Nghệ thuật và Khoa học về Thiền (Kỳ 12)

10/02/2022 06:05

Theo dõi trên

Trân trọng giới thiệu tiếp nội dung cuốn sách " Nghệ thuật và Khoa học về Thiền" của Tiến sĩ Newton Kondaveti, M.D Chitra Jha, được ấp ủ và hình thành bởi Tiến sĩ Newton Kondaveti, M.D do TS Nguyễn Hoàng Điệp hiệu đính sửa chữa bản tiếng Việt lần cuối và Nhà xuất bản Dân Trí ấn hành

Chương 11

Các giai đoạn của Thiền

Thiền là một quá trình hệ thống tiến triển thông qua nhiều giai đoạn khác nhau. Những giai đoạn này đưa người Thiền tập từ sự thư giãn đơn giản đến trạng thái ý thức cao hơn, chân thật hơn, từ suy nghĩ sang không suy nghĩ, từ ý thức sang nhận thức thuần tuý, từ hữu hình sang vô hình, từ tư thế ổn định và thoải mái cho đến trạng thái Niết bàn. Những giai đoạn này là những cấp độ khác nhau của cuộc hành trình nội tâm, thông qua trải nghiệm trực tiếp.

chuythienf1b-1644417829.jpg
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

 

Ba khía cạnh của sự sống

Thiền bao gồm ba khía cạnh của sự sống. Có một “đối tượng” đang được quan sát. Sau đó có một “quá trình” quan sát đối tượng; và một “người quan sát” đang quan sát quá trình và cả đối tượng; thông qua giác quan và tâm trí.

Đối tượng được quan sát chứa đựng nhiều cấp độ từ thô đến tinh vi cho đến vi tế. Ví dụ, hơi thở thô đưa chúng ta đến với năng lượng, là một phần vi tế của hơi thở. Tương tự, nhiều cấp độ của quá trình tinh thần, bản thân tâm trí và những khía cạnh tinh vi của tính cách chúng ta cũng có thể được tiếp cận thông qua hơi thở của mình.

Quy trình

Quá trình Thiền giúp cho nhận thức của chúng ta di chuyển từ đối tượng thô đến những thành phần tinh vi của nó. Mỗi đối tượng thô bao gồm năm yếu tố gọi là Panchabhutas; đất, nước, lửa, khí và Vũ trụ. Yếu tố đất tượng trưng cho sự vững chắc của cơ thể. Yếu tố lửa tượng trưng cho năng lượng và nhiệt. Yếu tố nước tượng trưng cho cảm xúc. Và yếu tố Vũ trụ tượng trưng cho sự tĩnh lặng.

Năm yếu tố này bao gồm nhiều khía cạnh tinh vi hơn gọi là Panchatattvas, và sau đó còn có những thành phần khác vi tế hơn nữa gọi là Gunas, như là Sattva, Rajas và Tamas. Tamas nghĩa là uể oải, Rajas nghĩa là bồn chồn và Sattva nghĩa là điềm đạm.

Thiền sâu khi chúng ta buông bỏ cấp độ thô của đối tượng đang được quan sát. Nếu không vượt qua được giai đoạn này, bạn sẽ bị tắc lại trên cấp độ bề mặt của Thiền. Ví dụ, nhận thức hơi thở bị đánh mất chỉ khi chúng ta đối diện với năng lượng Pranic tiềm ẩn.Vượt trên trải nghiệm về “đối tượng” là Bản thể đích thực. Trong giai đoạn cuối của Thiền, chúng ta trải nghiệm “Bản thể” này. Đây gọi là giai đoạn Tự Nhận Thức.

Khi Thiền định tiến triển, sự chú ý chuyển từ đối tượng cũ và những thành phần vi tế của nó sang quá trình cảm giác và tinh thần,từ đó thông qua đó các thành phần được quan sát.Quá trình Thiền bao gồm năm giác quan hay Karmendriyans và tất cả năm giác quan nhận thức hay Jnanendriyans. Nó bao gồm bốn chức năng của tâm trí gọi là Manas, nghĩa là biết; Chitta, nghĩa là quyết định; Ahamkara, nghĩa là đánh giá; và Buddhi, nghĩa là phân biệt; cùng với dòng năng lượng vi tế Prana. Khi một người Thiền tập trở nên hợp nhất tuyệt đối với quá trình Thiền, cô ấy/anh sẽ đi sâu hơn vào bên trong hướng tới Bản thể hay trung tâm của Tâm thức.

Sự chú ý ở đây là về bản thân người quan sát, là khía cạnh vi tế nhất thuộc một cá tính của TẤT CẢ VỐN LÀ. Đây là một trạng thái tinh vi đến nỗi mà nó không thể giải thích được bằng lời.

Khía cạnh tốt nhất của Buddhi có thể được xem là một phần của cá nhân người quan sát. Do đó, những ai đạt được trạng thái này sẽ trở thành Đức Phật.

Các giai đoạn chính của Thiền

Nhiều giáo viên đã từng giải thích các giai đoạn Thiền một cách khác nhau, nhưng nó đều quy về ba giai đoạn chính của Thiền.

Giai đoạn đầu tiên:Người Thiền tập trở nên ý thức về cơ thể và tâm trí. Nhận thức được tập trung vào hơi thở và đạt đến trạng thái yên lặng.

Giai đoạn hai:Người Thiền tập bắt đầu khám phá và phát triển nhận thức về bản thể nội tâm, khi quan sát các suy nghĩ đi vào và đi ra.

Giai đoạn ba:Người Thiền tập bước đến cánh cửa của Thiền định sâu nhất. Đây là giai đoạn mà suy nghĩ ngừng lại và không còn cảm nhận thấy hơi thở. Giờ đây, phần vô thức hiển lộ chính mình và nhận thức về Năng lượng Nguồn hay Sức Mạnh Cao Hơn diễn ra. Giai đoạn này dẫn đến nhận thức “Bản Thể”, nằm ngoài những nét tính cách, mong muốn, ước mơ, hình ảnh và hình dáng. Nó là một cấp độ sống hoàn toàn khác, vượt ngoài khái niệm.

Con đường của Đức Phật

Gutama, Đức Phật, đã chỉ ra năm giai đoạn quan trọng của Thiền, đó là:

Kayanupassna hay chú ý trên thân.

Bhavanupassna hay chú ý vào cảm xúc.

Chittanupassna hay chú ý vào suy nghĩ.

Dhammanupassna hay chú ý vào dhammas, các Quy Luật Vũ trụ của Tự nhiên.

Vipassna hay chú ý vào những hiểu biết về bản chất của thực tại.

Nirvana hay chú ý vào phước lành và sự tĩnh lặng.

Nói đơn giản, sự chú ý di chuyển từ thô đến các cấp độ vi tế nhất của sự sống. Khi nó vượt qua tất cả cấp độ, nhận thức của họ lui vào phía sau và niềm phúc lạc ẩn sâu lúc này được trải nghiệm. Cảm giác phúc lạc tinh vi hơn rất nhiều so với cảm xúc hân hoan, vui sướng.Sau cảm nghiệm về sự phúc lạc, nhận thức chạm đến một trải nghiệm sâu hơn của Bản Thể. Giai đoạn này dẫn đến một trạng thái tĩnh tại không thể diễn tả thành lời.

Con đường của Maharishi Patanjali

Maharishi Patanjali đã miêu tả bốn giai đoạn của Thiền như sau:

Pratyahara hay rút lui, là giai đoạn mà tâm trí được rút ra khỏi đối tượng cảm giác. Tại đây, người Thiền tập rút sự tập trung ra bên ngoài của anh ta và đưa nó về với hơi thở. Dần dần, tất cả sự kết nối với những cảm giác bên ngoài được cắt đứt và một sự tĩnh lặng tuyệt vời được trải nghiệm. Hơi thở bắt đầu trở nên ngày càng ngắn hơn. Cuối cùng, nó trở nên ngắn đến nỗi nó chỉ có thể được cảm nhận ở phần trên của mũi, giữa hai lông mày.

Nỗ lực lặp đi lặp lại để đưa tâm trí về với hơi thở là giai đoạn Dharana hay sự tập trung duy nhất nơi mà những giác quan nội tâm bắt đầu được kích hoạt. Ở đây ý thức tập trung duy nhất vào một đối tượng, mà không bị dao động khỏi nó. Đây là bước đầu tiên tiến vào Thiền sâu. Ở giai đoạn này, người Thiền tập ý thức về hành động Thiền, hơi thở của chính mình. Do đó, người Thiền tập, hành động Thiền và hơi thở vẫn được xem là tách biệt. Đây là giai đoạn có thể bị gián đoạn bởi dòng suy nghĩ, ấn tượng hay cảm giác. Nó cũng là giai đoạn chúng ta bắt gặp các hiện tượng kỳ lạ.

Dhyana là giai đoạn hợp nhất dễ dàng với đối tượng được chọn. Giờ đây, người Thiền tập không còn ý thức về hành động Thiền, nhưng anh ta vẫn ý thức về sự hiện hữu của mình và hơi thở. Tuy nhiên, tâm trí vẫn duy trì hoàn toàn đắm chìm vào hơi thở; tạo ra sự tĩnh lặng sâu sắc và ý thức phi nhị nguyên. Tại đây, sự chú tâm vẫn không bị gián đoạn trong một thời gian. Không có bất kỳ một sự gián đoạn nào. Khi Dhyana đạt được nhiều lần, cảm giác bình an và hưng phấn được sinh ra. Những cảm giác này cân bằng sự phẫn uất của tâm trí đối với việc thực hành chú tâm vào một điểm duy nhất. Ngay khi người Thiền tập bắt đầu trải nghiệm Dhyana, anh ta tận hưởng Thiền và thêm động lực để tiếp tục thực hành. Ở giai đoạn này, chúng ta bắt đầu du hành trong các cơ thể vi tế cao hơn của chúng ta.

Samadhi hay sự hấp thụ huyền bí là giai đoạn nhất tâm. Đó cũng là giai đoạn chúng ta có được tất cả câu trả lời. Giai đoạn này bắt đầu khi mối quan hệ giữa tâm trí và hơi thở trở nên sâu sắc đến một mức độ mà tâm trí không còn nhận thức về bất kỳ điều gì khác. Giai đoạn này, người Thiền tập trải qua sự thanh thản hoàn toàn và hợp nhất toàn bộ tâm trí với Bản Thể. Đây là chiều kích của tính không. Không có nhận thức và phi-nhận thức ở đây; chỉ duy nhất tồn tại thực thể không phân biệt. Người quan sát, quá trình quan sát và đối tượng được quan sát hòa vào thành một trải nghiệm liên tục. Giai đoạn trên, chúng ta không còn bị ảnh hưởng bởi tính nhị nguyên của sinh và tử, được và mất, hay hạnh phúc và khổ đau. Đây là trạng thái yoga hay sự thống nhất của ánh sáng riêng biệt với ánh sáng Thiêng Liêng.

Con đường của Brahmarshi Patriji

Brahmarshi Patriji đã giải thích các Giai đoạn của Thiền là “ba điều xảy ra”.

Giai đoạn “xảy ra” đầu tiên khi chúng ta hoà vào dòng chảy tự nhiên, bình thường, mềm mại, đơn giản, dễ dàng, dịu dàng, nông, tĩnh lặng, bình an của hơi thở. Ở giai đoạn này, tâm trí trở nên gần như trống rỗng.

Giai đoạn thứ hai xảy ra khi một lượng lớn năng lượng Vũ trụ tràn vào tâm trí gần như trống rỗng. Do Tự Nhiên không chứa chân không, nó lấp đầy tâm trí trống rỗng với lượng năng lượng Vũ trụ tương ứng. Tất cả năm giác quan trở nên rất nhạy bén vào suốt giai đoạn này.

Giai đoạn thứ ba xảy ra khi đủ năng lượng Vũ trụ tràn vào cơ thể vật lý và kích hoạt con mắt thứ ba hay các giác quan nội tâm. Đó là giai đoạn đem đến các trải nghiệm Con Mắt Thứ Ba.

Tầm quan trọng của việc hiểu về các giai đoạn này

Điều quan trọng là cần có hiểu biết về những giai đoạn của Thiền, để trở nên ý thức hơn về sự tiến bộ của một người. Với nhận thức về quá trình, người Thiền tập cảm thấy được khích lệ theo đuổi chiều sâu của việc tự vấn bản thân, để cuối cùng trải nghiệm cốt lõi bản thể vĩnh hằng của anh ta. Song, để đạt đến giai đoạn cuối cùng cần thời gian, kiên nhẫn và sự thành thạo. Nó đòi hỏi cần phải trôi theo dòng chảy.

Khi ta đã rõ ràng về mục đích Thiền của mình và thực hành kiên định, bạn đang sắp sửa đạt tới sự tinh thông. Hãy hạn chế việc so sánh sự tiến bộ của bản thân với người khác. Hãy tiến lên với tốc độ của riêng mình, thành thạo từng giai đoạn, qua sự thả lỏng và vui vẻ. Dần dần, Thiền sẽ chuyển hoá cơ thể, tâm trí và linh hồn của bạn.

Ba yếu tố quan trọng của thực hành Thiền là: Phát triển trí tuệ, nhận thức sâu sắc về tinh tuý của bản thể của chúng ta và ngày càng sống dựa trên tinh tuý đó.

Trải nghiệm Tâm Thức Thiêng Liêng - Atman - Bản Thể

“Atman” là Bản Thể nay là trung tâm vĩnh hằng của nhận thức thuần tuý, là cái chưa bao giờ được sinh ra và chưa bao giờ chết đi. Nó là Ánh Sáng hay Tâm Thức Thiêng Liêng.

Khi Thiền, mục đích của chúng ta là có một trải nghiệm trực tiếp về Bản Thể, và mỗi một thiền sinh trải nghiệm nó theo cách khác nhau. Nó giống như câu chuyện về người mù và con voi. Một người đàn ông mù sờ vào răng con voi và miêu tả con voi là cái gì đó sắc nhọn. Một anh mù khác sờ vào cái đuôi và nói: “Con voi dài và mỏng”. Người thứ ba sờ vào một bên tai và nói: “Các anh đều sai rồi, con voi mỏng dẹt và nhăn nheo”. Tương tự, mỗi người trải nghiệm Tâm Thức theo cách khác nhau. Trí tuệ nằm ở nơi có sự tôn trọng tất cả các trải nghiệm như một phần của TẤT CẢ NHƯ LÀ, thứ được miêu tả là không thể miêu tả được.Chúng ta phải hiểu rằng dù “Tâm Thức” rất rộng lớn, chúng ta vẫn có thể có một mối quan hệ cá nhân với nó thông qua trải nghiệm của chúng ta. Tất cả các trải nghiệm đều mang tính cá nhân cao về bản chất.

Tóm lược

Thiền là một quá trình mang tính hệ thống, tiến triển qua các giai đoạn khác nhau.

Các giai đoạn Thiền có các cấp độ khác nhau của hành trình nội tâm, thông qua trải nghiệm trực tiếp.

Thiền làm việc với ba khía cạnh: Đối tượng được quan sát, quá trình quan sát, và người quan sát.

Khi Thiền tiến triển, nhận thức chuyển từ đối tượng thô sang các thành tố vi tế hơn của nó.

Quá trình Thiền bao gồm năm giác quan hoạt động hay karmendriyans và năm giác quan nhận thức hay jnanendriyans.

Những vị thầy khác nhau giải thích các giai đoạn Thiền khác nhau, nhưng nó tựu chung về ba giai đoạn chính của Thiền.

Giai đoạn đầu tiên, Thiền sinh trở nên ý thức về cơ thể và tâm trí.

Giai đoạn thứ hai, Thiền sinh bắt đầu khám phá và phát triển nhận thức về bản thể nội tâm.

Giai đoạn thứ ba, dòng suy nghĩ dừng lại và hơi thở không còn được cảm nhận.

Gautama, Đức Phật, đã đưa ra năm giai đoạn quan trọng của Thiền.

Nói đơn giản, sự chú tâm chuyển từ cái thô sang các cấp độ vi tế nhất của sự sống.

Maharishi Patanjali đã miêu tả bốn giai đoạn của Thiền.

Pratyahara hay rút lui là giai đoạn mà tâm trí được rút khỏi các đối tượng giác quan.

Nỗ lực không ngừng đưa tâm trí trở về với hơi thở là giai đoạn Dharana.

Dhyana là giai đoạn hợp nhất dễ dàng với hơi thở.

Samadhi bắt đầu khi mối quan hệ giữa tâm trí và hơi thở thêm sâu sắc tới một mức độ mà tâm trí không còn nhận biết bất kỳ điều gì khác.

Brahmarshi Patriji đã giải thích những giai đoạn của Thiền là “ba điều xảy ra”.

Điều quan trọng là cần hiểu biết về các giai đoạn của Thiền để trở nên nhận thức hơn về sự tiến bộ của một người từ Thiền.

Nếu bạn đã rõ ràng về mục đích Thiền của mình và thực hành kiên định, bạn sẽ sớm đạt đến sự thành thạo.

Mỗi Thiền sinh trải nghiệm “Bản Thể” theo một cách độc đáo.

“Hãy đi tìm sự thật trong Thiền, chứ không phải trong những cuốn sách mốc meo. Hãy nhìn lên bầu trời để tìm thấy mặt trăng, chứ không phải nhìn xuống cái ao”.

Ngạn ngữ Ba Tư

(Còn nữa)

Bạn đang đọc bài viết "Nghệ thuật và Khoa học về Thiền (Kỳ 12)" tại chuyên mục Văn hóa - Xã hội. | Hotline: 08.4646.0404 | Email: toasoan@vanhoavaphattrien.vn