Đọc "Nam chinh Bắc chiến" của tác giả Hà Minh Sơn

Tôi đã đọc nhiều cuốn tiểu thuyết viết về chiến tranh, hậu chiến tranh. Cốt truyện và những nhân vật trong truyện thường được các nhà văn có kinh nghiệm hư cấu cho ly kỳ lôi cuốn bạn đọc.
dvh4d5-1665548129.jpg
Ảnh do tác giả cung cấp.

 

Nhưng khi đọc cuốn tự Truyện “Nam Chinh Bắc Chiến” Tác phẩm đầu tay của tác giả cựu chiến binh Hà Minh Sơn.

Chưa phải là người viết chuyên nghiệp nhưng vẫn có sức lôi cuốn, hấp dẫn bạn đọc.

Từ những trang viết trung thực không cần tô vẽ, đánh bóng.

Từng dòng tư liệu trong chiến tranh những thông điệp rất ngắn gọn, gần gũi chân thực là thông tin rất cần cho bạn đọc và thế hệ trẻ hôm nay.

Đề tài này sẽ không bao giờ vơi cũ.

Rồi sẽ đến một ngày những nhân chứng lịch sử của các thế hệ đánh Pháp, đánh Mỹ cứu nước, cuộc chiến biên giới phía tây nam, chống giặc ngoại xâm phía Bắc sẽ lần lượt ra đi âm thầm mang theo những tư liệu, kỷ vật vô giá, từ trong cuộc chiến khi họ trở về còn đang lưu giữ, nhiều trận đánh hay, nhiều chi tiết lịch sử có thể sẽ bị lãng quên.

Gọi “NAM CHÍNH, BẮC CHIẾN” là tập truyện ký cũng không sai. Anh viết về kỷ niệm của tuổi thơ, lưu giữ những ký ức, hình ảnh của ông bà, cha mẹ, anh chị em, để các thế hệ con cháu nối tiếp truyền thống.

Tự hào với quê hương cách mạng. Ông nội anh là nghĩa binh trong cuộc khởi nghĩa Yên Thế.

Quê anh nổi tiếng với “Trai cầu vồng Yên Thế-Gái Nội Duệ Cầu Lim”.

Thương hiệu ấy đã được lưu truyền từ bao đời nay.

Đặc biệt là thế hệ của anh chị em Hà Minh Sơn “Sinh ra lớn lên trong thời chiến loạn lạc” ly tán mỗi người một phương. Hết chiến tranh trở về, đi tìm nhau thì người còn, người mất.

Từng chi tiết từ xa xưa hiện về như cuốn phim tài liệu ghi lại cuộc hành trình của quá nửa đời người…

Hà Minh Sơn là sỹ quan, trưởng ban tác chiến sư đoàn 314, hiểu sâu sắc về chiến lược quân sự, anh như một chiến lược gia sành sỏi...

Đọc “Nam Chinh, Bắc Chiến của Hà Minh Sơn gợi nhớ lại cả một thời kỳ lịch sử hào hùng của dân tộc, được anh kết nối bằng những số liệu, ghi chép chính xác, tỷ mỷ ngày tháng, từng trận đánh ác liệt.

Những cuộc hành quân, ngày sốt rét rừng, những lần bị thương, ngày đồng đội hy sinh… và những lần tự tay chôn cất đồng đội.

Hình ảnh liệt sỹ cụt cả 2 chân máu đầy người trước khi mất còn kêu đồng đội.

Đơn vị đang chiến đấu, giao cho mình anh ở lại lo khâm niệm chôn cất liệt sỹ.

Khi bẻ nắm cơm vắt ra ăn tay còn dính máu, đồng đội hy sinh vẫn đang nằm bên cạnh.

Ngay sát nách địch, trong ánh trăng suông mờ ảo, nhập nhoạng, lúc đào huyệt chôn liệt sỹ cũng không được phát tra tiếng động.

Chỉ những hình ảnh ấy thôi cũng đã đủ nói lên một phần sự tàn khốc của chiến tranh, sự hy sinh quên mình không hề do dự, tính toán từ trong gian khổ, ác liệt và cái chết luôn rình rập cận kề.

Đơn vị anh là một trong nhiều cánh quân chi viện cho chiến trường miền nam. Hành quân dưới mưa bom, bão đạn vượt qua những tán rừng, những cánh rừng trụi lá do máy bay Mỹ rải chất độc dioxin, máy bay B52 ném bom rải thảm, những thần sấm con ma, máy bay trinh sát VOV quần thảo suốt ngày đêm trên bầu trời dọc tuyến “ĐƯỜNG MÒN HCM” huyền thoại.

Một thời cùng cả nước sục sôi, hướng ra tiền tuyến.

Cuộc hành quân không kể ngày đêm, đơn vị anh được giao nhiệm vụ đi sâu vào chiến tuyến, biết bao nhiêu trắc trở, gian khổ đói ăn, sốt rét dọc đường.

Đi bộ hơn ba tháng trời ròng rã mới đặt chân tới được mảnh đất của miền đông nam bộ.

Anh là người bị sốt rét cuối cùng trong đơn vị nhưng rất nặng đơn vị phải cho anh đi viện quân y miền K71 với những chiếc cáng thương, bệnh binh trên xe đạp thồ thay cho phương tiện vận tải.

Tin từ bệnh viện cho anh biết cả 2 người anh trai là Hà Minh Hoàn & Hà Văn Lâm đã chiến đấu, bị thương ở mảnh đất Miền Đông này, cũng đã từng được điều trị ở đây.

Từ cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước vĩ đại, thần thánh của dân tộc. Anh từng tham gia những trận chống càn giành dân ngay trong lòng địch.

Tham gia chiến dịch Nguyễn Huệ, Chốt thép chặn địch cùng đồng đội trên tuyến đường 13.

Sư đoàn trực tiếp tham gia trận đánh Xuân Lộc cánh cửa thép bảo vệ Sài Gòn của quân lực VN cộng hoà.

Nơi này được mệnh danh là “Xa lộ tử thần”.

Anh tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh mùa xuân lịch sử 30/4/1975 .

Hà Minh Sơn tiếp tục chiến đấu tại mặt trận biên giới phía Tây nam. Làm nhiệm vụ quốc tế đánh đuổi bọn Ponpot Iêngxari giải phóng đất nước Campuchia anh em thoát khỏi họa diệt chủng.

Năm 1979 anh lại cùng đơn vị lần nữa từ Campuchia hành quân thần tốc ra bắc đánh đuổi quân Trung Quốc xâm lược tràn sang dọc 6 tỉnh biên giới.

Tại mặt trận Vị Xuyên Hà Giang những người trực tiếp chiến đấu ở đây ko ai có thể quên những địa danh như: “Lò vôi thế kỷ, thác oan hồn, đồi thịt băm”. Hay những câu khắc lên báng súng “Sống bám đá, chết hoá đá, thành bất tử” của đồng đội anh hùng liệt sỹ Nguyễn Viết Ninh.

Ở nơi này có những ngày mất mát, đau thương. Chỉ sau 2 giờ đã có tới 600 chiến sỹ hy sinh tại “Đồi thịt băm” do đạn pháo Trung Quốc từ bên kia biên giới dồn dập bắn sang.

Vẫn còn đó giữa núi rừng những cây cụt ngọn giống như những nốt chấm than lơ lửng giữa trời.

Còn đó giữa nghĩa trang liệt sỹ Vị Xuyên trùng trùng những bia mộ vô danh.

Có những đồng đội còn nằm lại lẩn khuất đâu đó trên những hốc đá, vách núi tai mèo chưa quy tập về được vv…

Vì thời gian có hạn tôi xin phép tóm tắt nội dung tự truyện về thời quân ngũ đi khắp các chiến trường đúng như tên gọi “Nam Chinh, Bắc Chiến” của anh.

Thay cho lời kết tôi xin trích đoạn đề dẫn của thiếu tướng Nguyễn Đức Huy nguyên quyền tư lệnh Quân khu 2 viết cho cuốn tự truyện “ NAM CHÍNH, BẮC CHIẾN này:

“ Lịch sử đã chọn Vị Xuyên của Hà Giang trở thành tâm điểm của cuộc chiến tranh ác liệt bảo vệ biên giới phía Bắc diễn ra suốt 10 năm……. Tôi rất vui mừng và hoan nghênh đại uý cựu chiến binh Hà Minh Sơn đã viết cuốn tự truyện này.

Từng là trưởng ban tác chiến của sư đoàn 314, lại có năng khiếu bẩm sinh, “Nam Chinh Bắc Chiến“ đã cung cấp cho bạn một góc nhìn trung thực khách quan của người lính về một cuộc chiến vệ quốc, mà lịch sử và hậu thế không được phép lãng quên!”.

Chúng tôi những người lính trở về sau chiến tranh, trực tiếp chiến đấu, phục vụ chiến đấu.

Thấu hiểu sự hy sinh, mất mát to lớn, sức chịu đựng bền bỉ của đồng đội, để có được cuộc sống hoà bình, no ấm và bình yên hôm nay.

- Xin được trân trọng cảm ơn CLB “Trái Tim Người Lính.

- Cảm ơn lãnh đạo, anh chị em cán bộ, nhân viên Bảo Tàng Phụ Nữ Việt Nam đã phối hợp, kết nối, tiếp nhận mọi kỳ vật có những thân phận, tiếng nói riêng trong chiến tranh của đồng đội chúng tôi.

Để bảo quản, lưu giữ và trưng bày giới thiệu trước công chúng.

- Cảm ơn các quý vị tướng lĩnh, các quý vị đại biểu.

- Cảm ơn các anh chị phóng viên báo chí, đài truyền hình

- Cảm ơn đồng đội và các bạn đã lắng nghe.

Trái tim người lính