Những liệt sĩ, anh hùng tuổi thiếu niên

Phan Đông Viên

22/07/2022 23:03

Theo dõi trên

Nhân kỷ niệm ngày Thương binh Liệt sĩ xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc về liệt sĩ học sinh Quách Thị Trang trong một giai đoạn biến cố của xã hội miền Nam Việt Nam.

hoc-sinh-hi-sinh-1658505586.jpg
Liệt sĩ Quách Thị Trang

"Hỡi đồng bào !

 Chúng ta phải đứng lên !

 Bất kỳ đàn ông đàn bà,

 Bất kỳ người già người trẻ

 Không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc

 Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để

                                                                                 cứu Tổ quốc"

 (Trích lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chủ Tịch)

 Với lòng yêu nước nồng nàn, truyền thống quật cường bất khuất, sự gắn kết dân tộc khi Tổ quốc lâm nguy, toàn thể nhân dân Việt Nam đã hưởng ứng và tích cực thực hiện lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Hồ Chủ tịch.

Trong suốt 2 cuộc kháng chiến và sau này là chiến tranh biên giới, hàng triệu người Việt Nam-cả chiến sĩ và dân thường-đã không tiếc máu xương, quyết tâm bảo vệ nền độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc Việt Nam. Trong sự hy sinh to lớn ấy, chúng ta không thể quên những liệt sĩ, anh hùng tuổi thiếu niên mà thời kỳ nào cũng có những tấm gương sáng chói chủ nghĩa anh hùng cách mạng, xứng đáng để tuổi trẻ hậu thế noi theo:

 

TT

Họ và tên

Tuổi

lúc hy sinh

  1.  

Lưu Quý An

13

  1.  

Võ Văn Bảo

14

  1.  

Trần Văn Chẩm

15

  1.  

Nông Văn Dền (Kim Đồng)

14

  1.  

Vừ A Dính

15

  1.  

Phạm Ngọc Đa

15

  1.  

Nguyễn Văn Đức

15

  1.  

Nguyễn Văn Kiến

13

  1.  

Nguyễn Đăng Lành

14

  1.  

Dương Văn Mạnh

14

  1.  

Trần Hoàng Na

13

  1.  

Nguyễn Bá Ngọc

13

  1.  

Hồ Văn Nhánh

13

  1.  

Dương Văn Nội

15

  1.  

Võ Phước

14

  1.  

Hoàng Văn Thọ

15

  1.  

Quách Thị Trang

15

  1.  

Nguyễn Minh Trung

15

 

Bảng danh sách có thể chưa đủ nhưng tất cả trong số này đều được Nhà nước công nhận là liệt sĩ, trong đó có 17 thiếu niên trực tiếp tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu được truy phong Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và 1 thiếu niên liệt sĩ là Quách Thị Trang.

Sự tích của các liệt sĩ anh hùng tuổi thiếu niên đều đã được truyền tụng trên báo, đài, sách, truyện, phim ảnh và âm nhạc.

Nhân kỷ niệm ngày Thương binh Liệt sĩ xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc về liệt sĩ học sinh Quách Thị Trang trong một giai đoạn biến cố của xã hội miền Nam Việt Nam:

         Cuối năm 1955, tuy đã phế truất Quốc trưởng Bảo Đại để lên làm Tổng thống Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam Việt Nam, nhưng vì quyền lợi riêng của tập đoàn gia đình trị, Ngô Đình Diệm vẫn giữ Đạo dụ số 10 của Bảo Đại coi Thiên chúa giáo là tôn giáo chính thống độc tôn, còn tất cả các tôn giáo khác đều chỉ được coi như những Hiệp hội (như Hiệp hội lúa gạo, Hiệp hội bóng đá…)

Điều này đã gây bất bình cho tất cả các tôn giáo ở miền Nam, nhiều kiến nghị của các chức sắc tôn giáo (ngoài Thiên chúa giáo) đã gửi tới chính quyền để phản đối và đòi hủy Đạo dụ bất bình đẳng tôn giáo này, nhưng đều không được đáp ứng.

Trong khi đó, Tổng Giám mục Ngô Đình Thục (là anh ruột Ngô Đình Diệm) thì được toàn quyền tự do truyền đạo, phát triển giáo dân, trùng tu xây cất nhà thờ và tổ chức các hoạt động mục vụ khác. Tuy không trực tiếp cầm quyền và không tuyên bố Thiên chúa giáo là quốc đạo, nhưng mọi tư tưởng, chủ trương, hành xử của Ngô Đình Thục đều có tác dụng chỉ đạo chính quyền Ngô Đình Diệm phải thực hiện, như việc vận động dụ dỗ, cưỡng ép công chức chính quyền, sĩ quan quân đội muốn được thăng tiến, con cái được trợ cấp học hành, gia đình được tạo thuận lợi trong việc làm ăn buôn bán thì đều phải nhập đạo hoặc cải đạo để theo đạo Thiên chúa. Để mong được Tòa thánh Vatican phong làm Hồng y giáo chủ đầu tiên của Việt Nam, Ngô Đình Thục đã có dự án biến 1/3 dân số miền Nam thành con chiên của Chúa v.v…

Vì vậy mâu thuẫn tôn giáo vốn đã âm ỉ nhiều năm, đến năm 1963 càng ngày càng thêm sâu sắc, mà đỉnh cao của mâu thuẫn tôn giáo là sự kiện cấm treo cờ Phật giáo và xé cờ Phật giáo ngay trước ngày Phật đản 1963.

Đầu tháng 5/1963 Ngô Đình Diệm tổ chức tại Huế lễ Ngân khánh cho Ngô Đình Thục (kỷ niệm 25 năm Ngô Đình Thục được phong Giám mục), thời kỳ đó Ngô Đình Thục là Tổng Giám mục Giáo phận Huế nên ngày 4/5/1963 Ngô Đình Thục ra Huế rồi đi thăm nhà thờ La Vang Quảng Trị, trên đường đi Ngô Đình Thục thấy đâu đâu cũng treo cờ Phật, nhất là ở Huế (bởi Huế là trung tâm Phật giáo lớn nhất miền Nam) Phật tử đang trang trí đặt panô, treo băngđrôn, cờ Phật để 4 ngày nữa đón lễ Phật đản. Không thấy treo cờ Chúa để chào mừng ngày lễ Ngân khánh của mình, Ngô Đình Thục đã phàn nàn việc này với Ngô Đình Diệm ở Sài Gòn, Ngô Đình Diệm ra lệnh khẩn cho em ruột là Cố vấn miền Trung Ngô Đình Cẩn và Tỉnh trưởng Thừa Thiên có biện pháp giải quyết, ngay lập tức binh lính, cảnh sát và dân vệ chính quyền Huế đã đến từng nhà Phật tử yêu cầu không được treo cờ Phật, tất cả cờ và các hình thức trang trí đều bị hạ xuống hoặc xé bỏ, ai phản đối là bị đánh đập bắt bớ, khiến toàn bộ thành phố Huế cả Phật tử và dân thường đều phẫn nộ, tập hợp thành nhiều đám đông biểu tình khắp thành phố kéo dài đến ngày Phật đản 8/5/1963. Theo lệ thường trong ngày Phật đản hàng năm, toàn bộ Phật tử Huế được nghe bài diễn văn của lãnh đạo Hội Phật giáo Huế, nhưng tối 8/5 không thấy Đài phát thanh Huế phát bài diễn văn (đã được thu âm trước), 6000 Phật tử đã kéo đến Đài chất vấn thì được trả lời là do lỗi kỹ thuật, Phật tử không tin và giận dữ tràn vào sân Đài phát thanh Huế, Tỉnh trưởng Huế ra lệnh cho xe thiết giáp dàn ra cản đường, trong lúc xô xát, thiết giáp đã bắn nát đầu 7 thiếu nhi Huế. Sự kiện tàn sát dân thường của chính quyền Huế đã đẩy sự phẫn nộ lên cao trào và lan ra khắp cả nước, các cuộc biểu tỉnh liên tục khắp các tỉnh miền Nam, nhất là Sài Gòn. Do Phật tử Sài Gòn ủng hộ Phật tử Huế và phản đối bất bình đẳng tôn giáo cũng như việc đàn áp, bắt bớ, đánh đập, giết dân lành và người tu hành, cảnh sát Sài Gòn đã phong tỏa, tấn công tất cả các chùa trong thành phố. Các cuộc biểu tình liên tục, kéo dài không chỉ có Phật tử mà còn thu hút nhiều tầng lớp nhân dân tham gia, không phải chỉ là ủng hộ Phật giáo mà chính là lòng dân đã chán ghét chế độ độc tài gia đình trị của họ Ngô. Báo chí miền Nam Việt Nam và quốc tế gọi đây là sự biến Phật giáo.

Để phản đối chính sách kỳ thị Phật giáo, đàn áp, giết hại Phật tử, ngày 11/6/1963 Hòa thượng Thích Quảng Đức đã tự thiêu. Ngay ngày hôm sau hình ảnh và phim Hòa thượng tự thiêu đã được các phóng viên nước ngoài đưa lên tất cả các phương tiện thông tin đại chúng thế giới khiến nhân dân thế giới bàng hoàng và phẫn nộ, Tổng Thư ký Liên hiệp quốc - ông U Tha - đã chất vấn và cảnh báo Tổng thống Ngô Đình Diệm.

Các cuộc biểu tình phản đối chế độ độc tài ngày càng đông, càng kéo dài, càng quyết liệt, dẫn đến phong trào tự thiêu cùng phong trào tự chặt bàn tay lan rộng đã làm kinh động thế giới:

- Ngày 4/8/1963: Đại đức Thích Nguyên Hương 23 tuổi tự thiêu ở trước dinh Tỉnh trưởng Phan Thiết.

- Ngày 12/8/1963: Nữ sinh Phật tử Mai Tuyết An đến chùa Xá Lợi tự chặt đứt bàn tay trái.

- Ngày 13/8/1963: Đại đức Thích Thanh Tuệ 18 tuổi tự thiêu ở Thừa Thiên.

- Ngày 15/8/1963: Ni sư Thích Nữ Diệu Quang 27 tuổi tự thiêu ở Ninh Hòa.

- Ngày 16/8/1963: Thượng tọa Thích Tiêu Diêu 71 tuổi tự thiêu ở chùa Từ Đàm Huế.

- Ngày 10/9/1963: Thiền sư Thích Thiện Mỹ tự thiêu trước nhà thờ Đức Bà Sài Gòn.

- Ngày 5/10/1963: Đại đức Thích Quảng Hương 37 tuổi tự thiêu trước chợ Bến Thành Sài Gòn.

Như lửa đổ thêm dầu, trong cuộc trả lời phỏng vấn của nhà báo quốc tế sau đó, Trần Lệ Xuân - vợ Ngô Đình Nhu - Chủ tịch Hội Phụ nữ liên đới của chính thể Ngô Đình Diệm đã mỉa mai, khinh bỉ, mạt sát, lăng mạ tất cả những hành động tự thiêu này, vì thế phong trào phản kháng lại càng bùng phát với quy mô và mật độ ngày càng dữ dội hơn.

Bất lực trước tình hình, Ngô Đình Diệm đã quyết định dùng biện pháp cứng rắn để chấm dứt phong trào đấu tranh của Phật giáo, ra lệnh thiết quân luật từ 21/8/1963. Rạng sáng ngày 21/8/1963 Ngô Đình Diệm ra lệnh tấn công chùa chiền trên toàn quốc bắt gần hết các lãnh tụ Phật giáo, tăng ni chống chính phủ, 1426 chức sắc và tăng ni đã bị bắt.

Những hành động đàn áp giết hại Phật tử không những bị Phật tử và nhân dân Việt Nam phản đối mà quan chức cao cấp chính phủ, quân đội trong nước và các nhân sĩ và tổ chức quốc tế cũng phản đối như Ngoại trưởng Vũ Văn Mẫu đã từ chức, ông MutuKhan - Phó Giám đốc Nha Tôn giáo của Bộ Giáo dục Thái Lan đã viết lên báo những lời cảnh cáo tới Ngô Đình Diệm “Vì đã đàn áp Phật tử Việt Nam, Tổng thống Ngô Đình Diệm sẽ phải hứng chịu hết những tai họa dưới đủ mọi hình thức - hiểu theo giáo lý nhà Phật - kể cả bị diệt vong và đọa địa ngục !”.

9 giờ sáng ngày 25/8/1963 khoảng 5000 nhân dân và học sinh sinh viên (HSSV) trong đó có học sinh trung học 15 tuổi Quách Thị Trang biểu tình tại công trường (quảng trường) Diên Hồng trước chợ Bến Thành. Khởi phát cuộc biểu tình, một nhóm HSSV đang giăng băngđrôn trước nhà hàng Hòa Bình chống chính quyền Ngô Đình Diệm đàn áp Phật tử thì bị cảnh sát chiến đấu và mật vụ đến ngăn cản, đánh đập bằng báng súng và dùi cui, nhưng làn sóng biểu tình vẫn tràn lên mạnh mẽ, tên Phó trưởng đồn cảnh sát Lê Văn Kem đã rút súng bắn vào đám đông HSSV và người biểu tình, Quách Thị Trang trúng đạn ngã xuống trong vũng máu.

Cái chết của Trang đã gây một làn sóng uất hận dâng trào của toàn miền Nam đối với chính quyền độc tài Ngô Đình Diệm và đúng như tiên đoán của ông Vụ trưởng Thái Lan chỉ 2 tháng sau cái chết oanh liệt của Quách Thị Trang, gia đình Ngô Đình Diệm đã bị quả báo: ngày 1/11/1963 quân đội đã làm đảo chính, ngày 3/11/1963 hai anh em Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu đã bị bắn chết. Năm sau Tòa án binh đã xử tử hình Ngô Đình Cẩn và Tỉnh trưởng Thừa Thiên.

Cuộc đảo chính lật đổ Ngô Đình Diệm sau 8 năm cầm quyền (1955 - 1963) đã chấm dứt nền Cộng hòa thứ nhất. Để tưởng nhớ Quách Thị Trang, nhân dân Sài Gòn đã tự gọi công trường Diên Hồng là công trường Quách Thị Trang.

Tháng 8/1964 Hội HSSV đã quyên góp để tạc tượng Quách Thị Trang, tượng được dựng thấp hơn bên tượng đài danh tướng Trần Nguyên Hãn ngay trước cổng chính chợ Bến Thành.

Năm 1965 Thượng tọa Thích Mã Giác đã cho gắn một tấm biển đồng Liệt nữ Quách Thị Trang ngay tại bệ tượng.

Tên Quách Thị Trang còn được đặt cho một Trung tâm nuôi dạy trẻ mồ côi ở miền Nam.

Sau giải phóng miền Nam nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã công nhận Quách Thị Trang là liệt sĩ và nơi Trang hy sinh trước chợ Bến Thành, HĐND thành phố Hồ Chí Minh cũng chính thức đặt tên là công trường Quách Thị Trang.

Từ 1964, cứ đến ngày 25/8 hàng năm, các đoàn thể thanh niên HSSV và nhân dân đều đến đặt hoa tại tượng đài Quách Thị Trang để tưởng nhớ người học sinh liệt sĩ đã hy sinh oanh liệt vì sự nghiệp chống chế độ độc tài.

Cảm khái trước sự hy sinh của cô học sinh trung học Quách Thị Trang, cuối năm 1963, nhạc sĩ Nguyễn Hiền đã sáng tác ca khúc  Em là vì sao sáng làm xao xuyến lay động lòng người. Nhạc sĩ Nguyễn Hiền sinh năm 1927, ông viết nhiều ca khúc nổi tiếng như: Người em nhỏ (lời: Thiệu Giang), Về bến xưa (lời: Thiện Huấn), Mái tóc dạ hương (lời: Đinh Hùng), Anh cho em mùa xuân (lời: Kim Tuấn), Lá rơi bên thềm (+ Lê Trọng Nguyễn), Hoa bướm ngày xưa

Cùng với lòng tiếc thương Quách Thị Trang, nhạc sĩ Hằng Vang cũng sáng tác bài Tưởng niệm Quách Thị Trang, giai điệu trang nghiêm thành kính. Nhạc sĩ Hằng Vang sinh năm 1933 là một trong những nhạc sĩ Phật giáo nổi tiếng, bài Ánh đạo vàng của ông được Giáo hội Phật giáo Việt Nam quy định là 1 trong 4 bài truyền thống của Phật giáo Việt Nam (3 bài kia là: Phật giáo Việt Nam của Lê Cao Phan là bài hát chính thức của Giáo hội, Trầm hương đốt của Bửu Bác là nhạc lễ của Giáo hội, Sen trắng của Ưng Hội là bài ca cộng đồng của gia đình Phật tử Việt Nam). Hằng Vang còn có những tác phẩm nổi tiếng như: Chùa Hương (lời: Chu Mạnh Trinh), Hái hoa xuân (lời: Thế Lữ), Lửa từ bi (lời: Vũ Hoàng Chương), Nhạc rừng ngân bát nhã (lời: Thích Thông Bửu), Nhớ chùa (lời: Huyền Không), Việt Nam đạo Phật (lời: Thích Nhật Từ), Lời sám nguyện...Ông còn có tuyển tập hơn 100 ca khúc.

60 năm đã trôi qua, 2 ca khúc Em là vì sao sáng Tưởng niệm Quách Thị Trang vẫn được phổ biến trong giới HSSV. Những dấu ấn bi tráng của sự tích liệt sĩ Quách Thị Trang vẫn để lại tiếc thương và ngưỡng mộ trong lòng nhân dân Việt Nam./.

hoc-sinh-1658505587.jpg
 
hoc-sinh2-1658505587.jpg
 

 

Bạn đang đọc bài viết "Những liệt sĩ, anh hùng tuổi thiếu niên" tại chuyên mục Văn hóa - Xã hội. | Hotline: 08.4646.0404 | Email: toasoan@vanhoavaphattrien.vn