Nghệ thuật và Khoa học về Thiền (Kỳ 15)

13/02/2022 06:05

Theo dõi trên

Trân trọng giới thiệu tiếp nội dung cuốn sách " Nghệ thuật và Khoa học về Thiền" của Tiến sĩ Newton Kondaveti, M.D Chitra Jha, được ấp ủ và hình thành bởi Tiến sĩ Newton Kondaveti, M.D do TS Nguyễn Hoàng Điệp hiệu đính sửa chữa bản tiếng Việt lần cuối và Nhà xuất bản Dân Trí ấn hành

Chương 14

Khoa học đằng sau Thiền

Thiền đã trở thành tâm điểm nghiên cứu khóa học vào nửa sau của Thế kỷ XX, nhờ có một số các nhà khoa học với mối quan tâm về tâm linh, họ đã rất tò mò về các hoạt động thần kinh của não bộ trong khi Thiền. Các nhà thần kinh học này đã cố gắng đánh giá những thay đổi sinh lý được gây ra bởi Thiền, bằng cách quét hoạt động não bộ cả trước và trong khi Thiền. Họ đã thực hiện nhiều cuộc thử nghiệm, quan sát các yogi và các Lạt ma Tây Tạng trên máy quét não để kiểm tra những chức năng sinh lý của họ trong lúc Thiền sâu.

chuythienf1b-1644684274.jpg
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

 

Nghiên cứu này đã dẫn đến hàng ngàn các tài liệu được xuất bản để xác nhận tác động của Thiền lên quá trình trao đổi chất, huyết áp, sự kích hoạt toàn bộ bộ não và các quá trình thể chất khác. Nhiều nghiên cứu lâm sàng khác cũng đã chứng minh hiệu quả của Thiền trong việc giảm căng thẳng và đau nhức.

Chúng ta hãy cùng tìm hiểu chính xác Thiền định tác động đến các hệ thống trong cơ thể chúng ta như thế nào:

Sóng não

Não bộ của chúng ta là một cơ quan điện hoá, sử dụng năng lượng điện từ để hoạt động. Các tế bào não hay tế bào thần kinh liên lạc với nhau bằng điện tích. Hoạt động điện này phát ra từ não mọi lúc và được hiển thị dưới dạng sóng có thể được ghi lại trong EEG (Electro-Encephalogram) -Điện não đồ.

Sóng não có thể được chia thành 5 trạng thái dựa trên tần sóng của chúng, nghĩa là số lần một sóng lặp lại trong một giây (số lượng dao động); và biên độ, nghĩa là độ dịch chuyển lớn nhất từ giá trị cơ bản bằng 0, trong một dao động (độ mạnh của dao động).

Sóng Beta: 13-38 vòng mỗi giây

Sóng Alpha: 7-13 vòng mỗi giây

Sóng Theta: 4-7 vòng mỗi giây

Sóng Delta: 15-4 vòng mỗi giây

Theo biểu đồ EEG, số lần lượn sóng biểu thị tần số của sóng điện não và chiều cao của một sóng lượn biểu thị biên độ của nó. Mỗi loại sóng não được dựa trên một dải tần số và biên độ, được liên kết với một trạng thái của ý thức. Khi chúng ta chuyển từ một trạng thái ý thức này sang một trạng thái khác, tần số tăng lên và biên độ giảm đi, hoặc ngược lại. Song, những trạng thái sóng não này không thực sự là những trạng thái tách biệt. Chúng chuyển từ một trạng thái sang trạng thái khác của hoạt động não bộ liên tục. Việc phân loại này chỉ để giúp chúng ta dễ hiểu, vì chúng miêu tả những thay đổi mà chúng ta thấy ở sóng não trong suốt các hoạt động khác nhau.

Sóng não beta

Sóng não beta có tần số từ 13-38 mỗi giây. Đây là trạng thái tỉnh táo bình thường của chúng ta khi chúng ta ý thức đầy đủ: Tham gia vào công việc, trò chuyện, tập trung và suy nghĩ lo-gic. Khi chúng ta nói chuyện bình thường, sóng não trung bình khoảng 14 vòng một giây, khi chúng ta căng thẳng hoặc hoảng sợ, vòng sóng sẽ tăng lên. Ví dụ, nếu bạn đang tận hưởng bữa ăn bên gia đình tại nhà hàng và đứa con của bạn đột nhiên va vào bàn, thì sóng não của bạn lập tức sẽ tăng tốc.

Ở trạng thái beta, chúng ta liên tục tương tác với Thế giới và phản ứng của chúng ta với nó.

Sóng não Alpha

Sóng não Alpha dao động trong khoảng 7 đến 13 vòng một giây. Đây là trạng thái thư giãn tỉnh táo, được quan sát trong khi Thiền, dưới trạng thái thôi miên và khi chúng ta không bị kích động bởi bất kỳ cảm xúc nào. Giai đoạn này thường được gọi là trạng thái siêu học.

Sóng não Alpha được xem là dải hoạt động não bộ lành mạnh nhất. Trẻ nhỏ tự nhiên có sóng não alpha chiếm ưu thế, nhưng khi chúng ta bước vào giai đoạn thiếu niên và trưởng thành, chúng ta dành nhiều thời gian hơn ở trạng thái beta.

Sóng não Theta

Sóng não Theta dao động trong 4-7 vòng một giây. Đây là trạng thái mơ mộng, ngủ mơ, sáng tạo, Thiền sâu, du hành thể vía, nhận thức ngoại cảm, trải nghiệm Con Mắt Thứ Ba.

Trạng thái Theta là một trạng thái tinh thần tích cực. Ở trạng thái này, chúng ta dễ đón nhận các ý tưởng tuôn chảy tự do, không bị ảnh hưởng bởi sự phán xét hay tội lỗi. Trạng thái này đạt được một cách tự nhiên quacác hoạt động thường xuyên hằng ngày diễn ra một cách tự động nên chúng ta không cần dùng đến ý thức để làm; ví dụ: Tắm, cạo râu, đánh răng,v.v…

Sóng não Delta

Sóng não Delta thể hiện tần số thấp nhất, khoảng 1,5-4 vòng mỗi giây; nhưng lại có biên độ cao nhất. Đây là trạng thái ngủ say không mơ. Các bé sơ sinh và trẻ nhỏ đạt được trạng thái này dễ hơn người lớn.

Sóng não Gamma

Loại sóng não Gamma bất chấp tất cả mọi logic vì ở trạng thái này, sóng não đạt khoảng 39 đến 100 vòng mỗi giây. Sóng não Gamma được ghi lại từ chấn thương hoặc tai nạn, khi thời gian dường như chậm lại và não bộ trở nên tỉnh giác cao độ. Não bộ cũng vận hành trong trạng thái Gamma khi chúng ta chìm đắm vào công việc đến mức mất nhận thức về thời gian. Chúng ta làm việc hiệu quả nhất khi ở trạng thái sóng nãoGamma.

Cộng hưởng schumann

Cộng hưởng Schumann là một phương trình, kết luận rằng hệ thống con người rung động ở tỷ lệ khoảng 8 vòng mỗi giây. Các nhà vật lý học khẳng định rằng Trái đất cũng rung động ở mức 8 vòng mỗi giây. Thực tế thì các hệ thần kinh của tất cả các hình thức sống trên hay dưới bề mặt Trái đất đều hòa vào tần số này. Điều này cũng xảy ra với tần số não bộ trong Thiền. Tần số này làm não bộ con người thư giãn và tạo ra một sự cộng hưởng hòa hợp vô hình giữa Trái đất - thực thể sống và con người. Khi duy trì ở tần số beta, chúng ta ngừng cộng hưởng với Trái đất và đánh mất sự cân bằng tự nhiên của chúng ta. Thực tế này giải thích vì sao chúng ta trải nghiệm cảm giác hòa hợp và bình an trong khi Thiền. Quá trình quay trở về cùng tần sóng với Trái đất được gọi là hiện tượng đồng bộ.

Con người chúng ta cũng như hành tinh của chúng ta là những thực thể điện từ và chúng ta có tần số cơ sở của chúng ta, là tần số có lợi nhất cho chúng ta. Tần số nào thấp hơn hay cao hơn đều gây hại cho chúng ta tuỳ theo mức độ ít hơn hay nhiều hơn! Ví dụ, Tia X dao động ở tần số gần 2 nghìn tỷ rung động mỗi giây. Đó là lý do vì sao những tia này lại có hại cho chúng ta. Các rung động cao gây hại khác là lò vi sóng, sóng điện từ phát ra từ máy tính, tivi, điện thoại di động và nhiều thiết bị điện, điện tử khác.

Thiền và sóng não

Một quan sát quan trọng nhất mà các nhà khoa học từng thực hiện đó là sự thay đổi không thể chối cãi ở sóng não trong khi Thiền. Các dạng EEG được thấy trong Thiền là rất khác so với trạng thái khi ngủ hay trong trạng thái thôi miên. Một số tìm kiếm EEG phổ biến đã chỉ ra sự chậm lại theo nhịp điệu của sóng não xuống còn khoảng 7- 8 sóng mỗi giây và tác động này tiếp tục thêm một thời gian sau khi Thiền kết thúc. Các thay đổi EEG cũng nói lên được một Thiền sinh đã tiến bộ nhiều bao nhiêu trong quá trình luyện tập.

Khi chúng ta quan sát hơi thở của mình lúc Thiền, sóng não beta tự nhiên chậm lại sang trạng thái sóng alpha và cuối cùng liên tục dao động giữa trạng thái sóng Theta và Alpha. Sóng não Gamma được ghi lại khi hoạt động tư duy cao hơn; đó la thông tin tâm linh được tích hợp. Những người Thiền nâng cao sản sinh ra sóng não gamma khi Thiền.

Trạng thái Alpha khiến cho người Thiền tập tỉnh thức mạnh về môi trường của anh ta, đó là sự tỉnh táo thư giãn. Trạng thái này cũng đảm nhiệm việc nâng cao sự nhạy cảm của người thực hành với Thế giới.Các nghiên cứu khoa học về sinh lý học thần kinh của Thiền đã liên tục chỉ ra sự tăng lên về các trạng thái sóng alpha, theta và gamma, ngay cả khi người thực hành không trải qua một cách ý thức trải nghiệm Thiền độc đáo nào.

Trẻ nhỏ không cần phải Thiền bởi vì những trạng thái này đến với chúng một cách tự nhiên. Khi cuộc sống tiếp quản, não bộ bắt đầu dành nhiều thời gian qua trạng thái beta siêu tỉnh táo, khiến cho chúng ta lo lắng và căng thẳng.

Thiền và hoạt động não bộ

Thiền tập hợp các niềm tin trực quan được hỗ trợ bởi bán cầu não phải và tư duy logic khoa học được hỗ trợ bởi bán cầu não trái, cùng gặp gỡ và tham gia, vì cả hai đều cần thiết và quan trọng cho cuộc sống.

Nó cũng ảnh hưởng tới hoạt động ở các vùng khác nhau của bộ não.

Hoạt động tăng lên ở vùng vỏ não trước trán trái

Vỏ não trước trán, được biết đến là Trung Tâm Ức Chế, là vùng não bộ khiến chúng ta ngừng lại và suy nghĩ về mọi việc. Nó rất giỏi trong việc phân tích và hoạch định, nhưng cần nhiều thời gian để ra quyết định. Khi Thiền, các nhà khoa học quan sát được rằng hoạt động tăng lên ở vùng thùy trước trán trái, phần não bộ đảm nhiệm về hạnh phúc, thư giãn và cân bằng cảm xúc; và hoạt động giảm đi ở vùng thùy trước trán phải, vùng liên quan tới trầm cảm và sự lo ngại. Điều này làm giảm sự sản sinh hormone căng thẳng Cortisol. Hiện tượng này cũng làm cho những người Thiền tập phục hồi nhanh hơn từ các sự kiện tiêu cực và duy trì cấp độ cao hơn của những tế bào miễn dịch nhất định.

Ngược lại, khi con người căng thẳng, lo âu và trầm cảm, vỏ não trước trán phải của họ hoạt động quá mức và võ não trước trán trái lại hoạt động yếu đi.

Hoạt động giảm đi ở thùy trán

Thùy trán là vùng não bộ tiến hoá nhất. Nó đảm nhiệm cho hoạt động lý luận và lên kế hoạch. Hầu như không có bất kỳ hoạt động nào có thể được nhìn thấy ở vùng não bộ này, trong khi Thiền; cung cấp cho nó đủ thời gian nghỉ ngơi cần thiết, và nó có thể hoạt động hiệu quả hơn khi được yêu cầu.

Hoạt động giảm đi ở thùy đỉnh

Thùy đỉnh có nhiệm vụ xử lý các thông tin cảm quan về thế giới xung quanh. Nó giúp chúng ta định hướng thời gian và không gian. Trong Thiền, phần não bộ này hoạt động chậm lại, tạo ra cảm giác vượt thời gian.

Hoạt động giảm đi ở đồi thị

Đồi thị là người gác cổng của các giác quan. Đây là cơ quan đưa tất cả những dữ liệu cảm quan đi vào sâu vào não bộ. Nó cũng ngăn các tín hiệu khác, ví dụ khả năng ngoại cảm tiếp cận bộ não. Khi Thiền, dòng thông tin cảm quan giảm đi đáng kể, do đó mở ra cho chúng ta đón nhận thông tin ngoại cảm.

Hoạt động giảm đi ở thể lưới

Thể lưới hoạt động như người lính gác của bộ não. Nó nhận các kích thích đến từ giác quan và đặt não bộ vào trạng thái cảnh giác cao độ; ở trạng thái sẵn sàng phản ứng. Lúc Thiền, tín hiệu kích thích này yếu đi và cảm giác thư giãn sâu được sinh ra.

Thiền và hệ thần kinh tự chủ

Như tên gọi của nó, Hệ Thần Kinh Tự Chủ về bản chất là không tự nguyện. Nó được chia thành hệ thần kinh giao cảm và hệ thần kinh đối giao cảm. Hệ thần kinh giao cảm là hệ “chiến đấu, chạy trốn, hay đóng băng”, đảm nhiệm các phản ứng của chúng ta trước căng thẳng và sợ hãi, khi cơ thể đang bị đe dọa. Nó quyết định, liệu chúng ta nên giận dữ, lo lắng hay sợ hãi trước một tình huống. Do nó liên kết với nhu cầu sinh tồn của con người, nên nó có tác động mạnh mẽ lên cảm xúc và hành xử của chúng ta.

Không giống như vùng vỏ não trước trán cần nhiều thời gian để ra quyết định, hệ thần kinh giao cảm, đơn giản hơn và cũ hơn về mặt tiến hoá.Nó nhanh chóng phán xét tình huống và kích hoạt phản ứng chiến đấu, chạy trốn hay đóng băng. Do đó, nó rất hữu ích cho các quyết định bảo toàn sự sống của vùng vỏ não trước trán có thể phản hồi. Vấn đề khởi sinh khi cơ chế nguyên thủy này “đánh hơi” nguy hiểm qua một tình huống không hề đe dọa sự sống. Ở xã hội đương đại của chúng ta, các mâu thuẫn xã hội xảy ra phổ biến. Đôi lúc một tình huống vô hại nhưng gây náo động cảm xúc cũng có thể kích hoạt hệ thần kinh giao cảm và sinh ra nỗi sợ hay cơn giận không thể kiểm soát. Điều này thường dẫn đến mâu thuẫn, lo âu và căng thẳng.

Thiền làm giảm hoạt động của hệ thần kinh giao cảm, làm giãn mạch máu một cách hiệu quả và giảm sự sản sinh các hormone căng thẳng như Adrenaline, Non- Adrenaline và Cortisol. Điều này giúp giảm chứng tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, co thắt mạch máu và dày động mạch vành.Một người Thiền tập có kinh nghiệm có thể can thiệp vào khoảng cách ¼ giây, giữa thời gian một sự kiện diễn ra và hệ thần kinh giao cảm phản ứng với nó. Một người Thiền tập lão luyện thậm chí có thể chuyển hướng phản ứng này thành những cảm xúc tích cực và mang tính xây dựng.

Hệ thần kinh đối giao cảm hoạt động trong suốt thời gian nghỉ ngơi. Nó giúp chúng ta tiêu hóa thức ăn và chuyển hoá chất dinh dưỡng. Nó cũng điều tiết hệ bài tiết. Nhiều thử nghiệm được thực hiện trên những người Thiền tập, sử dụng công nghệ MRI để giám sát hoạt động não bộ khi Thiền, đã phát hiện ra rằng: Thiền kích hoạt các khu vực não bộ phụ trách hệ thần kinh đối giao cảm; bằng cách đó, giúp cải thiện các chức năng cơ thể khác nhau.

Thay đổi cấu trúc não bộ

Thiền cả nghĩa đen và nghĩa bóng có thể “điêu khắc” bộ não.Những nghiên cứu đã chỉ ra có sự tác động làm thay đổi và sự bền vững não bộ của người hành Thiền. Họ cũng thể hiện chất xám dày hơn ở phần não trước - nơi chịu trách nhiệm về sự chú ý và xử lý cảm giác. Điều này cải thiện hiệu quả của người Thiền tậpbền bỉ, dẻo dai.Thiền cũng được biết đến là làm chậm suy giảm trí não do lão hoá gây ra.

Thiền và hóa học suy nghĩ

Mỗi suy nghĩđều tác động đến cơ thể chúng ta về mặt vật lý. Ví dụ, khi chúng ta đang làm gì đó dễ chịu, nó bắt nguồn như một suy nghĩ từ não của chúng ta. Để phản hồi lại suy nghĩ này, não bộ tiết ra một chất gọi là Dopamine, làm cho chúng ta cảm thấy hưng phấn. Nói theo cách khác, suy nghĩ sản sinh một vài “chất” cho chúng ta trải nghiệm. Do vậy, những gì ta đang nghĩ quyết định cảm xúc của chúng ta. Tương tự, khi chúng ta căng thẳng, suy nghĩ căng thẳng khiến tuyến thượng thận tiết ra hormone Cortisol, làm cho chúng ta cảnh giác với thời gian ngắn, nhưng lại phá hủy các tế bào não trong thời gian dài. Nó chỉ ra rằng suy nghĩ làm ảnh hưởng tới hormone của chúng ta và điều này ảnh hưởng tới sinh học của chúng ta.Mối liên hệ giữa suy nghĩ hormone tiết lộ rằng não bộ con người không cố định như nhiều nhà khoa học đã từng giả định trước kia. Chúng ta thực chất có nhiều quyền kiểm soát hơn đối với cảm xúc và suy nghĩ của chúng ta. Khi Thiền, chúng ta trở nên nhận thức về dòng suy nghĩ của mình và dần dần đạt đến trạng thái không suy nghĩ; điều này có nghĩa là chúng ta duy trì ở trạng thái cân bằng nội môi trong một khoảng thời gian. Trạng thái này cực kỳ có lợi cho cơ thể của chúng ta.

Thiền và việc sản xuất hormone

Thiền kiểm soát các chất hóa học trong máu của chúng ta theo nghĩa đen, bằng cách tăng lên hay giảm đi việc sản xuất một hormone quan trọng. Một số hormone đó là:

Serotonin

Thiền làm tăng việc sản xuất Serotonin trong đường tiêu hóa. Serotonin được biết đến là “hormone hạnh phúc” và đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏecon người. Nó điều tiết tâm trạng, cảm giác thèm ăn, chuyển động ruột, giấc ngủ, co thắt cơ bắp, cân bằng nội môi, đông máu và làm lành vết thương. 

Melatonin

Melatonin được biết đến là “hormonebóng tối”, vì nó được sản xuất ở điều kiện tối hoàn toàn bởi tuyến tùng, “nơi ẩn trú của linh hồn”. Thiền được thực hiện trong bóng tối hay vào ban đêm sẽ làm tăng sự tuôn chảy của melatonin, hormoneliên quan tới việc điều chỉnh giấc ngủ. Nó cũng làm tăng các chất chống ung thư và nâng cao hệ miễn dịch.

Một nghiên cứu khoa học đã phát hiện ra rằng Thiền trước khi ngủ sẽ làm tăng mức độ Melatonin cho chỉ mỗi đêm đó. Sự khám phá này đề xuất việc thực hành Thiền ‘thường xuyên’ là điều quan trọng nhất.

DHEA (De-Hydro-Epi-Androsterone)

Sự gia tăng mức DHEA là một trong những lợi ích sinh học đầu tiên của Thiền được quan sát thấy. DHEA là hormonenâng cao miễn dịch, được sản xuất bởi tuyến thượng thận, tuyến sinh dục và não bộ. Nó giúp phòng ngừa và điều trị ung thư, bệnh tim mạch và tiểu đường. Nó cũng có lợi cho xương, cơ bắp, huyết áp, thị lực và thính giác. Nó là prohormone mà ở đó các hormonenam và nữ được phát triển; vì thế, nó là một nguồn sinh lực và sức trẻ. Mức độ DHEA nâng cao khiến cho con người cảm thấy và có bề ngoài đẹp hơn.

Lo âu và căng thẳng làm giảm mức DHEA bình thường trong máu, trong khi Thiền nâng các mức độ này lên. Khi phụ nữ có thai Thiền định, mức DHEA được nâng lên sẽ giúp em bé phát triển trong bụng mẹ. Nó cũng giúp làm tăng sữa mẹ.DHEA là lý do vì sao những người Thiền tập trông trẻ hơn so với tuổi niên đại của họ! Một nghiên cứu khoa học được thực hiện trên những người đã thiền trên năm năm và phát hiện ra tuổi sinh học của họ trẻ hơn tuổi niên đại của họ 12 năm.

Endorphins

Endorphins được sản xuất bởi tuyến yên và vùng dưới đồi. Chúng giúp giảm đau, tăng khả năng chịu đau và đẩy mạnh sức khỏe. Người ta đã nhận thấy mức Endorphins tăng lên bên trong quá trình Thiền. Những hormonenày được giải phóng thông qua việc tập thể dục và những nụ cười sảng khoái.

Các hormone khác

Ngoài các hormonekể trên, cơ thể còn tiết ra nhiều loại hormonekhác, enzym và dịch lỏng để cơ thể luôn ở điều kiện đỉnh cao. Thiền định ảnh hưởng tích cực tới tất cả sự sản xuất các chất này bằng cách tăng lưu thôngPrana tới tất cả các cơ quan.

Thiền và hơi thở

Hơi thở chậm lại trong khi Thiền làm tăng nhẹ mức cacbondioxit trong cơ thể, làm kích thích hệ thần kinh đối giao cảm và tạo ra các triệu chứng thư giãn, ví dụ như giảm nhịp tim và huyết áp. Nó cũng thúc đẩy lưu lượng máu tới hệ tiêu hoá.

Thiền và các tế bào tiêu diệt tự nhiên

Nghiên cứu đã tiết lộ rằng Thiền làm tăng hoạt động của “các tế bào tiêu diệt tự nhiên” - là tế bào tiêu diệt vi khuẩn và các tế bào ung thư.

Thiền và tỷ lệ trao đổi chất

Các nhà khoa học đã rất ngạc nhiên bởi lượng tiêu thụ oxy giảm đi khoảng 20% dưới mức bình thường trong vài phút đầu ngồi Thiền. Mức độ giảm như vậy đã không được ghi lại thậm chí như trạng thái ngủ sâu.

Nhiều nghiên cứu đã xác nhận rằng khi Thiền, nhịp tim chậm lại còn vài nhịp mỗi phút, khi hô hấp chậm lại còn ít nhất 2 nhịp thở mỗi phút. Huyết áp giảm xuống và duy trì ở mức thấp hơn. Một thử nghiệm khoa học, khác cho biết khả năng kháng lại dòng điện của làn da ở một số Thiền sinh đã được đo. Người ta đã ghi lại rằng: Thiền đem đến một thay đổi lớn trong giãn cơ.

Tương tự, mức độ lactate của máu giảm đi bốn lần khi được so sánh với chính nó trước khi Thiền. Axit lactic là một chất được sản xuất trong cơ xương từ quá trình trao đổi chất và chịu trách nhiệm về các cơn đau cơ sau khi tập thể dục. Thiền làm tăng lưu thông máu, mặc dù nhịp tim giảm đi. Lưu thông tốt hơn đảm bảo việc vận chuyển oxy nhanh hơn tới chân tay, do đó, giảm nhu cầu về axit lactic. Nhiều nhà khoa học đồng ý rằng Thiền là trạng thái tỉnh táo, giảm trao đổi chất. Thiền định thường xuyên còn được biết đến là tăng chỉ số thông minh lên 2 chấm mỗi năm.

Hạn chế của khoa học vật lý

Khoa học trên Thế giới vẫn chưa phát triển đến cấp độ mà nó có thể hoàn toàn hiểu cách thức hoạt động của Thiền. “Kết nối thiếu sót” vẫn có vì Thiền là một môn khoa học đa chiều, khi đó, khoa học vật lý chỉ giải quyết với ba chiều.Có một câu chuyện về một Lạt Ma Tây Tạng được giám sát trên một máy chụp não bộ cắt lớp do một khoa học gia mong muốn kiểm tra chức năng sinh lý khi Thiền sâu. Nhà khoa học này nói, “Thưa Thầy, cái máy cho thấy Thầy có thể đi sâu vào trạng thái thư giãn não bộ và điều đó xác thực việc Thiền của Thầy”. Lạt Ma trả lời: “Không. Cái này (chỉ tay vào não của mình) mới xác thực cái máy.”

Tóm lược

Thiền đã trở thành tâm điểm nghiên cứu khoa học vào nửa sau của Thế kỷ XX.

Điều này dẫn đến hàng ngàn tài liệu nghiên cứu được xuất bản để xác thực tác động của Thiền lên quá trình trao đổi chất, huyết áp, sự kích hoạt toàn bộ não cùng quá trình thể chất khác.

Một quan sát quan trọng nhất khi các khoa học gia từng làm đó là sự thay đổi rất rõ ràng về sóng não trong khi Thiền.

Sóng não beta có tần số 13-38 vòng mỗi giây. Đây là trạng thái tỉnh táo bình thường của chúng ta khi chúng ta hoàn toàn có ý thức: Tham gia vào công việc, trò chuyện, tập trung và suy nghĩ logic.

Sóng não Alpha dao động giữa 7-13 vòng mỗi giây. Đây là trạng thái thư giãn tỉnh táo, được quan sát thấy lúc Thiền, ở trạng thái thôi miên và khi chúng ta không bị kích động bởi bất kỳ cảm xúc nào.

Sóng não Theta duy trì vào khoảng 4-7 vòng mỗi giây. Đây là trạng thái mơ mộng, ngủ mơ, sáng tạo, thiền sâu, du hành thể vía, khả năng ngoại cảm và trải nghiệm Con Mắt Thứ Ba.

Sóng não Delta hiển thị tần số thấp nhất, khoảng 1,5 đến 4 vòng mỗi giây; nhưng chúng có biên độ cao nhất.

Sóng não Gamma được ghi lại trong chấn thương hoặc tai nạn, khi thời gian dường như chậm lại và não bộ trở nên cảnh giác cao độ.

Khi chúng ta quan sát hơi thở của mình khi Thiền, sóng não beta chậm lại tự nhiên thành sóng não alpha và cuối cùng duy trì dao động giữa trạng thái sóng Theta và Alpha.

Sự gia tăng hoạt động ở thùy trước là do các trải nghiệm của Thiền. Điều này nâng cao hoạt động làm cho chúng ta suynghĩ, trách nhiệm về lý luận và hoạch định.

Thùy đỉnh đảm nhiệm xử lý thông tin cảm quan về thế giới xung quanh.

Vùng đồi thị là người gác cổng của giác quan. Đây là cơ quan đưa tất cả thông tin cảm quan đi sâu vào bộ não.

Thể lưới đóng vai trò như một người lính gác của bộ não. Nó thu nhận nhữn kích thích từ các giác quan và đưa não bộ vào tình trạng cảnh giác, trong một trạng thái sẵn sàng để phản ứng.

Hệ thần kinh giao cảm hay hệ “chiến đấu, chạy trốn”, chịu trách nhiệm về các phản ứng của chúng ta trước căng thẳng và nỗi sợ, khi cơ thể đang bị đe dọa.

Thiền giảm hoạt động của hệ thần kinh giao cảm, làm giãn nở các mạch máu rất hiệu quả và giảm việc sản xuất các hormone căng thẳng như Adrenaline, Non-adrenaline và Cortisol.

Hệ thần kinh đối giao cảm hoạt động vào thời gian nghỉ ngơi. Nó giúp chúng ta tiêu hoá thức ăn và chuyển hoá chất dinh dưỡng.

Thiền kích hoạt vùng não bộ, nơi phụ trách hệ thần kinh đối giao cảm; bằng cách đó mà cải thiện nhiều chức năng cơ thể khác nhau.

Những người Thiền tập cũng cho thấy lớp chất xám dày hơn ở khu vực phía trước của não bộ, nơi chịu trách nhiệm về sự chú ý và xử lý cảm quan.

Thiền còn giúp ích cho việc làm chậm suy giảm trí não do quá trình lão hoá gây ra.

Thiền theo nghĩa đen kiểm soát chất hóa học của máu bằng cách làm tăng lên hoặc giảm đi việc sản xuất một số hormone quan trọng.

Thiền làm tăng việc sản xuất Serotonin ở đường ruột.

Thiền nơi bóng tối hoặc vào ban đêm sẽ làm tăng lưu thông Melatonin, chất liên quan tới sự điều chỉnh giấc ngủ.

Mức DHEA tăng lên là những lợi ích đầu tiên của Thiền đã được quan sát thấy. DHEA là hormone nâng cao miễn dịch, được sản xuất bởi tuyến thượng thận, tuyến sinh dục và não bộ.

Người ta nhận thấy rằng mức Endorphin được tăng lên bền vững khi Thiền.

Nghiên cứu cũng tiết lộ rằng Thiền gia tăng hoạt động của các “tế bào tiêu diệt tự nhiên”, là những tế bào tiêu diệt vi khuẩn và tế bào ung thư.

Nhiều nghiên cứu đã ghi lại rằng khi Thiền, nhịp tim chậm lại còn vài nhịp mỗi phút và hô hấp chậm lại còn ít nhất 2 nhịp mỗi phút.

Thiền đem lại sự gia tăng lúc lưu thông máu, mặc dù nhịp tim giảm đi.

Khoa học trên Thế giới vẫn chưa phát triển đến cấp độ mà nó có thể hoàn toàn hiểu hết cách vận hành của Thiền.

Cho đến tận ngày nay, dù chưa có nghiên cứu khoa học nào giải thích gần đúng Thiền thực sự hoạt động thế nào và chưa có sự hợp tác trên diện rộng giữa những nhà khoa học thần kinh và các chuyên gia về Thiền, nhưng Y Học Tâm Thần đã có một bước nhảy vọt lớn bởi bất kỳ hiểu biết nhỏ nào về Thiền đang tồn tại trong cộng đồng khoa học chính thống.

“Với tâm trí tĩnh lặng, cả Vũ trụ quy hàng”

Lão Tử

(Còn nữa)

Bạn đang đọc bài viết "Nghệ thuật và Khoa học về Thiền (Kỳ 15)" tại chuyên mục Văn hóa - Xã hội. | Hotline: 08.4646.0404 | Email: toasoan@vanhoavaphattrien.vn