Kỳ 28.
H.Cộng hoà Irắc (Republic Of Iraq) : Irắc là quốc gia có lịch sử lâu đời, là trung tâm của Lưỡng Hà, một trong những trung tâm của nền văn minh thế giới cổ đại. Thế kỷ XVI Irắc bị đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ thống trị. Năm 1918 Irắc rơi vào ảnh hưởng của Anh. Sau đại chiến thế giới thứ hai (1914-1918) Mỹ xâm nhập vào Irắc. Ngày 14 -7-1958 một cuộc cách mạng đã lật đổ nền quân chủ Pay xan thân Mỹ. Tháng 2-1963 phái quân sự Arờphon lên cầm quyền. Thỏng 7 đảng Bát (Đảng xã hội phục hưng) lật đổ chính quyền quân sự, thành lập nền cộng hoà. Sau cuộc chiến tranh vùng Vịnh lần 2, ngày 20-3-2003 Mỹ gây cuộc chiến tranh vùng Vịnh lần 3 lật đổ chính quyền của Tổng thống Xatđam Hýt xen, thành lập chính phủ mới là đồng minh của Mỹ. Thiết chế chính trị của nhà nước Irắc hậu chiến là Cộng hoà Đại nghị. Tổng thống đứng đầu nhà nước. Quốc hội nắm quyền lập pháp. Chính phủ do Thủ tướng đứng đầu nắm quyền hành pháp.
K.Cộng hoà Yêmen ( Republic Of Yêmen ): Vào năm 1538 đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ xâm chiếm Bắc Yêmen. Năm 1849 thực dân Anh chiếm miền Nam Yêmen. Sau đại chiến thế giới thứ nhất (1914-1918 ), thế lực của Anh bao trùm cả miền Bắc. Nhân dân Yêmen kiên cường cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Ngày 30-11-1970 Cộng hoà dân chủ Yêmen ở miền Nam được thành lập. Năm 1967 miền Bắc giành được độc lập. Năm 1972 nội chiến giữa hai miền Nam- Bắc. Năm 1990 hoà bình lập lại và hai miền thống nhất, thành lập Cộng hoà Yêmen.
Theo hiến pháp 1991, thiết chế chính trị là Cộng hoà Đại nghị. Tổng thống là người đứng đầu nhà nước do Quốc hội bầu, nhiệm kỳ 5 năm. Quốc hội một viện nắm quyền lập pháp gồm 301 đại biểu do nhân dân bầu cử, nhiệm kỳ 4 năm. Chính phủ do Thủ tướng đứng đầu nắm quyền hành pháp. Tòa án tối cao nắm quyền tư pháp. Cơ cấu lãnh thổ đơn nhất gồm 17 khu hành chính trực thuộc trung ương. Chế độ chính trị đa đảng.
M. Cộng hoà Thổ Nhĩ Kỳ (Republic Of Turkey): Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia có lịch sử lâu đời. Thế kỷ XIV trở thành đế quốc Ôsman. Thế kỷ XVI, Ôsman trở thành một đế quốc rộng lớn lãnh thổ từ Nam Âu trải dài đến Cận Đông, Bắc Phi và Ngoại Cápcazơ. Đó là một đế quốc phong kiến quân sự. Nhưng thế kỷ XVI đế quốc Ôsman bắt đầu suy yếu. Sang thế kỷ XIX Thổ Nhĩ Kỳ bị các nước tư bản phương Tây xâm lược. Nhiều vùng của đế quốc bị thực dân phương Tây biến thành thuộc địa. Trong đại chiến thế giới lần thứ nhất (1914-1918) Thổ Nhĩ Kỳ tham chiến bên phe Đức -Áo-Hung và bị thất bại làm cho đế quốc Ôsman chính thức sụp đổ. Năm 1919 một cuộc cách mạng tư sản lật đổ nền Quân chủ nghị viện và thành lập nền cộng hoà. Ngày 24-10-1923 nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ được thành lập.
Theo hiến pháp 1982 thiết chế chính trị là nhà nước Cộng hoà Đại nghị. Tổng thống là người đứng đầu nhà nước do Quốc hội bầu cử, nhiệm kỳ 7 năm. Quốc hội một viện nắm quyền lập pháp gồm 450 nghị sĩ do nhân dân bầu cử, nhiệm kỳ 5 năm. Chính phủ do Thủ tướng đứng đầu nắm quyền hành pháp. Thủ tướng do Tổng thống bổ nhiệm. Tòa án phủ quyết nắm quyền tư pháp. Cơ cấu lãnh thổ đơn nhất gồm 73 tỉnh là khu vực hành chính trực thuộc trung ương. Chế độ chính trị đa đảng.
Như vậy, Trung Đông có 9 nước thiết chế chính trị là cộng hoà đại nghị. Trong thiết này, Tổng thống là Nguyên thủ quốc gia, đứng đầu nhà nước nhưng Tổng thống có thể nhiều quyền lực, có thể ít quyền lực là do hiến pháp mỗi nước qui định. Quốc hội nắm quyền lập pháp. Chính phủ do Thủ tướng đứng đầu toàn quyền hành pháp. Tòa án tối cao nắm quyền tư pháp. Trong thiết chế này ở nhiều nước vai trò của Thủ tướng nổi bật, quyền lực to lớn. Chính phủ trở thành trung tâm của cơ cấu quyền lực.
2.4. Nước có thiết chế cộng hoà Tổng thống: đó là Giamahirama Arập Li bi nhân dân (Sociaust Peoples Lybyan Ảrab Aljamahiriya ): Li bi là quốc gia có lịch sử lâu đời. Thế kỷ XVI, Li bi bị Thổ Nhĩ Kỳ xâm lược. Sau đại chiến thế giới lần thứ nhất (1914-1918) Li bi thành thuộc địa của Italia. Sau đại chiến thế giới thứ hai (1939-1945) Li bi bị Anh, Pháp chiếm đóng. Tháng 11-1950 Li bi độc lập nhưng bị lệ thuộc Anh, Mỹ. Năm 1970 Anh, Mỹ rút khỏi Li bi. Li bi thiết lập nền Cộng hoà Ảrập Li bi. Thiết chế chính trị theo Hiến pháp 1969 là Cộng hoà Tổng thống. Tổng thống là người đứng đầu nhà nước, là Tổng thư ký của Đại hội nhân dân toàn quốc. Đại Hội nhân dân toàn quốc là cơ quan quyền lực cao nhất gồm 750 đại biểu. Ban Tổng thư ký của Đại hội nhân dân toàn quốc gồm 5 uỷ viên do Tổng thư ký (Tổng thống) đứng đầu điều hành mọi công việc của đất nước. Chính phủ do Tổng thống đứng đầu nắm quyền hành pháp. Chính phủ do Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc bầu ra. Tòa án tối cao nắm quyền tư pháp. Cơ cấu lãnh thổ đơn nhất gồm 25 đơn vị hành chính trực thuộc trung ương.
Trung Đông chỉ có một nhà nước Li bi thiết chế cộng hoà Tổng thống. Trong thiết chế này, Tổng thống là Nguyên thủ Quốc gia, người đứng đầu nhà nước và đứng đầu Chính phủ, nắm toàn quyền hành pháp. Tòa án nắm quyền tư pháp. Ở thiết chế này Tổng thống có quyền lực vô cùng to lớn, toàn quyền điều hành đất nước, quyền phể chuẩn các dự án luật mà Quốc hội thông qua để thành luật. Tổng thống thường còn có quyền bổ nhiệm chánh án, thẩm phán trong hệ thống tư pháp quốc gia.
3. Kết luận. Bản đồ Trung Đông hiện đại bao gồm 17 quốc gia. Các quốc gia, các nhà nước khu vực này ra đời do kết quả của các cuộc cách mạng, những phong trào mang tính chất cách mạng dân tộc dân chủ diễn ra suốt thời kỳ cận đại và những năm 50,60,70 của thế kỷ XX. Do hoàn cảnh cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc khác nhau, tương quan lực lượng giai cấp khác nhau nên sau khi độc lập, Trung Đông hình thành 4 nhóm nước có thiết chế chính trị khác nhau:
-4 nước có thiết chế quân chủ: Ảrập Xê út, Ca ta, Cô oet và Ôman.
-2 nước có thiết chế quân chủ nghị viện: Ba ren và Gioóc đa ni
-10 nước có thiết chế cộng hoà đại nghị: Ảrập xi ri, Các Tiểu Vương quốc Ảrập thống nhất, Iran, Ixraen, Li Băng, Paletstin, Thổ nhĩ kỳ, Yêmen, Irắc và Ai Cập.
-1 nước thiết chế cộng hoà tổng thống: Libi.
Thiết chế chính trị khác nhau nhưng bản chất và kiểu nhà nước đều là nhà nước tư sản. Tuy nhiên thiết chế quân chủ và quân chủ nghị viện là kết quả của sự liên minh giữa tư sản với phong kiến quí tộc. Trong thiết chế cộng hoà đại nghị và cộng hoà Tổng thống, tính chất tư sản hoàn toàn chiếm ưu thế. Đặc điểm riêng của các nhà nước Trung Đông là sự ảnh hưởng to lớn của Hồi giáo trong đời sống tinh thần, trong luật pháp và cả trong vấn đề nhân sự của nhà nước. Các quốc gia và các nhà nước Trung Đông do vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế (dầu mỏ), về địa chính trị mà luôn chịu tác động mạnh mẽ của các nước trong khu vực và các cường quốc trên thế giới và ngược lại các nước trên thế giới trong khi hoạch định chính sách đối ngoại không thể không chú ý đến các quốc gia Trung Đông.
4. Các bộ luật cổ đại: Bộ luật Hămmurabi. Bộ luật đã kế thừa và phát triển những bộ luật trước đó của các quốc gia Lưỡng Hà. Bộ luật đã công khai bảo vệ quyền tư hữu tài sản, địa vị xã hội, bảo vệ danh dự của chủ nô. Đối tượng trừng trị của bộ luật là dân nghèo và nô lệ. Bộ luật Hămmurabi đã phản ánh các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội của vương quốc Babilon. Bộ luật đồng thời cũng phản ánh tính giai cấp của nhà nước Babilon. Luật được xây dựng, duy trì trên cơ sở bạo lực, đàn áp, bóc lột nô lệ và nông dân . Bộ luật không chỉ có giá trị nghiên cứu lịch sử pháp chế mà còn là nguồn tư liệu phong phú, quí giá để nghiên cứu nền văn hoá Lưỡng Hà-Babilon. Bộ luật Hămurabi vì thế là một trong những thành tựu có giá trị bậc nhất của nền văn minh thế giới cổ đại .
(Còn nữa)
CVL