Sử thi Việt Nam (Kỳ 37)

PGS TS Cao Văn Liên

20/04/2023 06:03

Theo dõi trên

Trân trọng giới thiệu sách “Sử thi Việt Nam” của PGS TS Cao Văn Liên do NXB Thanh niên ấn hành 2017.

b1images1775349-1-1681891392.jpg
 

Kỳ 37.

Trong tình hình 45-46 sục sôi

Ta đã hòa với Tưởng để dồn sức vào Nam chống Pháp

Rồi ta lại hòa với Pháp

Để đuổi quân Tưởng về Trung Hoa.

Về kinh tế - Chính phủ Việt Minh chủ trương đẩy mạnh sản xuất tăng gia

Hô hào tiết kiệm.

Vì vậy lương thực mùa màng tăng tiến

Cả nước qua nạn đói- đủ ăn.

Để vượt qua nền tài chính suy kiệt khó khăn

Chính phủ hô hào “Tuần lễ vàng”- toàn dân ủng hộ

Xây dựng nền Quốc khố                                               

Hàng nghìn cây vàng

Toàn dân hiến dâng

Để ra đời “Đồng bạc cụ Hồ” năm 1946.

Để nâng cao tinh thần chiến đấu

Hợp pháp hợp hiến của Chính phủ cụ Hồ

Ngày 6-1-1946 cả nước đi bầu cử tự do

Bầu ra Quốc hội

Từ Quốc hội ra đời cơ quan hành pháp mới

Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa

Do dân bầu nên có pháp lý chói lòa

Của Nhà nước và Chính quyền cách mạng.

Năm 1946 cũng ra đời nền tảng

Luật pháp Việt Nam

Hiến pháp-Đạo luật cơ bản đầu tiên

Được Quốc hội thông qua-công bố.

Nhưng súng đã nổ

Quân Tưởng rút đi-quân Pháp ra miền Bắc thay chân

Chúng bắt đầu gây hấn bắn giết nhân dân.

Để giữ hòa bình Chính phủ Việt Nam đã ký với Pháp nhiều Hiệp ước

Hiệp định sơ bộ, Đà Lạt và Tạm ước

Phông tennơblô.

Nhưng những tên thực dân cứ tưởng Pháp là kẻ khổng lồ

Có thể đè bẹp Việt Nam bằng một cuộc chiến tranh nhanh chóng.

20 tháng 4 năm 1946 Pháp nổ súng

Đánh chiếm Hải Phòng, Lạng Sơn

Nghiêm trọng hơn

Pháp tàn sát nhân dân ở khu Yên Ninh Hà Nội

Đêm 18-12 Pháp ra tối hậu thư cho Chính phủ Hà Nội

Đòi tước vũ khí quân tự vệ và giao cho Pháp quyền kiểm soát Thủ đô.

Đến đây nếu còn nhân nhượng thì vi phạm nguyên tắc độc lập tự do

Và mất nước

Đầu hàng quân xâm lược.

Đến đây người Việt Nam hiểu được

Rằng chiến tranh hay hòa bình không phải do ta

Ta chỉ muốn hòa bình để xây dựng nước nhà

Nhưng kẻ thù hung hăng quyết đánh

Ta không thể né tránh

Và phải chuẩn bị để đương đầu

Vì chiến tranh là thương đau

Nhưng vẫn phải vì nhân dân quyết tâm kháng chiến.

Đêm 19 tháng 12 Chủ tịch Hồ Chí Minh ra “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”

Đêm 22 tháng 12 Võ Nguyên Giáp-Tổng chỉ huy

Ra mệnh lệnh “Tổ quốc lâm nguy”

Giờ chiến đấu đã đến.

Pháo đài Láng gầm lên phun lửa đạn

Vào quân thù

Tín hiệu không chỉ cho Thủ đô

Mà cho toàn Việt Nam bước vào kháng chiến.

Hà Nội nghìn năm văn hiến

Giờ đây lại là bãi chiến trường

Đánh cho Pháp trọng thương

Dữ dội.

Cây cối

Được hạ xuống ngổn ngang

Tủ, bàn

Đưa ra chắn ngang đường phố.

Chiến sĩ ta cảm tử ôm bom ba càng cùng nổ

Với xe tăng quân thù.

Nơi ác chiến súng đạn mịt mù

Là nhà Bưu điện, chợ Đồng Xuân, Bắc Bộ Phủ

Nơi vệ quốc đoàn quyết tử

500 quân địch, 30 xe cơ giới của Pháp tan tành.

60 ngày đêm huyết chiến đô thành

17 tháng 12 năm 1946 quân ta rút về nông thôn miền núi

Tận dụng thiên thời địa lợi

Kháng chiến lâu dài.

Việt Bắc núi thẳm rừng dày

Lại trở thành chiến khu kháng chiến.

Pháp vẫn thực hiện chiến lược đánh nhanh thắng nhanh

Vì mộng tưởng xâm lược sẽ tan tành

Nếu kéo dài cuộc chiến.

(Còn nữa)

CVL

Bạn đang đọc bài viết "Sử thi Việt Nam (Kỳ 37)" tại chuyên mục Văn hóa - Xã hội. | Hotline: 08.4646.0404 | Email: toasoan@vanhoavaphattrien.vn