Sử thi Việt Nam (Kỳ 44)

PGS TS Cao Văn Liên

27/04/2023 06:10

Theo dõi trên

Trân trọng giới thiệu sách “Sử thi Việt Nam” của PGS TS Cao Văn Liên do NXB Thanh niên ấn hành 2017.

b1bodoi-1682494740.jpg

Lực lượng Quân tình nguyện Việt Nam phản kích quân Pôn -Pốt ở biên giới Tây Nam. (Ảnh: TTXVN).

 

Kỳ 44.

Năm 1976 non sông Bắc-Nam thống nhất

Sông Bến Hải xưa đôi bờ

Nay chung một ngọn cờ

Cờ đỏ sao vàng năm cánh

Đoàn tàu tháng năm lăn bánh

Từ Thủ đô Hà Nội tới thành phố Hồ Chí Minh.

Hải âu chao mình

Từ Móng Cái đến Cà Mau đất mũi

Biển cả mênh mang sóng hát bài ca sớm tối

Hải đảo như những con tàu vĩ đại khơi xa

Hoàng Sa –Trường Sa

Trở thành tuyến đầu Tổ quốc.

Hà Nội vẫn là Thủ đô-trái tim Tổ quốc

Quốc hiệu mang tên Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Quốc kỳ Cờ đỏ sao vàng

Quốc ca: Vẫn trầm hùng muôn thuở

Bài “Tiến quân ca” từ thuở

Việt Minh với Cách mạng tháng Tám chuyển rung

Sài Gòn mang tên Bác-Thành phố Hồ Chí Minh

Năm 1976 cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội

Trong chồng chất những khó khăn tiếp nối.

 Ở Campuchia bọn cơ hội

Theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan Pônpốt-Iêngxari

Sau năm 1975 khi Mỹ ra đi

Chúng lên nắm quyền và ra tay diệt chủng

Theo lệnh quan thầy của chúng

3 năm chúng đã giết 3 triệu người khơ me

Bằng cuốc thuổng gậy gộc lưỡi lê.

Máu chảy đỏ các dòng sông

Thây xương phơi trắng đồng.

Chúng xây dựng một xã hội cực kỳ kinh dị

Một đất nước không cần đô thị

Một xã hội không cần hàng hóa tiền bạc chợ búa trường học học đường

Không cần khoa học tri thức văn chương

Tất cả chỉ là nông dân nông thôn khổ sai nô lệ

Và như thế

Chúng đẩy lịch sử Campuchia về thời đại nguyên thủy dã man.

Chúng thù địch Việt Nam, gây chiến tranh biên giới tây nam.

Không biết bao lần cứ 3 giờ sáng chúng tấn công hung dữ

Giết những người già, trẻ em phụ nữ.

Ngày 10 tháng 5 năm 1976 chúng đánh chiếm đảo Thổ Chu

Tàn sát hàng trăm người vô tội.

Tháng 4 năm 1977

Khơ Me đỏ tấn công vào An Giang

25-9 chúng tấn công vào các ấp thôn làng

Vùng Tây Ninh khoảng 800 người bị giết

Tháng 4-1978 ở Ba Chúc (Tri Tôn-An Giang) khoảng 3.157 người bị giết.

Từ 1975 đến 1978 trong máu lửa hờn căm                                     

  3 vạn người Việt Nam                                                                      

Bị giết.

Đặc biệt

Tháng 12 năm 1978 chúng huy động 10 sư đoàn

Tấn công trên tòan tuyến biên giới Tây Nam

Tấn công vào Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp.

Quân đội Việt Nam đã đánh cho tan xác

4 vạn tên

5.800 tên

Bị bắt.

Việt Nam thấy rằng muốn dập tắt

Ngọn lửa chiến tranh

Theo lời cầu khẩn của nhân dân Campuchia cứu họ khỏi nạn diệt chủng hoành hành.

Phải lật đổ chế độ mặt người dạ thú                                                          

Chế độ bạo tàn Khơ Me đỏ.

 Trong hàng ngũ Khơ Me đỏ

Vị Trung đoàn trưởng Hun Sen

Đã rời bỏ bóng đêm

Để cứu nguy cho dân tộc.

Hun Sen đã đi hỏa tốc

Về Bình Phước Việt Nam

Thành lập Đoàn 125.

Cách mạng được gieo mầm.

Rồi ngày 2 tháng 12 năm 1978

Ra đời Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia

Ở huyện Snuol tỉnh Kratie.

Và Hun Sen kêu gọi

Nhờ nhân dân và quân đội

Việt Nam

Diệt bọn Pôn Pốt-Iêngxari bạo tàn

Cứu nhân dân Campuchia khỏi họa hiểm nghèo diệt chủng

Quân đội Campuchia cũng vững vàng tay súng

Cùng quân đội Việt Nam tấn công cứu nước cứu nhà

Đầu năm 1979 quân đội Việt Nam như thác lũ tràn bờ

Tiến sâu vào lãnh thổ Campuchia

Giải phóng

Nhân dân Khơ Me trong nước sôi lửa bỏng.

(Còn nữa)

CVL

Bạn đang đọc bài viết "Sử thi Việt Nam (Kỳ 44)" tại chuyên mục Văn hóa - Xã hội. | Hotline: 08.4646.0404 | Email: toasoan@vanhoavaphattrien.vn