Nghĩa tình quân và dân “dệt” tình cảm lứa đôi thành vợ chồng

Mộc Miên

23/05/2024 18:39

Theo dõi trên

Cựu binh Lê Hồng Mai một nhân chứng sống của cuộc chiến tranh Vị Xuyên cứu một người con gái tên là Chúng Thị Sinh bị xe tăng tiểu đoàn 2, sư đoàn 356 quân khu II đang diễn tập vượt sông, trên đường về do sự cố kĩ thuật, xe tăng đã cán lên người. Sau đó nghĩa tình quân và dân đã “dệt” lên tình cảm lứa đôi thành vợ chồng. Tình yêu của họ ươm mầm, nảy nở từ trong bom đạn đến những năm tháng hòa bình và cả hai quyết định sinh sống tại mảnh đất biên cương Hà Giang.

Mối nhân duyên trời định

1-mai-1716467203.jpg

Cựu binh Lê Hồng Mai và vợ Chúng Thị Sinh (Bức ảnh chụp 38 năm)

Chia sẻ với PV Tạp chí điện Văn hoá và Phát triển, cựu binh Lê Hồng Mai ngậm ngùi kể lại: “Ngày 28 tháng 2 năm 1987 trên đường đi từ nhà ra chợ tại km 28 + 500 hướng Hà Giang, Hà Nội, người con gái tên Chúng Thị Sinh, bị xe bị xe tăng tiểu đoàn 2, sư đoàn 356 quân khu II đang diễn tập vượt sông, trên đường đi diễn tập về, do sự cố kĩ thuật, xe tăng đã cán lên người. Tôi đang cùng các anh em đi làm nhiệm vụ nhìn thấy lao vào và bảo xe tăng lùi lại, rồi tôi vác cô gái vào đại đội 23 sư đoàn sơ cứu và tôi về đơn vị thực hiện nhiệm vụ. Chúng Thị Sinh chuyển Bệnh viện tiểu đoàn 24 sư đoàn 356, tiếp đến Bệnh viện Hà Giang và sau đó lại chuyển xuống Bệnh viện 93 tiền phương của quân khu 2 Vĩnh Tuy của tỉnh Hà Giang. Nhập viện cho Chúng Thị Sinh xong thì tôi lên chốt làm nhiệm vụ, sau 3 tháng ra viện bác sỹ có dặn Chúng Thị Sinh không được lấy chồng và sinh con, cũng không đựơc xách vật nặng quá 03 kg”.

Sau đó, Chúng Thị Sinh về nhà thì tôi luôn bênh cạnh để chăm sóc và giúp đỡ vợ tôi, mọi sinh trong cuộc sống hàng ngày.

3-mai-sinh-1716463511.jpg

Cựu binh Lê Hồng Mai một nhân chứng sống của cuộc chiến Vị Xuyên và vợ là bà Chúng Thị Sinh bị xe pháo của sư đoàn 356 trên đường hành quân không may kẹp phải

Bên nhau trọn đời

Đến ngày 11/02/1988 Cựu binh Lê Hồng Mai và Chúng Thị Sinh kết hôn. Ông Mai tâm sự, “rồi phép nhiệm màu cũng đã đến với gia đình tôi, khi ông trời đã ban tặng cho chúng tôi hai cô con gái. Năm 1989 vợ tôi sinh đứa con gái đầu lòng và tiếp đến năm 1994, vợ tôi tiếp tục sinh thêm cô con gái thứ 2”.

Hơn 10 năm, tham gia mặt trận phía bắc 1979 đến 1989 đến nay, tôi không có bất kỳ chế độ gì?. Còn vợ tôi, từ 2019 thì  được trợ cấp người tàn tật 61%, một tháng được 570 ngàn đồng. Đến nay, cuộc sống của gia đình tôi cũng đã tạm ổn và hàng tháng thì hai con gái của tôi cũng gửi tiền về hỗ trợ thêm cho bố mẹ.

2-mai-sinh-1716463534.jpg

Bao nhiêu năm qua đi, Cựu binh Lê Hồng Mai đã luôn bên cạnh, sẻ chia mọi niềm vui nỗi buồn, mọi vất vả khó khăn cùng vợ

Vợ tôi bị bệnh huyết áp cao đã hơn 30 năm, và do bị tai biến, nên một mắt bị mờ phải xuống Bệnh viện Bạch mai nằm viện và điều trị một thời gian dài, cho đến hiện tại mới tạm ồn định. Mặc dù, một mình nuôi các con ăn học và chăm vợ tàn tật, không được sự hỗ trợ của 2 bên gia đình nội, ngoại nên rất khó khăn và vất vả, quê ngoại thì nghèo, quê nội lại ở xa nhưng rồi gia đình tôi cũng vượt qua hết mọi gian truân trong cuộc sống, cũng may các con tôi ngoan, học hành thành đạt và đến nay cũng đã xây dựng gia đình.

4-mai-sinh-1716463560.jpg

Cựu binh Lê Hồng Mai cùng vợ và các con, cháu trong gia đình

Khó khăn chồng chất khó khăn, nhưng tôi vẫn lạc quan, vui vẻ, chăm sóc vợ lúc tuổi xế chiều. Nói đến nghĩa tình quân và dân đã bén duyên để trở thành vợ chồng như gia đình tôi. Trong đầu, tôi luôn nghĩ đến câu nói của Bác Hồ đó là, “Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn, không có nhân dân thì không có bộ đội, quân với dân như cá với nước. Tình quân dân kết nối bằng hệ giá trị, bằng mẫu số chung của lòng yêu nước, tình đoàn kết, trái tim nhân ái, truyền thống sẻ chia”.

5-mai-sinh-1716463588.jpg

Cựu binh Lê Hồng Mai đưa vợ về thăm mẹ chồng và anh em tại huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An

Họ đã vượt qua mưa bom bão đạn của chiến tranh, vượt qua mọi gian lao thử thách của cuộc đời để đến được bến bờ hạnh phúc. Trong cuộc sống thường nhật, tình yêu của họ đã đơm hoa, kết trái trong tự hào và hạnh phúc.

Bao nhiêu năm qua đi, Cựu binh Lê Hồng Mai đã luôn bên cạnh, sẻ chia mọi niềm vui nỗi buồn, mọi vất vả khó khăn cùng vợ. Trải qua thử thách của cuộc đời, dường như tình yêu ông dành cho bà vẫn không điều gì lay chuyển. Hai đứa con gái của ông bà giờ đây tất cả đã khôn lớn và thành đạt, đó chính là niềm vui lớn nhất của hai vợ chồng, hai người quân với dân từng nhen lửa yêu thương từ trong những năm tháng bão đạn mưa bom.

6-mai-sinh-1716463619.jpg

Cựu binh Lê Hồng Mai và vợ Chúng Thị Sinh đến thăm bà Đậu Thị Bá 88 tuổi, là Mẹ Liệt sỹ Trương Minh Huệ ở xóm Đồng Đại, xã Nghĩa Khánh, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An

Chia sẻ về bí quyết giữ lửa hôn nhân, bà Chúng Thị Sinh cười: "36 năm bên nhau, chưa bao giờ hai vợ chồng to tiếng một lời nào cả, bởi vì chúng tôi hiểu nhau và không thể sống thiếu nhau. Điều quan trọng nhất trong cuộc sống vợ chồng chính là thấu hiểu và phải nhường nhịn. Tiền bạc không thể mua được tình cảm chân thành, chính cái tâm và cái tình giữ mình luôn bên nhau”.

7-mai-sinh-1716463636.jpg

Cựu binh Lê Hồng Mai một nhân chứng sống của cuộc chiến Vị Xuyên và vợ là bà Chúng Thị Sinh bị xe pháo của sư đoàn 356 trên đường hành quân không may kẹp phải (bên trái) chụp ảnh lưu niệm cùng vợ chồng Cựu binh Hồ Văn Thông

Thời gian trôi qua, giờ đây, mái tóc của Cựu binh Lê Hồng Mai, bà Chúng Thị Sinh đã điểm bạc, gương mặt xuất hiện những nếp nhăn, điểm chấm đồi mồi nhưng ánh mắt họ dành cho nhau vẫn chứa chan niềm hạnh phúc, sự tin yêu.

 

 

Bạn đang đọc bài viết "Nghĩa tình quân và dân “dệt” tình cảm lứa đôi thành vợ chồng" tại chuyên mục Văn hóa - Xã hội. Hotline: 03 6690 8888 | Email: tapchivanhoavaphattrien@gmail.com