Nhớ một lần đến thăm Nhà báo lão thành Nguyễn Công Khuyến

Nguyễn Văn Trường

24/04/2022 09:51

Theo dõi trên

Chỉ tại Cô Vít mà mấy tháng giời anh em trong “ Phục thê quân hội “ - Hội những người phục vụ vợ - không gặp được nhau.

Anh lưng còng , đau yếu , đi lại khó khăn hơn nhưng vẫn lặng lẽ đọc , lặng lẽ viết .

Biết anh và Dương Tường chơi thân với nhau , tôi hỏi “ Ông có giúp gì Dương Tường trong dịch Truyện Kiều ra tiếng Anh ? “ . Thì ra anh viết lời đầu sách , bài anh viết không đi vào nội dung và dịch thuật Truyện Kiều mà chỉ là giới thiệu dịch giả với bạn đọc Kiều ở nước ngoài . Tôi thầm nghĩ " ông này tỉnh ".

chngvantruong-1650768567.jpg
 Từ trái sang Dương Tường , Công Khuyến và Nguyễn Văn Trường. Ảnh do tác giả cung cấp.

 

Theo tôi, bài viết của anh đã lột tả chân thực con người và tính cách Dương Tường - “ con mọt sách “ và “ anh thợ chữ “ , lãng mạn đến vô tư, bước qua những lời sì-sầm dị nghị , làm việc quên mình trong hoàn cảnh sống khó khăn thiếu thốn . Dồn hết tâm huyết vào sự nghiệp giới thiệu văn học nước ngoài với bạn đọc trong nước . Đặc biệt , Dương Tường đã vượt qua khó khăn tuổi trên 90 ; mắt lòa , chân chậm , tai nghễnh ngãng , kiên trì bằng được tâm nguyện trả cái nợ văn chương cuối đời …đưa cụ Nguyễn Du sang chơi với cụ Shakespeare - hai đại văn hào của hai nước Việt –Anh .

Khuyến cho biết một nữ tác giả người Mỹ gốc Việt mới ra cuốn sách “ The Bridge Generation “ ( Thế hệ cầu nối ), tập hợp các bài viết về xã hội và con người Việt Nam đương đại . Trong cuốn sách này có một bài viết về anh .

Tôi không biết nước ta ; có thể tôi chưa đọc chăng ? Có ai , có bài báo nào viết về Nguyễn Khuyến , ngoài cuốn tự sự “ Ship With Paper Sails “ -Con tàu với những cánh buồm giấy - anh viết thẳng bằng tiếng Anh ?

Cuốn sách có tên trong thư mục Thư viện Quốc hội Mỹ , trong Khoa báo chí của nhiều trường Đại học danh tiếng ở Anh , MỸ , một số nước Châu Âu và Châu Á .

Tôi hỏi sao ông không dịch ra , xuất bản trong nước để đồng nghiệp cùng đọc , nhất là đối với lớp trẻ bước vào nghề báo . Anh cho biết , có ý định ấy nhưng “ vấp“ phải một trở ngại là nhà xuất bản đề nghị anh thay đầu đề cuốn sách. Anh không chịu . Khuyến là vậy ! “ bất cần ! “ . Một người – nếu không hiểu nhau - thì cho là kiêu kỳ , ngang ngạnh . Với tôi , nể trọng anh vì tính tình cương trực , chơi với ai thì hết tâm hết tình .

Ở làng báo nước ta anh là một nhà báo không nổi tiếng như cồn .

Đối với TTXVN , những bạn đọc tờ VIETNAM NEWS, anh là người có tiếng tăm . Có lẽ với bạn đọc và giới báo chí nước ngoài anh “ có tiếng “ hơn ; qua cuốn tự sự “Con tàu với những cánh buồn giấy “, qua VIETNAM NEWS tờ báo mà anh là người đồng sáng lập , Tổng biên tập đầu tiên , lâu năm . Và nữa , qua những chuyên gia nước ngoài từng làm việc ở Tòa soạn và qua các đồng nghiệp người nước ngoài từng cộng tác với anh . Họ viết về anh .

Tôi nhớ anh nói vì sao anh không chịu thay đầu đề cuốn tự sự . Người viết đầu đề cuốn sách này là một nhà báo nữ người nước ngoài . Tôi nghĩ , đây là một đồng nghiệp tri âm- rất hiểu anh ?

Gia đình anh ở Thành phố Hải Phòng – nơi cửa biển .

Nhớ lại sinh nhật Khuyến Nguyễn năm vừa rồi . Bạn bè

xum hop tại nhà anh . Có một ông bạn “ nối khố “ hồi nhỏ cùng học với anh ở Trường Ngô Quyền , lảy câu Kiều tặng anh :

“ Buồn trông cửa bể chiều hôm

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồn xa xa “

Tôi không tiện hỏi ông bạn vì sao lại vận câu Kiều buồn trong ngày vui của Khuyến ?

Còn “ Con tầu với những cánh buồm giấy “ ?

Con tầu có sức chở lớn . Những cánh buồm giấy sao đưa nổi con tàu ra biển cả !

Một tâm trạng buồn khi đứng trước cửa bể chiều hôm ?

&

Đêm . Ipad bật sáng liên tục . Khuyến nhắn tin trên Zalo . Không , đó là bức thư .

Khuya quá . Có lẽ tay run , mắt nhòa nên đôi chỗ anh viết tôi không đọc rõ ?

Anh viết : “ Gửi Trường mấy hình ảnh không màu mè về cuộc viếng thăm người bạn bệnh tật này đã biến thành cái chổi xếp xó bếp ! “

Chao ôi , sao người anh em của tôi lại mặc cảm đến nhường vậy !

Anh viết tiếp “ Nhà xa , vợ yếu luôn cần sự có mặt của mình , vậy mà Trường vẫn dành cho bạn một khoảng thời gian rõ hẹp của mình để nói với nhau những điều mà ta sẽ không thổ lộ trong mọi trường hợp khác “

“ Mình tặng Trường mấy kỷ vật về một vài chặng đường quan trọng trong cuộc hành trình khám phá bản thân. Khám phá đầy đủ mọi khía cạnh của bản thân . Khai thác triệt để mọi tiềm lực sẵn có trong bản năng . Một mục tiêu khác mà mình kiên trì , quyết chí theo đuổi dù hoàn cảnh có ra sao- đó là tình yêu chung thủy , hạnh phúc bền lâu trong gia đình và tình nhân loại không biên giới .Đó là thái độ chính , nhất quán chi phối cách hành xử hàng ngày của minh ..."

Tiếp đó là những tấm ảnh , kèm theo câu viết rất gọn , con chữ như được đúc lại .

.&

Bạn đồng nghiệp cùng cơ quan nay đã nghỉ hưu , ơi .!. Có bao giờ bạn ốm đau không ? Trên giường bệnh, ngoài phụng dưỡng của con cháu , chăm nom của thày thuốc , có bao giờ bạn thèm bàn tay ấm của những người bạn tri âm tri kỷ đặt lên trán bạn , nắm lấy bàn tay bạn không ?

Thăm anh Nguyễn Khuyến hôm nay , tôi càng cảm nhận sâu sắc hơn – cần lắm !

( 19-3-2021 - Trích nhật ký)

Bạn đang đọc bài viết "Nhớ một lần đến thăm Nhà báo lão thành Nguyễn Công Khuyến" tại chuyên mục Diễn đàn. | Hotline: 08.4646.0404 | Email: toasoan@vanhoavaphattrien.vn