Sân khấu Dù kê loại hình nghệ thuật đặc trưng của người Khmer Nam Bộ

Vũ Xuân

02/04/2023 11:20

Theo dõi trên

Liên hoan Nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ lần thứ II - năm 2023 đã khai mạc tối qua (1/4) tại Đại học Trà Vinh sẽ kết thúc vào ngàu 7/4, do Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Trà Binh đồng tổ chức.

Đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc Khmer Nam Bộ

Tham gia liên hoan Nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ lần thứ II năm 2023 có hơn 500 diễn viên đến từ 13 đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp nhà nước và tư nhân từ các tỉnh Kiên Giang, Sóc Trăng, Cà Mau, Bạc Liêu và Trà Vinh. Trong đó, 6 đơn vị nhà nước gồm Đoàn Nghệ thuật Khmer Ánh Bình Minh (Trà Vinh), Đoàn Nghệ thuật Khmer tỉnh Kiên Giang, Đoàn Nghệ thuật Khmer tỉnh Sóc Trăng, Đoàn Nghệ thuật Khmer tỉnh Cà Mau, Nhà hát Cao Văn Lầu, Hội Sân khấu tỉnh Bạc Liêu. Bên cạnh đó là sự góp mặt của 7 đơn vị xã hội hóa gồm: Đoàn Nghệ thuật Khmer Răksamây Chanđara (Trà Vinh), Doanh nghiệp tư nhân Đoàn Dù kê Sơn Nguyệt Quang, Doanh nghiệp tư anhân đoàn Ánh Bình Minh, Doanh nghiệp tư nhân đoàn Nghệ thuật Dù kê tập thể Ron Ron (Sóc Trăng), Đoàn Nghệ thuật Khmer Chùa Svay Siêm Thmây - Trà Vinh, Đội Văn nghệ quần chúng - Ấp cây khô (Cà Mau) và Đoàn Nghệ thuật Khmer - Trường Đại học Trà Vinh.

b1km1-1680408928.jpg

Tiết mục tấu phục vụ chương trình khai mạc. Ảnh: Internet

Các đơn vị mang đến liên hoan 13 vở diễn, gồm các thể loại dân gian, lịch sử, hiện đại. Những vở diễn dân gian, lịch sử hấp dẫn như: "Hoàng tử Vê Son Đo", "Tướng quân Rit Thi Sắc", "Chây SôRa Vông", "Chuyện tình giữa Tiên nữ và Người phàm", "Chuyện tình Nàng Sô Vanl Pu Pa". Ngoài ra, còn có những vở diễn khai thác đề tài hiện đại, mang đậm hơi thở cuộc sống như: "Bài học đắt giá", "Giữ vững biển đảo quê hương", "Hoa cau tình thắm"…

 Nghệ sĩ nhân dân Trịnh Thúy Mùi, Chủ tịch Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, đồng Trưởng ban Chỉ đạo Liên hoan này phát biểu tại khai mạc liên hoan nêu rõ: Loại hình Nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ đã hình thành và phát triển hơn một thế kỷ qua. Đây là một loại hình nghệ thuật độc đáo mang đậm bản sắc văn hóa của cộng đồng dân tộc Khmer Nam Bộ, thể hiện đậm các giá trị nhân văn, khát vọng về những điều tốt đẹp và đã trở thành đời sống tinh thần không thể thiếu của người Khmer trong hơn 100 năm qua.
Do tác động nhiều mặt của cơ chế thị trường, sân khấu Dù kê đang gặp nhiều thách thức, khó khăn và có nguy cơ ngày càng mai một trong đời sống cộng đồng.

Liên hoan lần này nhằm đánh giá lại hiện trạng hoạt động nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer để nâng cao chất lượng, từng bước chuyên nghiệp hóa loại hình nghệ thuật này. Đồng thời, qua đó động viên các nghệ sĩ, nghệ nhân tích cực tham gia gìn giữ, bảo tồn, phát huy giá trị tinh hoa của loại hình nghệ thuật độc đáo Dù kê. Đây cũng là dịp để các đơn vị, nghệ sĩ gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao nghiệp vụ, chuyên môn, góp phần thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TW ngày 16/6/2008 của Bộ Chính trị (khóa X) về “Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật trong thời kỳ mới”.

Cần bảo tồn, phát huy

Năm 2014, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành quyết định số 2684/QĐ-BVHTTDL ngày 25/8/2014 công nhận và đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia nghệ thuật trình diễn dân gian: "Nghệ thuật sân khấu Dù Kê của người Khmer Sóc Trăng". Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sóc Trăng tiến hành thực hiện công tác bảo tồn, phát giá trị loại hình nghệ thuật này.

b2kh2-1680409130.jpg

Vở diễn "Hoàng tử Vê Son Đo" do Đoàn Nghệ thuật Khmer Ánh Bình Minh - Trà Vinh biểu diễn sau lễ khai mạc. Ảnh: TTXVN

  Nghệ thuật sân khấu Dù Kê của người Khmer Nam Bộ thuộc loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian, được cộng đồng người Khmer Nam Bộ gọi với tên khác là: sân khấu Giàn Bầu - Lo khôn Trơn Khlốk và người Camphuchia gọi là sân khấu xứ Ba Sắc - Lo khôn Ba sắc.

Theo tài liệu nghiên cứu của các học giả Khmer, năm 1921 ông Lý Cuôn, tên thường dùng là Kọn, sinh năm 1886, ấp Phú Ninh, xã An Ninh, quận Thuận Hòa, tỉnh Sóc Trăng, là người Khmer lai Triều Châu, sinh ra trong một gia đình giàu có, là người thông minh có học thức cao giỏi tiếng Pháp nên được người Pháp sử dụng làm thư ký văn phòng cho xã An Ninh nên người dân quen gọi là ông xã Kọn (theo tiếng Khmer là “Chhà Kọn”). Do đam mê, muốn có một gánh hát để phục vụ bà con dân tộc mình, nên ông tập hợp anh em, bạn bè, bà con thân thuộc trong phum, sóc lập nên gánh hát riêng và rước thầy Sua (Kru Sua) ở Trà Vinh về tập tuồng. Đoàn Dù Kê của ông Chhà Kọn ra đời với cái tên “Tự Lập Ban” và kể từ đó sân khấu có trang trí sơn thủy (phong cảnh) thay thế sân khấu giàn bầu. Năm 1927, lần đầu tiên ông Chhà Kọn đưa đoàn Dù Kê “Tự Lập Ban” sang biểu diễn tại Camphuchia và gây được tiếng vang lớn ở đất nước Chùa Tháp, người dân ở nơi đây thật sự khâm phục và yêu chuộng loại hình nghệ thuật sâu khấu có sức lôi cuốn và hấp dẫn, Đoàn Dù Kê của ông ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân nơi đây và họ đã đặt tên gọi cho Đoàn là: Lo Khôn Ba Sắc - Sân khấu của những người xứ Ba Sắc. Điều này chứng minh địa điểm khai sinh ra sân khấu Dù Kê không ở đâu khác ngoài vùng đất Sóc Trăng. Ông Chhà Kọn có công lớn trong việc hình thành sân khấu ca kịch dân tộc Khmer ra đời, trưởng thành và phát triển thành nghệ thuật sân khấu Dù Kê Khmer Nam bộ chính là ông Lý Cuôn.

Nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ là một loại hình nghệ thuật truyền thống của người Khmer Nam Bộ. Đây là một hình thức biểu diễn nghệ thuật dân gian kết hợp giữa văn hóa, tôn giáo và cuộc sống của người Khmer, thể hiện qua các màn văn nghệ, múa rối, hát văn và kịch. Dù kê là một loại trống cỡ lớn, có hình dáng giống như một chiếc chum. Nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ thường được biểu diễn trong các dịp lễ hội, nghi lễ tôn giáo và các sự kiện đặc biệt của người Khmer.

Nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ là một loại hình nghệ thuật rất đặc trưng của người Khmer Nam Bộ, với các đặc điểm riêng biệt trong cách biểu diễn và nội dung trình diễn. Sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ không chỉ thể hiện văn hóa và tôn giáo của người Khmer, mà còn giúp bảo tồn và truyền bá những giá trị truyền thống của dân tộc.

Điểm đặc biệt của nghệ thuật này chính là việc kết hợp các yếu tố âm nhạc, múa rối, hát văn và kịch để tạo nên một sân khấu truyền thống độc đáo. Trống Dù kê cùng các nhạc cụ khác được sử dụng để tạo ra âm thanh đặc trưng và làm nền cho các tiết mục biểu diễn. Nội dung các vở kịch thường liên quan đến lịch sử, truyền thuyết, tín ngưỡng và đời sống hàng ngày của người Khmer Nam Bộ.

Do đó, nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ là một di sản rất đáng quý trong kho tàng văn hóa đa dạng, phong phú của Việt Nam, cần được bảo tồn, phát triển và giới thiệu rộng rãi đến cộng đồng.

Bạn đang đọc bài viết "Sân khấu Dù kê loại hình nghệ thuật đặc trưng của người Khmer Nam Bộ" tại chuyên mục Văn hóa - Xã hội. | Hotline: 08.4646.0404 | Email: toasoan@vanhoavaphattrien.vn