Phương pháp này được thực hiện dựa trên nguyên lý muỗi bị thu hút bởi cơn đói. Muỗi chỉ có thể nhìn thấy hình ảnh hồng ngoại, do đó chúng thường bay đến những sinh vật có thân nhiệt khoảng 42 độ C trước tiên, chẳng hạn như chim chóc. Khi không tìm thấy thức ăn ở đó, chúng sẽ chuyển sang các loài có vú nhỏ và gia súc với thân nhiệt 40 độ C. Cuối cùng, nếu không có gì khác, muỗi sẽ tấn công con người với thân nhiệt 37 độ C. Vì vậy, nếu đặt một bẫy với nhiệt độ 42 độ C, muỗi sẽ bị thu hút đến, ăn bả và bị tiêu diệt do cơn đói.
Bạn có thể tự chế một cái bẫy diệt muỗi bằng những vật liệu sau: 9 điện trở 1W, một công tắc nhiệt độ bimetal 145 độ C, một nguồn USB 2A, một chai 1 lít đựng dầu ăn hoặc dầu khoáng, và một vại 2 lít chứa nước pha với 5% axit boric làm bả. Cách thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ cần nối các phần lại với nhau bằng cách xoắn tay như trong hình minh họa. Chai được làm nóng đến 42 độ C và đặt gần vại bả ngoài trời, tránh mưa để muỗi dễ dàng nhận ra.
Sau khi đặt bẫy, chỉ trong thời gian ngắn, muỗi trong khu vực lân cận sẽ bị tiêu diệt gần hết, và sau vài ngày trong vòng bán kính 100m sẽ không còn con muỗi nào. Ở những khu vục ẩn khuất gần đó, bạn sẽ thấy muỗi nhiều hơn nhưng chủ yếu là muỗi đục và hầu như vô hại. Ngoài ra trong bán kính 4m quanh bẫy cũng sẽ không còn kiến do chúng ăn phải chất độc từ những con muỗi đã ăn bả.
Lưu ý là bạn cần đảm bảo rằng bẫy hoạt động liên tục 24/7, đặc biệt là nửa giờ trước và sau khi mặt trời mọc. Đây là thời điểm bẫy tiêu diệt gần như toàn bộ muỗi trong khu vực. Do đó, khi thấy nước hoặc acid boric trong bẫy bị cạn do muỗi hút hoặc bay hơi, bạn cần châm thêm nước mỗi hai tuần một lần.
Vậy làm thế nào để biết bẫy muỗi của bạn có hiệu quả? Muỗi là loài duy nhất để lại nước miếng khi đốt người, giúp máu không đông và gây ngứa do dị ứng. Khi muỗi uống bả có acid boric, nước miếng của chúng sẽ kết tinh thành những hạt trắng li ti. Những hạt này sẽ tạo thành vành đai trắng trên thành bể bả. Nhìn vào các vành đai này, bạn có thể đánh giá số lượng muỗi ở khu vực đó so với những nơi khác.
Mục tiêu của nhà khoa học người Mỹ gốc Việt Trần Phi khi thiết kế bẫy diệt muỗi này là đảm bảo chi phí thấp, để người dân nghèo và ở các vùng sâu xa không phải tốn kém nhiều cho mỗi chiếc bẫy. Họ có thể dễ dàng mua các dụng cụ làm bẫy trực tuyến mà không cần qua nhiều khâu trung gian. Với thiết kế đơn giản và dễ thực hiện, bẫy này hướng đến đối tượng là dân thường, thậm chí các em học sinh cơ sở cũng có thể tự làm mà không cần qua đào tạo chuyên môn. Đặc biệt, nó còn khuyến khích các bản, buôn, thôn, xã lên kế hoạch phòng chống bệnh truyền nhiễm do muỗi gây ra, đồng thời tạo ra môi trường sống dễ chịu và yên bình, không còn bị muỗi quấy rầy.
Để phòng tránh bệnh do muỗi truyền, nên biết rằng muỗi đốt bệnh nhân trước khi lây sang người khác. Vì vậy, đặt bẫy muỗi gần giường bệnh sẽ giảm nguy cơ muỗi bị nhiễm bệnh và không thể lây sang người khỏe mạnh. Nếu treo bẫy ở hiên trước, sẽ giúp loại bỏ muỗi ở sân trước; tương tự, treo bẫy ở hiên sau sẽ giúp sân sau không còn muỗi. Đó là những vị trí quan trọng cần được chú ý.