Phú Thọ: Phòng chống được dịch có “thời gian vàng” để dạy và học trực tiếp

Phú Thọ làm tốt công tác phòng, chống dịch, đến thời điểm này, đã qua hơn 20 ngày không xuất hiện ca bệnh Covid-19 mới trong cộng đồng, giữ vững địa bàn an toàn, "vùng xanh" cho cả tỉnh.

Trên cơ sở đó, Phú Thọ quyết định cho học sinh các cấp học trực tiếp đến trường học trực tiếp ngay từ đầu năm học mới 2021 -2022, không phải dạy và học trực tuyến như nhiều tỉnh, thành phố chưa khống chế được dịch CoVid 19 phải dạy và học trực tuyến.

dt1-52a-1631803797.jpg
Lớp học của cô và trò trường THCS Văn Lang

 

Tuy vậy, trong quá trình tổ chức dạy và học trực tiếp, ngành Giáo dục tỉnh Phú Thọ vẫn đề cao cảnh giác, không lơ là phòng, chống dịch. Ngành Giáo dục tiếp tục tranh thủ, tận dụng tốt "thời gian vàng" an toàn dịch bệnh để nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy và học.

Cô giáo Đỗ Thị Hồng Hạnh, Hiệu trưởng trường THCS Văn Lang (TP Việt Trì – Phú Thọ) chia sẻ: Để đảm bảo chương trình dạy học trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, trường luôn chủ động các phương án, đảm bảo thực hiện hiện mục tiêu  kép vừa phòng chống dịch bệnh vừa làm tốt nhiệm vụ chuyên môn. Công tác đảm bảo an toàn trước đại dịch luôn được đặt lên hàng đầu. Cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh, luôn thực hiện nghiêm túc khuyến cáo 5K của Bộ Y tế và các quy định về phòng chống dịch. Công tác vệ sinh khử khuẩn thực hiện thường xuyên, kiểm soát chặt chẽ người ra vào trường. Trường xây dựng 2 kế hoạch vừa dạy và học trực tiếp, vừa dạy và học trực tuyến nếu xảy ra dịch bệnh nhưng nay đang dạy và học trực tiếp theo phương án một.

 Ngay từ đầu năm học, trường đã bố trí học tăng cường buổi chiều chương trình học chính khóa, với yêu cầu đảm bảo vừa sức cho giáo viên và học sinh và chất lượng các giờ học. Chỉ đạo các tổ chuyên môn tổ chức tập huấn cho giáo viên kỹ năng sử dụng các phần mềm dạy học, cách xử lý các tình huống xảy ra trong quá trình thực hiện dạy trực tuyến. Tuyên truyền để phụ huynh ưu tiên tạo mọi điều kiện thuận lợi cho học sinh có thể học trực tuyến đạt hiệu quả cao nhất nếu phải thực hiện phương án 2.

dt2-28b-1631804111.jpg
Học sinh trường THCS Văn Lang tham gia khai giảng trực tuyến.

 

Cô giáo Lã Nhị Hà, Hiệu trưởng Trường THCS Nông Trang (TP Việt Trì – Phú Thọ) cũng chia sẻ thêm nhiều biện pháp tổ chức dạy học nếu không khống chế  được dịch bệnh. Ngay từ đâu năm học, trường đã lên hai phương án dậy và học trực tiếp và trực tuyến; tăng cường học chính khóa vào 3 buổi chiều trong tuần và mỗi buổi 3 tiết tập trung vào 8 môn văn hóa cơ bản. Trường đặc biệt đảm bảo thời gian không để quá tải cho học sinh và thầy cô giáo. Còn các môn khác nếu cần thiết khi dịch bùng phát trở lại sẽ tổ chức dạy trực tuyến, giảm tải cho học sinh và giáo viên. Trường đã khảo sát đến từng phụ huynh và 100% học sinh có đủ trang thiết bị để dạy và học trực tuyến như các thiết bị máy tính sách tay, máy tính bảng, điện thoại thông minh, máy tính để bàn…Điều đó có thể nói là sự quan tâm đặc biệt của các bậc phụ huynh với tinh thần quyết tâm cùng nhà trường phấn đấu hoàn thành năm học với tình huống dịch bệnh có thể bùng phát.

dt3-24c-1631804194.jpg
Cô giáo Lã Nhị Hà, Hiệu trưởng trường THCS Nông Trang trao thưởng cho học sinh.

 

Trường THCS Vân Cơ có em Phạm Đức Hoàng lớp 9C, trong dịp nghỉ hè có về thăm ông bà tại Hà Nội hiện nay em chưa quay trở về để tiếp tục học cùng các bạn. Chính vì thế, em đang phải theo học trực tuyến tại một trường ở Hà Nội. Em chưa quen thầy cô, bạn bè đồng thời lại phải học trực tuyến, còn nhiều bỡ ngỡ khi phát biểu xây dựng bài. Với sự quan tâm của thầy cô giáo trường THCS Vân Cơ sau mỗi cuối giờ học, nhà trường thường yêu cầu giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn gọi điện chia sẻ và động viên em Hoàng, đồng thời giải đáp các vấn đề nội dung em Hoàng chưa hiểu ở các bài học trực tuyến, cô giáo Ngô Thị Bích Liên, Hiệu trưởng chia sẻ.

dt4-9d-1631804280.jpg
Kiểm tra thân nhiệt cho học sinh trường THCS Vân Cơ

 

Theo bà Nguyễn Thu Trà, Phó trưởng phòng GD&ĐT TP Việt Trì cho biết; Ngành giáo dục đã triển khai đồng bộ các biên pháp phòng chống dịch bệnh đến các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố, đồng thời khảo sát trang thiết bị để phục vụ học trực tuyến nếu dịch bệnh xẩy ra. Qua khảo sát từ 70 – 90% học sinh đủ trang thiết bị để học trực tuyến, còn lại các trường vùng ven thành phố cũng chỉ đạt từ 25 – 45%.  Nguyên nhân chính vẫn còn nhiều gia đình chưa có hệ thống Intenet và gia đình có 2 đến 3 con đi học. Tuy nhiên ngành cũng lên phương án cung cấp các video giảng dạy, biên tập lại bài in ra chuyển đến phụ huynh qua cả hệ thống gamil, zalo và trực tiếp tận tay để học sinh học.

Trường tiểu học Chính Nghĩa là một trường trung tâm của thành phố Việt Trì, năm học này, trường có 517 học sinh với tổng số 15 lớp.  Trường đã linh hoạt thay thời khóa biểu theo tuần, đồng thời đảm bảo ba yếu tố là không quá tải nội dung với giáo viên và học sinh, đảm bảo chất lượng và hiệu quả bài giảng, không cắt xén chương trình,  học sinh đến trường được học kiến thức mới. Nếu dịch bệnh bùng phát phải dạy và học trực tuyến thì trường đã khảo sát nhu cầu thiết bị để học thì hiện có 70,8% học sinh có đủ trang thiết bị và 15,5% học sinh có thể học ghép nhóm và 13,7% học sinh không có thiết bị để học trực tuyến.