Khi về nhà thường tay không, lúc lên trường Thày u cho nắm cơm, dăm cân gạo và quan trọng nhất là tiền "hơi bị ít". Toàn dân ta nghèo cả lượt, thôi không nói nữa. Thường các Thảo dân về Thủ đô ta, hay nhảy tàu ở các quãng: Đầu Cầu, Trần Phú, Sinh Từ (ối thằng nhảy siêu, vì đã qua tuổi thơ nhảy tàu điện). Chúng tôi học các trường đại học Khu tự trị Việt Bắc xưa, có thâm niên với Nhà tàu tuyến Hà Nội - Thái Nguyên ta khi là sinh viên mấy năm giời. Cánh Kiến trúc, Xây dựng, Sư phạm, Tài chính mạn Tây Bắc có thâm niên với Nhà tàu tuyến Hà Nội - Lào Cai vân vân và vân vân.
Việc trốn vé nhảy tầu của sinh viên các trường đại học đã là Truyền thống “Lớp anh trước, lớp em sau - đã thành đồng chí rủ nhau Nhảy tàu”. Giá như các thế hệ sinh viên có chiến tích này can đảm viết ra sẽ là Cuốn sách trường thiên phóng sự, đạt kỷ lục số lượng các Tác giả biên hồi ức này. Chiến thuật tránh nhân viên nhà tàu soát vé, được bổ sung cập nhật thường xuyên, truyền lại “bí kíp” cho các khóa đàn em. Nhân viên nhà tàu thấy luc dài lưng tốn vải là nhăn mặt không quên cái thở dài ngao ngán. (Sau này lên trường cũ dăm bận khi đã về hưu, ối tên về bằng tàu hỏa để tìm lại cảm giác ngày xưa. Tôi là một thằng trong số đó, khỉ thế). Nhà nước bao cấp tiền ăn cho 1 tên sinh viên là 18đ/tháng. Vé tàu Hà Nội - Lưu Xá 1,4đ/lượt, phụ huynh bao cấp tiền chi tiêu mua sach vở vân vân các cái cho lũ ta thừa sức méo mặt, nên mỗi khi về nhà: Chúng tôi không còn đường nào lựa chọn. Đành phải nhảy tàu và trốn vé thôi! (chiếm tới 60-70% sinh viên nam của các trường đại học thuở ấy). Nữ sinh đồng môn là phụ tá đắc lực cho món giữ đồ đạc, cho cánh nam giới “Cơ động linh hoạt” trên tầu. Chưa kể số chị em lanh lẹn trốn vé, nhảy tàu cũng như ai kia, chả kém gì nam nhi.
Nhớ lại một thời tàu hoả và xe khách ít chuyến, khác xa với bây giờ. Người đi đông ầng ậc.. nên mói có cảnh người người bám tàu, trèo lên nóc toa, còn trong toa thì chật như nêm. Nhiều lần lên tàu bằng cách chui qua cửa sổ.... Tàu vào ga thấy tàu đông, vài sinh viên nam chen vào toa trước, rồi ở trên cửa sổ kéo bạn S sinh viên nữ lên. Tốp ở dưới đẩy bạn nữ đó lên được tầu rồi. Tốp nam ở dưới sân ga mới được leo lên tầu. Xưa vé tầu hoat nhỏ bằng 2 ngón tay làm bằng bìa mầu cứng có đục lỗ ở giữa, trên có dập chìm ngày và in ga đi và ga đến (chữ in trên vé kiểu khắc gỗ). Thuở ấy tàu hoả đi như rùa bò - người đông như nêm cối - đỗ ga chờ tránh đường có khi vài tiếng… Tầu về tới đầu cầu Long Biên phía Gia Lâm bao giờ cũng đi rất chậm, các bao hàng hóa thi nhau nhảy dù từ đoạn đầu cầu tới bãi giữa... đầu ga Long Biên. Chửa bao giờ tàu khách vắng nhá. Tàu hoả có đông ta sẽ trèo lên nóc toa, trải ni lon nằm ngồi lố nhố, vừa tâm sự với khách đồng hành, mắt đảo như rang lạc quan sát người "nhà tầu" miệng không nưả lời từ chối người bên cạnh “mời cùng ăn quà cho vui”. Chả đếm được bao nhiêu tình yêu xảy ra trên các chuyến tàu hỏa thời ấy!.
Vẫn còn cảm giác náo nức về xuôi đợi ga Gia Lâm, Phúc Yên, Hương Canh chờ đường về ga Hà Nội chiều thứ bảy. Tâm trạng nặng nề khi về trường, tàu phăm phăm lên mạn ngược, ánh đèn thành phố mờ xa, đoàn tầu lầm lũi lao vào màn đêm tối đen trung du… Những chuyến nhảy tàu trốn vé và các ký ức vui xung quanh chuyện đi tàu hoả, rất hay được đăng ràn rạt trong Kỷ yếu sinh viên các trường Đại học phía Bắc. Các bãi đổ bộ lần lượt là:
- Trần Phú: đây là bãi đáp nguy hiểm nhất. Bởi lẽ: tầu vừa đổ dốc cầu Long Biên, tốc độ còn nhanh, và bãi đáp vừa ngắn lại vừa hẹp. Đặc biệt, bãi đáp này thường xuyên tối om om. Đây là bãi đáp không dành cho người yếu tim.
- Cửa Nam và đường Nam Bộ: đây là 2 bãi đáp lý tưởng nhất. Bởi lẽ: tốc độ tầu bắt đầu giảm để vào ga. Bãi đáp lại vừa rộng, lại vừa có đường chạy hãm đà đủ dài và ta “bổ” từ trên con tầu xuống có khoảng chạy đà.
- Nguyễn Khuyến: bãi đáp cuối cùng, và nguy hiểm thứ nhì vì lẽ: bãi đáp vừa ngắn lại vừa hẹp, lại cũng luôn luôn tối om om, được coi là thập phần nguy hiểm. Bởi đôi khi gặp tầu chạy phăm phăm không hề giảm tốc suốt từ cầu Long Biên, qua các bãi Trần Phú, Cửa Nam, Nam Bộ, làm lực lượng đổ bộ chùn chân không dám bung dù. Vì tốc độ tàu vẫn cao, lực lượng đổ bộ đông đảo, chấp nhận vào Ga tìm kế ra cửa sau, rõ muôn hình vạn trạng không thể kể xiết.
- Trong các bãi đáp kể ra ở trên còn thiếu 1 “ga” đặc biệt nữa là ga trên cầu Long Biên, gọi là ga nhưng đó chỉ là 1 tấm tôn kích thước cỡ 1x3 m đặt ở đầu cầu, bên cạnh có 1 thùng phuy đựng nước cứu hoả, không có đường chạy đà, khi bổ xuống đây phải dừng ngay và bám vào lan can cầu, nếu còn đà thì rơi xuống sông ngay. Chỉ có một số ít dám xuống ga đầu cầu này - Hạng cao thủ Thượng thừa!
- Các sinh viên truyền nhau bí kíp nhảy tàu hoả: Khi lao xuống cần nhảy xuôi, hướng mặt phía trước, thân ngả phía sau, khi tiếp đất, thân đang nghiêng, được đà dựng đứng lên - Chuẩn không cần chỉnh!
Thuộc bài mà vẫn gặp nạn: Tôi thời sinh viên sắm quần Simily (vải khổ1,1m giá 23đ+công may 3đ-mặc tết) nhảy tàu gặp hạn nặng XOÈ ở đoạn Trần Phú, da và xương không sao, tiếc đau đớn vì tong quần mồi - mất diện Tết !!! giá trị thuở ấy là "ba Kaki bằng một Simily nhé" (Bạn bè đã bình luận "Rách quần, có khi đi kèm với việc “bong” mất một mối tình, bởi nàng đã chê chàng trai không còn ăn diện". Với bọn sinh viên xưa nay đã già, nhìn đoàn tàu Điezen nối toa khách khang trang hú còi rầm rập chạy qua... lại bồi hồi nhớ thời đoàn tàu đầu máy hơi nước Tự lực kéo cả "toa xe chở hàng" chưa bộ đội vào chiến trường và hành khách ngày xưa... Sau này đi bộ đội có Bấm réo gọi, tay lần dây bao lưng (ý chừng lấy tiền cho). Mẹ sững người "Tôi nom anh giống thằng cháu Tôi quá, bao năm đi B chửa thấy nó về"... Mãi mãi nhớ các cú nhảy tàu bất đắc dĩ vì chẳng có tiền mua vé. Không quên đâu bám càng chuyến tàu chở Bộ đội đi B dừng ở ga Yên Viên mùa lũ 1971 và cầu Đuống bị máy bay Mỹ bắn gãy đôi (08/6/2018).
Theo Chuyện Làng quê