Bướm dùng làm tranh được bắt từ những con bướm đẹp. Sau khi bắt bướm, bướm được tiêm hoá chất để giữ được màu sau khi chết, khô. Bức tranh bướm có khi phải dùng hàng trăm con bướm, tuỳ từng loại, có bức tranh bướm giá hàng chục triệu đồng.