Tham gia phiên chợ đặc biệt này, có sự tham gia của 51 đại biểu đại diện một số cơ quan quản lý, thành viên ban tổ chức, cơ quan báo chí và 11 chủ thể tham gia giới thiệu sản phẩm.
Phát biểu khai mạc Tọa đàm và trải nghiệm "Phiên chợ trên mây", ông Nguyễn Văn Chí, Phó Chánh văn phòng thường trực Văn phòng Điều mới Nông thôn mới thành phố Hà Nội đã nêu bật tính cấp thiết của việc đẩy mạnh chuyển đối số trong công tác quản lý nông nghiệp. Đồng thời, nhấn mạnh vai trò của "Thương mại điện tử xác nhận" trong quảng bá, phân phối và tiêu thụ nông sản trong tình hình mới.
"Trong cảnh dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, việc thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 làm cho các kênh phân phối truyền thống không còn phù hợp. Từ đó tác động đến lưu thông phân phối hàng hóa, nhiều hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ nông sản gặp khó khăn, nhất là những đơn vị sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ chưa thiết lập được kênh phân phối trực tuyến sẽ có nguy cơ bị đứt gãy chuỗi cung ứng với thị trường. Trước tình hình đó, Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Hà Nội sau một thời gian huấn luyện cho các chủ thể làm quen với thương mại điện tử, Livestream bán hàng trên nền tảng số sẽ tiến tới mở các "Phiên chợ trên mây" để kết nối giao thương và thúc đẩy tiêu dùng trực tuyến", ông Nguyễn Văn Chí nhấn mạnh.
Cũng theo Phó Chánh văn phòng thường trực Văn phòng Điều mới Nông thôn mới thành phố Hà Nội, thì “Chợ đêm trên mây” trước mắt nhằm tạo điều kiện giúp các chủ thể sản xuất, kinh doanh có cơ hội thực hành sau khi hoàn thành khóa học trực tuyến miễn phí bán hàng Online, Livestream; đồng thời là dịp để các chủ thể quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP, nông sản thực phẩm an toàn, đặc sản vùng miền tiêu thụ nội bộ sản phẩm của nhau và giới thiệu tới khách mời tham dự sự kiện. Giúp các tổ chức, cá nhân trao đổi kinh nghiệm và kỹ năng bán hàng Online, Livestream, giải đáp những vấn đề vướng mắc trong sản xuất, kinh doanh, cơ chế chính sách và Chương trình OCOP,…
"Sau một thời gian vận hành chạy thử, rút kinh nghiệm, ban tổ chức sẽ nghiên cứu đề xuất với cơ quan có thẩm quyền cần hỗ trợ tiếp sức để nhân rộng mô hình này trong kết nối giao thương với các tỉnh/thành phố, nhất là việc kết nối với hệ thống các sàn thương mại điện tử, các hệ thống siêu thị, các điểm bán hàng nông sản thực phẩm an toàn trong và ngoài thành phố...", ông Nguyễn Văn Chí cho biết thêm.
Đại diện Viện Nghiên cứu chuyển đổi số ASEAN thay mặt cho các đơn vị phối hợp tổ chức Phiên chợ đã thông tin thêm: Các sản phẩm bán và giới thiệu tại phiên chợ phải có hồ sơ minh chứng về giấy phép đăng ký kinh doanh, công bố chất lượng sản phẩm, phiếu kết quả kiểm tra chỉ tiêu an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn công bố; mã số mã vạch, tem truy xuất nguồn gốc, chứng nhận sở hữu trí tuệ, chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu sản phẩm; hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, kiểm soát chất lượng,...
Theo đó, các đơn vị muốn tham gia phiên chợ phải đăng ký tên tổ chức, cá nhân và kèm các tài liệu minh chứng về sản phẩm bán tại phiên chợ để Ban Tổ chức kiểm duyệt, lựa chọn và thông báo cho chủ thể về sản phẩm được bán tại phiên chợ; trên cơ sở đó, chủ thể xây dựng clip Livestream sản phẩm (không quá 02 phút) gửi vào địa chỉ Ban tổ chức cung cấp trước 04 ngày tổ chức phiên chợ; nội dung quảng bá không được sai khác và quá về công dụng theo công bố chất lượng sản phẩm của chủ thể.
Chủ thể tham gia bán hàng phải có bản Cam kết và chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm bán tại phiên chợ; Tổng hợp kết quả bán hàng tại phiên chợ gửi Ban Tổ chức; thống nhất với đơn vị, cá nhân mua sản phẩm về thời gian, địa điểm, phương thức giao hàng đảm bảo hiệu quả, chất lượng; nghiêm cấm hành vi giao hàng không đúng chất lượng sản phẩm công bố; Các chủ thể sản phẩm Ocop và sản phẩm nông sản thực phẩm, đặc sản vùng miền mong muốn đăng ký tham gia bán hàng trong chợ thì phải tham gia khóa huấn luyện bán hàng Livestream mới được tham gia để đảm bảo chất lượng của phiên chợ...
Tại buổi Tọa đàm, sau khi trải nghiệm quan sát 11 chủ thể giới thiệu quảng bá, kết nối giao thương và bán các sản phẩm OCOP, đặc sản vùng miền trong "Phiên chợ trên mây", các đại biểu đã tập trung cho ý kiến để hoàn thiện quy trình, quy chế, phương thức vận hành Phiên chợ trên mây để đảm bảo đây là phiên chợ có nhiều điểm tối ưu nhất, khắc phục được những bất cập trong các loại hình thương mại điện tử hiện có.
Thay mặt, Chuyên trang Tạp chí điện tử Hội nhập Văn hóa và Phát triển, ông Vương Xuân Nguyên nêu ý kiến: "Tôi đánh giá cao tính chuyên nghiệp và hiệu quả hình thức thương mại điện tử mà Văn phòng Điều phối Nông thôn mới thành phố Hà Nội phối hợp cùng các cơ quan đã huấn luyện cho các chủ thể trong thời gian vừa quan. Điểm khác biệt của Phiên chợ trên mây so với các hình thức thương mại trực tuyến khác: Thứ nhất, các sản phẩm tham gia phiên chợ là những sản phẩm đã đạt tiêu chuẩn OCOP đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, quy trình sản xuất hàng hóa rõ ràng; Thứ hai, đây là mô hình thương mại điện tử có xác nhận, giám sát hoạt động mua và bán khắc phục những nhược điểm của phương thức giao dịch gián tiếp mà người tiêu dùng thường gặp như: bán sản phẩm kém chất lượng, hàng giả, hàng nhái. đánh cắp thông tin khách hàng, lừa đảo, gian dối trong thực hiện các thảo thuận đã cam kết và công bố...".
Các chuyên gia đến từ Viện Chuyển đối số ASEAN đã góp ý cho các chủ thể cần phải hoàn thiện kế hoạch, quy trình, nội dung và phương thức tham gia thương mại điện tử để có thể đưa ra những thông điệp sản phẩm ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu; cách tiếp cận và chăm sóc khách hàng; giữ nhịp độ và tạo ra cảm xúc cho buổi Livestream sao cho hấp dẫn, hiệu quả và có sức lan tỏa cao trong cộng đồng.; tận dụng các nên tảng số để SEO các từ khóa trực tiếp có liên quan đến thương hiệu sản phẩm...
Các chủ thể tham gia Phiên chợ trên mây trải nghiệm bày tỏ sự phấn khởi khi được tiếp cận một phiên chợ không biên giới, ở đó họ được kể những câu chuyện về sản phẩm của mình, được giới thiệu những thông điệp và giá trị cốt lõi của thương hiệu mà đơn vi xây dựng, được tìm kiếm những khách hàng tiềm năng. Và họ cho rằng đây là một hình thức tăng cường liên kết trong chuỗi giá trị sản phẩm nông sản rất hiệu quả không chỉ trong mùa dịch mà ngay cả khi dịch đã hết. Bởi đây là phương thức giao dịch văn minh, hiện đại, tiết kiệm thời gian, tăng cường hiệu quả cho tất cả các bên tham gia...Nhờ có sự giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước mà "trật tự" trong phiên chợ được đảm bảo, giúp cho cả người tiêu dùng, người bán hàng đều có ý thức hơn trong việc thực hiện trách nhiệm của mình với đối tác.
Một số hình ảnh tại buổi Tọa đàm và trải nghiệm "Phiên chợ trên mây"
---
Đón đọc chí tiết các "Phiên chợ trên mây" trên Chuyên trang Tạp chí điện tử Hội nhập Văn hóa và Phát triển - https://hoinhap.vanhoavaphattrien.vn/