Người làng Giàn lái tàu điện

Những lúc đi tàu không gặp chú ấy, để trốn vé, chúng tôi hoặc bám cửa, hoặc trốn dưới đống thúng mủng, quang gánh treo đầy ở đuôi tàu.
nguoi-lang-gian-lai-tau-dien12-1631345335.jpg
Vị trí lái tàu ở đầu toa

Thời bé tôi hay đi tàu điện từ Ngã tư sở, Cầu giấy lên Bờ hồ (giá vé 5 xu) để ăn kem que Hồng vân, nộm thịt bò khô tại bến xe điện, xem phim ban ngày tại rạp Hoà bình, ngó truyện tranh cửa hàng sách nằm chênh chếch tay phái rạp Hoà bình. Tôi hay đi tàu Ngã tư sở lên Bờ hồ, bởi lẽ chú Tịnh người làng Giàn Tôi làm sơ-vơ (bán vé-soát vé) trên chặng đường này. Để may ra gặp Chú ấy đỡ mất 5 xu vé tàu, được xé từ cặp vé bìa da gáy đồng.

Đi nhiều thì quen tuyến : Qua cửa hàng kem que (đối diện chợ Ngã tư sở xưa) vài trăm mét, thấy rạp Đống đa 2 tầng lợp mái ngói, nổi bật giữa cánh đồng rau của làng Thịnh quang. Tàu điện sẽ tới dãy hồ+tre pheo lăng Hoàng Cao Khải bên trái đoàn tàu, phía bên kia sau vạt rau muống dài là Đại học Thuỷ lợi mới xây. Trước cửa gò Đống đa có chỗ tránh tàu, đợi lâu phết. Gò Đống đa xưa sau tam quan có miếu thờ um tùm cây cối, sau gò còn ối ao hồ có các rặng tre xóm làng, yên ắng lắm. Đoạn tránh tàu Hàng bột, đúng quán nước mẹ bạn Xuyến (bạn cùng học cấp 3 với Tôi 1967-1970)

Cánh lái tàu và bán vé vào hàng nước làm bát nước chè. Đến bến này, lái tàu xách theo cần số nhẩy xuống đi uống nước còn chú Tịnh tôi chả thuốc lá, thuốc lào gì sất, làm bát nước vối rồi hai tay xoa bóp hai đầu gối. Người cứ gày mảnh khảnh, ngồi trong toa dõi theo... hình ảnh ấy làm Tôi nhớ tới tận giờ. Khi hai tàu ang áng sắp gặp nhau, Chú ấy túm cái dây thừng to đùng gò lưng quay cần vẹt cho tàu đổi hướng hoặc chuyển đường. Tàu điện hồi ấy đông người đi lắm, bến đỗ gần chợ là các bà buôn bán ào ạt xuống lên. Bán vé tàu điện là vất vả lắm, phải len lỏi giữa người đứng ngồi lố nhố, bao tải chất đầy gầm ghế thòi ra cả lối đi giữa toa.

Đi tàu vừa thú vui cũng là nỗi khổ. Được nghe xẩm cò cưa kéo nhị hát xẩm miễn phí, xen trong những tiếng rao thuốc hắc lào, hôi nách, cam tẩu mã, lạc rang húng lìu, lơ tẩy hồng. Người bán báo dạo và người ăn xin. Người ăn vận bảnh bao ngồi chung người lam lũ trên hai hàng ghế dọc, ồn ã tiếng người lẫn cánh cửa chớp kêu lọc xọc giữa thành tàu. Khách quen chở đồ cùng quang gánh mà cả tiền xé vé thêm, Chú ít nói và chỉ đúng số lượng, trọng lượng làm họ im re, móc túi mua thêm vé.

Thiên tình sử của Chú Nguyễn Đức Tịnh (năm nay 80 tuổi) và Thím Bùi Thị Dung của Tôi bắt nguồn trên tuyến Yên phụ-Bờ hồ-Chợ Mơ, khi chú cầm lái tàu điện và thím gánh rau nhà trồng đem bán. Dòng dã hàng năm trời, ông chú chân dậm chuông tàu leng keng, lái tay trái vặn cần số đồng, tay phải quay vô-lăng phanh, mắt dõi cung đường và miệng cười tủm tỉm. Bà thím tay chống đòn gánh, láu táu chuyện trò, hay trêu chú tôi lắm...Thế là nên duyên, theo chồng định cư giữa ngõ 148TDH bán rau phục vụ người dân quê chồng, các cậu em vợ vận chuyển rau củ quả đến tận nơi, bây giờ hai con gái rượu nối nghiệp Mẹ, bán rau ở làng Giàn, đàn con và nhà cửa tươm tất. Ngẫm chả riêng gì Chú thím tôi, mà có cả hàng ngàn cặp đi tàu điện đã nên duyên vợ chồng suốt mấy chục năm giời, hồi ý xe đạp là của hiếm hoi.

Những lúc đi tàu không gặp chú ấy, để trốn vé, chúng tôi hoặc bám cửa, hoặc trốn dưới đống thúng mủng, quang gánh treo đầy ở đuôi tàu.

nguoi-lang-gian-lai-tau-dien1-1631345335.jpg
Chú Tịnh lái tàu điện

Sau này, Tôi hay bế thằng cu đầu lòng sang nhà chú "ăn cơm chực", trẻ con hồi đó cơm nhà không ăn, bố mẹ bế sang hàng xóm thì ăn chùn chụt bát cơm nhà người. Chú tôi sống rất điều độ ăn ngủ, chả thuốc lá thuốc lào gì sất, ham sách sử cổ, chuyên theo dõi phim Việt nam, ham cải lương mý lỵ nhạc bây giờ gọi là Bô lê rô. Thím già nghễnh ngãng, vẫn láu táu như hồi trẻ cưa chú, thảo với con cháu và hay thay chồng việc họ hàng làng nước

Tôi hỏi gì về tàu điện, chú Tịnh ít nói ấy đều trả lời vanh vách, mắt Chú sáng bừng nhớ lại kỷ niệm xưa. Biết thêm :

-Cũng năm 1889, xây xưởng xe điện ở đoạn giữa phố Thụy Khuê. Chợt nhớ La ga thì ở Thụy Chương (sau này là số 79 phố Thụy Khuê). Dù đã có đường tàu điện nhưng hai bên đường làng Thụy Khuê vẫn lác đác nhà lá xen lẫn vườn, đất trống và ao rau muống. Dù có đường tàu điện chạy qua song từ 1954 đến 1986, Thụy Khuê buồn tẻ mang dáng dấp một thị xã hơn là một con phố nội đô. Phía trông ra hồ Tây là bãi rác hay vườn trồng rau.

-Cần số tàu điện có 2 cái. Môt cái nhỏ vừa là khóa điện hoặc chuyển số lùi (dùng cả khi phanh cấp tốc), hoặc tiến. Một cái to để tăng giảm tốc trong số cần nhỏ gạt chỉ định (Lái tàu khi dừng lâu chỗ đợi tránh khi đi trà là thuốc lào thì chỉ cầm theo cái to). Vô-lăng là phanh, tất cả đều là đồng xịn 100% có in chữ Thomson là tên hãng sx, -Tôi hay tò mò ngắm nghía nên nhớ rõ lắm. Hai tuyến Bờ Hồ-Hà Đông và Chợ Bưởi-Bờ Hồ-Chợ Mơ tàu lắp 3 toa, các tuyến khác chỉ có 2, thường đông lắm. Toa đầu có 4 cửa lên xuống ở 2 bên, chính giữa nóc toa lắp cần điện, đầu cần lắp một bánh xe có rãnh lăn trên đường dây điện. Hai đầu toa có tủ điều khiển. Điện chạy xe một chiều, người bán vé cầm dây thừng xoay cần mỗi khi đổi chiều đi tại bến cuối. Toa giữa và toa cuối dài hơn, có 4 cửa lên xuống 2 bên. Người lái tàu ngồi ở đầu tàu, tay trái nắm thanh đồng gạt theo chiều kim đồng hồ từ số 0>5 là tăng tốc độ, Năm cung đường tàu chỗ đỗ, khu giảm tốc, nơi đông người...Chú ấy thuộc làm lòng, kể vanh vách các bà chủ quán bán nước chè. Nhắc tiểu sử những người hát xẩm, người bán rong y như Trưởng phòng Tổ chức cơ quan nhà nác... Dí dủm kể nhát gừng, tủm cười hiền lành lắm.

tau-dien1-1631345711.jpg
 

- Chú nói tiếp "Ngày xưa, Chú bán vé rồi lái tàu điện thì nhớ các chuyến tàu điện. Từ chợ Mơ đi dọc phố Bạch Mai lên phố Huế, Hàng Bài, Đinh Tiên Hoàng, Bờ Hồ, lên Hàng Đào, Hàng Ngang, Hàng Đường, Đồng Xuân, Hàng Giấy rồi vòng sang Quán Thánh đi Thụy Khuê lên Bưởi.

Phía đằng này thì từ Bờ hồ đường tàu chạy dọc Hàng Gai, Hàng Bông, Nguyễn Thái Học, rồi vắt trái sang Hàng Bột để chạy vào Hà Đông. Và hướng chạy thẳng thì đi qua Kim Mã để lên Cầu Giấy. Chỉ tuyến Yên Phụ đi xuống Vọng là không phải chạy qua Bờ Hồ. Từ đoạn nhà máy nước Yên Phụ đi xuống dốc Hàng Than, qua tháp nước Hàng Đậu vào Hàng Cót, Hàng Gà, sang Bát Đàn, ra Phùng Hưng, Cửa Nam rồi  đường Nam bộ (Lê Duẩn bây giờ), chạy qua cổng bệnh viện Bạch Mai thì đến điểm cuối và quay lại. Đi đâu thì đi cũng phải lên đến ga Bờ Hồ rồi mới đổi tuyến tàu điện. Cuối ngày tàu điện mới về đỗ ở Công ti Xe điện trên Thụy Khuê, (qua trường Chu Văn An một đoạn). Còn tuyến Hà Đông thì tàu dừng đỗ qua đêm để sáng mai chạy tiếp ở đoạn chợ Cầu Mới (Ngã Tư Sở) vì tuyến này dài nhất"

Đến thời đại học, Tôi phải cuốc bộ gần 3km đường láng, đi tàu điện ra ga Hàng Cỏ, theo Tàu hoả lên mạn ngược...Ga cuối tàu điện phố Cầu giấy bên trái rặng tre pheo, ao hồ và trường Đại học Giao thông đang xây, bên phải là dãy nhà cấp 4 cũ kỹ, chỗ giáp tường Nghĩa trang Hợp thiện là nhà bác Phó Xương (anh ruột mẹ già Tôi) đi tuyến Bờ Hồ-Cầu Giấy,

nguoi-lang-gian-lai-tau-dien13-1631345335.jpg
Trong lòng toa tàu điện

Tàu điện chạy nhanh được là từ bãi chiếu bóng Cầu giấy một lèo tới bến xe Kim mã : một bên đường nhựa, một bên là cánh đồng lúa. Duy chỗ tránh tàu lò mổ "Ba toa" tàu đợi rất là lâu (nay là đoạn rạp Ngọc khánh). Lớn rồi nhưng Sinh viên bọn Tôi nghèo, trốn vé Tàu hoả đường xa, Tàu điện đường gần. Văn ôn võ luyện món nhảy tàu bất cứ lúc nào có dịp...Đoàn tàu điện những năm 60,70 còn có hai, ba toa. Toa máy đôi khi hai chiếc trước sau chạy ì ạch chậm rãi, Sau này, đường ray ngày càng mòn vẹt nên tàu rất hay trượt bánh, đứt dây điện trời, Tôi nếm trải đủ đầy và khách đi tàu điện kiên gan chờ sửa. Lũ bạn học cấp 3 còn nhiều trận "tăng bo" cuốc bộ khi tàu mất điện.

Cuối 80 đầu 90, Hà Nội có cả tàu điện và xe điện bánh hơi. Tàu thì đánh số đến ba chữ số còn xe thì đeo biển 29E như một kiểu ô tô khách chạy điện. Hình như đến năm 1990 thì xóa sổ hẳn tàu điện; hơn 4 cây số đường ray cuối cùng là đoạn Bưởi-Bốt Hàng Đậu bị rỡ bỏ để bán sắt vụn. Vậy là xong “đặc sản” Hà Nội leng keng-Chú tôi về nghỉ hưu. Chấm dứt cảnh xe đạp tòng teng cặp lồng cơm từ làng Giàn ra nơi tập kết tàu điện khu gian Yên phụ. Hai chú cháu Tôi cùng ham đọc sách, chờ từng tập "Tây du ký, Nghìn lẻ một đêm" ra để mua hộ nhau. Tối tối Chú ấy tập thổi sáo trúc véo von, tưng tưng đàn nguyệt, ò e kéo nhị... để giờ đây là nhạc công cứng cưa của Dàn nhạc dân ca cổ truyền làng Giàn thôn Trung Kính Hạ-Thường xuyên biểu diễn lễ hội Đinh làng và các phường lân cận. Chiều chiều, khách qua BigC Thăng long sẽ bắt gặp một ông già nhỏ thó, đầu đội mũ phớt, tay cầm tờ báo cuộn tròn...Người đi bộ  chậm rãi, thanh thản và đều đặn như vắt chanh, mệt giở tờ báo kê đít ngồi, tủm tỉm tham dự tán gẫu với mấy ông bạn già cùng đi. Ai hay Chú ấy bốn mươi năm lái đủ 5 tuyến tàu điện của Hà nội ta xuyên qua chiến tranh phá hoại và thời bao cấp khốn khó...Bây giờ tàu điện lùi vào dĩ vãng xưa, còn trong các ảnh tư liệu, còn lời bài hát ca sỹ ễnh ương Hồng Nhung hát "...nhớ tiếng leng keng tàu sớm khuya"

ve-tau-dien-1631345711.jpg
 

Thuở ấy làng Giàn ra phố phải qua đường Láng, đến bến Ngã tư sở (hoặc Cầu giấy) đi tàu điện vào nội thành, ga Hàng cỏ, Bến Nứa, Bến xe Kim mã, Kim liên, Hà đông đi các nơi bằng tàu hoả, ô tô khách. Đối với tôi, đi chơi Bờ hồ đi xem phim, đi bộ đội, đời sinh viên.. bằng tàu điện. Ôi, Kí ức lại dội về tiếng Leng keng, Leng keng, Leng keng. Trong đời mình, tôi đã có dịp đi qua hầu hết các tuyến xe điện ở Hà nội. Tôi còn nhớ rất rõ những bến “tàu tránh“:

+ Đoạn Chợ Xanh Mễ trì>Cầu Mới (khu Cao-Xà-Lá)>Gò Đống đa>Hàng Bột>Nguyễn Thái Học>Cửa Nam... ra Bờ hồ

+ Đoạn phố Quán Thánh>Chợ Đồng Xuân>bến Bờ Hồ

+ Tuyến Bờ Hồ-Chợ Mơ có 2 điểm tránh tàu: đầu phố Huế (gần ngã 4 THĐ-Hàng Bài). Bạch Mai-Trại Găng (ngã 4 Thanh Nhàn-Bạch Mai. Còn Chợ Mơ là điểm quay đầu về Bờ Hồ.

+ Đoạn đê Yên phụ>Hàng Cót>Phùng Hưng>ga Hàng cỏ>bến xe Kim liên... ra Ngã tư vọng.

tau-dien-1631345711.jpg
 

(Anh sưu tầm)

Theo Chuyện quê