Phú Thọ: Trường THPT Thanh Sơn thay đổi thích ứng với nền tảng số

Đình Thơm

04/03/2023 17:01

Theo dõi trên

Ngành GD&ĐT nói chung và Trường THPT Thanh Sơn (pHÚ tHỌ) nói riêng đã từng bước thay đổi nếp nghĩ, cách làm, ứng dụng tiến bộ công nghệ trong dạy và học, xây dựng nền giáo dục mở thích ứng với nền tảng số.

dt1-2023-03-04t165705015-1677923916.JPGTrường THPT Thanh Sơn trao đổi kinh nghiệm với Trường THPT Ngô Gia Tự - huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc về công tác ôn thi tốt nghiệp THPT

 

Đồng chí Nguyễn Văn Mạnh - TUV, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Phú Thọ cho biết: Ngành GD&ĐT đã triển khai nhiều giải pháp nhằm tăng cường ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong lĩnh vực Giáo dục. Trong đó chú trọng về triển khai hệ thống để chia sẻ dữ liệu đồng bộ tài liệu giấy qua văn bản điện tử. Đồng thời hoàn thiện cơ sở hạ tầng CNTT, thúc đẩy hình thành kho học liệu số, học liệu mở dùng chung toàn ngành. Bên cạnh đó, tích cực đổi mới cách dạy và học trên cơ sở áp dụng công nghệ số, khuyến khích và hỗ trợ áp dụng các mô hình giáo dục đào tạo mới dựa trên các nền tảng số. Triển khai mạng xã hội giáo dục có sự kiểm soát và định hướng thống nhất, tạo môi trường số kết nối, chia sẻ giữa các cơ sở giáo dục, nhà trường, gia đình, giáo viên, học sinh; triển khai hệ thống học tập trực tuyến dùng chung toàn ngành phục vụ công tác bồi dưỡng giáo viên, hỗ trợ dạy học cho các vùng khó khăn…

Nằm ở huyện miền núi còn nhiều khó khăn song Trường THPT Thanh Sơn đã nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Đặc biệt, xác định ứng dụng CNTT là một trong những nhiệm vụ trọng tâm góp phần thực hiện yêu cầu đổi mới giáo dục, trường đã chú trọng đầu tư, bổ sung hạ tầng số; tuyên truyền nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên về vai trò, lợi ích của việc ứng dụng CNTT; tạo điều kiện để giáo viên tham gia tập huấn khai thác, sử dụng phần mềmhỗ trợ giảng dạy.

Thầy giáo Bùi Vĩnh Tuy - Hiệu trưởng Trường THPT Thanh Sơn chia sẻ: Trường đã thực hiện cập nhật dữ liệu lên cơ sở dữ liệu ngành, triển khai sổ liên lạc điện tử, xây dựng kho dữ liệu số các video bài giảng, xây dựng ngân hàng đề thi phục vụ giảng dạy, hình thành kho học liệu số, học liệu mở dùng chung. Chúng tôi luôn khuyến khích giáo viên, học sinh khai thác các nguồn học liệu mở hỗ trợ học tập, kiểm tra, đánh giá. Các hoạt động quản lý, kiểm tra, đánh giá, thi cử… đều thuận lợi và hiệu quả hơn khi có CNTT hỗ trợ.

Trong quá trình thực hiện việc chuyển đổi số mặc dù có nhiều thuận lợi nhờ chủ trương thống nhất từ Bộ GD&ĐT đến địa phương vàcó sự đồng thuận của xã hội. Tuy nhiên, theo thầy giáo Bùi Vĩnh Tuy, trường gặp một số khó khăn trong huy động kinh phí mua sắm trang thiết bị và các phần mềm. Bên cạnh đó, cần có sự đồng bộ, hệ thống trong trang bị phần mềmđể bảo đảm liên thông dữ liệu, giúp quá trình khai thác, sử dụng ứng dụng hiệu quả hơn.

dt2-2023-03-04t165733512-1677924007.JPGGiáo viên Trường THPT Thanh Sơntrao đổi kinh nghiệm để nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệp THPT

 

Năm học 2022-2023, Trường THPT Thanh Sơn có 10 lớp 12 với 387 học sinh. Để kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 đạt kết quả cao nhất, ngay từ đầu năm học trường đã lên kế hoạch ôn thi tốt nghiệp và đã chỉ đạo các tổ, nhóm và giáo viên xây dựng kế hoạch ôn tập, soạn giáo án bám theo đề thi của Bộ GD&ĐT năm 2022 và đề tham khảo năm 2023.

Hiệu trưởngBùi Vĩnh Tuycho biết: Trường thực hiện dạy đầy đủ chương trình chính khoá và lựa chọn những giáo viên dạy giỏi, kinh nghiệm, tâm huyết tham gia công tác giảng dạy, ôn tập cho học sinh lớp 12. Phân hoá đối tượng để tổ chức ôn luyện đảm bảo phù hợp với năng lực của mỗi nhóm. Trong 387 học sinh lớp 12 có 82 học sinh thi Tổ hợp KHTN; 305 học sinh Tổ hợp KHXH. Trong quá trình ôn tập tổ chức dạy kỹ năng làm bài cho học sinh theo từng cấp độ từ nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao phù hợp với từng đối tượng học sinh.

Trường THPT Thanh Sơn đã hướng dẫn học sinh những phương pháp hỗ trợ giúp các em tiếp cận và giải quyết bài thi nhanh gọn theo từng môn như: Cách thức khai thác Alat trong làm bài thi môn Địa lí; sử dụng hệ thống sơ đồ lịch sử trong luyện thi THPT; phương pháp sử dụng máy tính Casio; hệ thống công thức vào giải bài thi môn Vật lí; tầm quan trọng của việc ghi nhớ bảng tuần hoàn trong việc ôn thi THPT…

Đến thời điểm này, Trường THPT Thanh Sơn đã tổ chức khảo sát chất lượng toàn khối 12 theo phòng thi 1 lần, sau khi có kết quả đã tổ chức họp giáo viên dạy ôn, giáo viên chủ nhiệm khối 12 để phân tích kết quả từng môn, từng lớp, từ đó giao chỉ tiêu, động viên giáo viên dạy ôn và học sinh cùng cố gắng trong việc dạy và học. Trường cũng đã phối hợp với một số Trường THPT khác trong tỉnh để tổ chức khảo sát chất lượng lớp 12 chung đề, cùng thời gian để cùng phân tích so sánh kết quả để từ đó định hướng tốt trong côg tác ôn thi tốt nghiệp.

Cùng với đó, trường phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh trong việc quản lý, động viên học sinh ôn thi; quan tâm chế độ dinh dưỡng trong ăn uống, phân bổ thời gian nghỉ ngơi phù hợp.Quan tâm tới học sinh học yếu kém, phân công các em có học lực khá giỏi kèm cặp, giúp đỡ. Đồng thời rà soát, có phương án hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn, giúp các em tự tin bước vào kỳ thi đạt kết quả tốt. Phấn đấu trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023, 100% học sinh của trường đỗ tốt nghiệp và tỷ lệ đỗ cao đẳng đại học cao hơn năm học trước.

Bạn đang đọc bài viết "Phú Thọ: Trường THPT Thanh Sơn thay đổi thích ứng với nền tảng số" tại chuyên mục Phát triển. | Hotline: 08.4646.0404 | Email: toasoan@vanhoavaphattrien.vn