Ngôn ngữ chợ búa

Ông Bùi Phụng ( soạn Tự điển Anh- Việt , Việt – Anh ) dậy sinh viên nước ngoài học tiếng Viêt ở Đại học Tổng hợp. Mỗi khi sinh viên nghỉ hè về nước, ông lại gửi họ các cuốn Băng trắng để nhờ thu âm ở các môi trường khác nhau. Họ đã thu âm, một trong các cuốn đó ghi tên “ Market Language “. Ông Phụng dịch : “ Ngôn ngữ chợ búa.”.
cho-bua-1661574592.jfif
Ảnh minh họa do tác giả cung cấp. Nguồn: Internet

 

Một lần tôi theo nhà tôi đi chợ để xem “ Ngôn ngữ chợ búa “ ra sao. Bà ấy đến cô hàng Cá, nói : ” Cô làm cho tôi con cá này để rán và dim nhé. Lát nữa tôi quay lại. ”  Đến cô bán Dứa, cũng nói : ” Cô gọt  cho tôi quả dứa này, lát nữa tôi lấy nhé. ”  Đến cô hàng Rau : ” Cô nhặt giúp  tôi mớ rau này, lát nữa tôi quay lại “. Tất cả đều vui vẻ trả lời : ” Vâng, bà cứ đi đi ạ. “
Đi một vòng chợ rồi quay lại lấy cá, lấy dứa, lấy rau đã được làm như lời dặn. Người mua và bán đều vui vẻ xởi lởi.
Gần đây có cảnh : Hai ông Giáo sư tranh luận về chương trình sách Giáo khoa. Do bất đồng quan điểm và không ghìm nén được cảm xúc, ông nọ chỉ mặt ông kia với lời lẽ nặng nề  : “ Anh khinh bỉ người khác, thì tôi cũng khinh bỉ anh.
Xã hội thay đổi, cái gì cũng chuyển động theo. Nhưng xem ra sự chuyển đổi ngôn ngữ có vẻ nhanh chân và đảo lộn hơn cả, trong đó có “ Ngôn ngữ chợ búa “ (Theo định kiến là thô, khó nghe, chỉ xảy ra ở nơi “ Đầu đường xó chợ  “ ) Nhưng dường như có tín hiệu vui là thứ ngôn ngữ này đã dần vắng bóng nơi chợ búa.  Nó có vẻ đang lân la về nơi gọi là      “ Đỉnh cao Văn hóa “ làm bạn với thứ ngôn ngữ “ Tôi khinh bỉ anh “.

Chuyện làng quê