Sự tích Hùng vương, tinh thần và truyền thống cố kết dân tộc bất diệt

Phan Đông Viên

13/04/2024 22:37

Theo dõi trên

Riêng trong âm nhạc, kể từ khi khởi đầu phong trào tân nhạc (cuối những năm 30, đầu những năm 40 của thế kỷ trước) đã có một số bản sử ca Hùng Vương rất có giá trị của các nhạc sĩ tiền bối được sử dụng rộng rãi trong phong trào học sinh sinh viên, hướng đạo sinh, cùng một số bản sử ca mới, trong đó đặc biệt có 2 ca khúc của nhạc sĩ nổi tiếng vùng Phong Châu Trịnh Hùng Khanh và nhạc sĩ trẻ Cao Hồng Phương - đương kim Chủ tịch Hội VHNT tỉnh Phú Thọ kiêm Chi hội trưởng Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tỉnh Phú Thọ.

         gio-hung-vuong-1713021200.jpg

          5000 năm trước, trên đồng bằng sông Hoàng Hà phía bắc lục địa châu Á đã là nơi sinh sống của nhiều bộ tộc. Lúc đó vùng đất này chưa thuộc quyền chiếm hữu của một quốc gia riêng rẽ nào. Các bộ tộc xen kẽ chung sống bằng nghề chính là săn bắt và hái lượm, trong đó một số bộ tộc có dân số đông, có nơi cư trú rộng hơn, đặc biệt có thủ lĩnh bộ tộc tài năng cai quản. Ngoài dạy cho dân kỹ năng săn bắt hái lượm, còn biết tìm ra những thảo mộc, động vật, khoáng sản thiên nhiên, dạy cho dân trồng tỉa những cây ngũ cốc , chăn nuôi thuần hóa gia súc để tăng nguồn thực phẩm nuôi sống con người. Một thủ lĩnh tài năng nhất, được toàn dân trong bộ tộc suy tôn là Vua Thần Nông. Hàng trăm năm sau, khi bộ tộc đó đông đúc hơn thì nơi cư trú bị chật chội, buộc phải tìm đất mở rộng để đủ diện tích trồng cấy nuôi dân. Vì vậy cháu ba đời Vua Thần NôngĐế Minh đã cất công đi tuần thú phương nam là nơi đất rộng người thưa để tìm địa bàn phát triển cho bộ tộc.

Khi Đế Minh đi đến động Vụ Tiên thuộc vùng núi Ngũ Lĩnh (tỉnh Hồ Nam Trung Quốc ngày nay) gặp con gái Vụ Tiên xinh đẹp, Đế Minh lấy làm vợ sinh ra một con trai đặt tên là Lộc Tục.

Sau khi các con trưởng thành, năm 2879 trước công nguyên, Đế Minh truyền ngôi cho con trai trưởng là Đế Nghi làm vua phương bắc, con trai thứ là Lộc Tục làm vua phương nam. Lộc Tục xưng là Kinh Dương Vương, đặt tên nước là Xích Quỷ, có cương vực rộng lớn: phía bắc giáp hồ Động Đình là hồ nước ngọt, nông, rộng nhất trong vùng giáp ranh hai tỉnh Hồ Bắc Hồ Nam Trung Quốc ngày nay, mùa khô rộng 2820km2, mùa mưa rộng 20.000km2, vùng hồ và lưu vực rộng như một quốc gia, do một thủ lĩnh bộ tộc xưng là Động Đình Quân – (vua Động Đình Hồ) cai quản, phía nam giáp nước Hồ Tôn (Chiêm Thành), phía tây giáp Ba Thục (tỉnh Tứ Xuyên Trung Quốc ngày nay), phía đông giáp biển Nam Hải.

4hung-vuong-1713021601.jpg
4b-hung-vuong-1713021601.jpg
 

Kinh Dương Vương lấy con gái Động Đình Quân Long Nữ làm vợ, sinh được một con trai đặt tên là Sùng Lãm. Về sau nước Xích Quỷ chia thành Bách Việt, Kinh Dương Vương lập họ Hồng Bàng, truyền ngôi cho Sùng Lãm, Sùng Lãm lên ngôi xưng là Lạc Long Quân, cai quản bộ tộc Việt Thường ở vùng đất ấm áp và tươi tốt phía nam cùng một vùng biển đảo rộng lớn phía đông (từ Bắc bộ vào đến Quảng Trị Việt Nam ngày nay).

Về sau Lạc Long Quân lấy con gái Đế Lai là nàng Âu Cơ làm vợ sinh ra 1 bọc trăm trứng nở ra 100 con trai. Lạc Long Quân mới nói với nàng Âu Cơ rằng: “Ta là dòng dõi Long Vương, nàng là dòng dõi Thần Tiên, ăn ở lâu dài với nhau không được, sẽ bị suy vong! Nay chúng ta có 100 con, nàng hãy đem 1 nửa lên núi , ta sẽ đem 1 nửa xuống biển, nuôi dưỡng các con thành tài” sau đó Lạc Long Quân phong cho con trưởng làm vua, xưng là Hùng Vương thứ nhất, Hùng Vương lập ra nước Văn Lang, có cương vực 15 Bộ (như tỉnh ngày nay), quan văn gọi là Lạc Hầu, quan võ gọi là Lạc Tướng cai quản các Bộ, con trai vua gọi là Quan Lang, con gái vua gọi là Mỵ Nương.

2hung-vuong-1713022231.jpg

Triều đại đầu tiên của nước ta kể từ Thủy Tổ Kinh Dương Vương, Cao Tổ Lạc Long Quân cho đến hết đời Hùng Vương thứ 18 có tất cả 20 Vua trị vì 2622 năm (từ năm 2879 đến năm 258 trước Công nguyên).

Thời đại này có 3 truyền thuyết đặc sắc, cũng là 3 biểu tượng lớn:

1- Chử Đồng Tử và Tiên Dung : khát vọng bảo vệ tình yêu tự  chọn của đôi lứa cùng với khát vọng nữ quyền và khát vọng làm cho dân giàu nước mạnh. Từ việc lập ra các chợ và giao thương với nước ngoài, đi tìm thầy học đạo... Chử Đồng Tử được coi là ông tổ ngành ngoại giao và  thương mại của nước ta.

2- Ông Gióng: Với tinh thần cố kết và tự tôn dân tộc, ý chí quật cường khi có giặc ngoại xâm, một dân tộc nhỏ bé, đã vươn mình đứng dậy tiêu diệt giặc Ân bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ tổ quốc, để suốt hơn 2000 năm không quân xâm lược nào dám xâm phạm nước Văn Lang nữa Thánh Gióng thật sự là ông tổ ngành quân sự nước ta.

3hung-vuong-1713021601.jpg
 

3- Sơn tinh và Thủy Tinh: Khát vọng và năng lực giải cứu thiên tai thảm họa , bảo vệ mùa màng và môi trường sống bình yên cho nhân dân, Sơn tinh chính là ông tổ của ngành xử lý thảm họa và bảo vệ môi trường.

Những biểu tượng lớn này đã đưa 3 vị: Chử Đồng Tử, Ông Gióng, Tản Viên trở thành 3 trong 4 vị thánh Tứ bất tử.

Giống như trên thế giới, nhiều dân tộc và quốc gia cũng có xuất xứ từ những truyền thuyết, những huyền thoại. Sự tích Hùng Vương cũng là một truyền thuyết huyền thoại.

Nhận thấy việc giỗ Tổ có nhiều trùng lặp với các lễ hội địa phương, gây phân tán và lãng phí thời gian, công sức, tiền của nên năm 1917 quan Tuần phủ tỉnh Phú Thọ là Lê Trung Ngọc đã làm bản tấu trình lên Bộ Lễ (Bộ Văn hóa ngày nay) xin định lệ giỗ Tổ Hùng Vương vào ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm.

Ngày 25/7/1917 (niên hiệu Khải Định năm thứ nhất) Bộ Lễ đã chính thức định lệ ngày Quốc lễ và các nghi thức, lễ vật giỗ Tổ Hùng Vương. Tấm bia “Hùng miếu điển lệ bi” được dựng tại đền Thượng trên núi Nghĩa Lĩnh mùa xuân năm Khải Định thứ 8 (1923) đã ghi lại sự kiện lịch sử này:

“Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba

Khắp miền truyền mãi câu ca

Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm”

6hung-vuong-1713021711.jpg
 

Ngày 18 tháng giêng âm lịch hàng năm, tại khu vực Lăng Kinh Dương Vương thôn Á Lữ, xã Đại Đồng Thành, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh - nơi thờ phụng các bậc Thủy Tổ và Cao Tổ của dân tộc: “Nam Bang Thủy Tổ”, “Nam Tổ Miếu” cùng với 15 đạo sắc phong của các vua triều Nguyễn cũng diễn ra lễ hội lớn nhất cả nước. Nơi đây có đền Thượng thờ Kinh Dương Vương (ông nội Hùng Vương), đền Hạ thờ Lạc Long QuânÂu Cơ (cha mẹ Hùng Vương), lễ vật cúng tiến và rước trong lễ hội gồm các bàn, mâm lợn luộc cả con, bánh chưng, bánh dày, trám đen (tượng trưng 50 con theo mẹ lên núi), cá gỏi ( tượng trưng 50 con theo cha xuống biển). Nhà nước và tỉnh Bắc Ninh có dự án lớn trùng tu, tôn tạo, mở rộng quy mô khu di tích lăng Kinh Dương Vương.

Trong Văn học nghệ thuật, để tôn vinh lịch sử dân tộc thời Hùng Vương đã có nhiều ca dao lấy ý tưởng từ huyền thoại Âu Cơ sinh ra 1 bọc trăm trứng, tất cả con dân Việt Nam đều do 1 mẹ sinh ra, đều là đồng bào để giáo dục tinh thần đoàn kết toàn dân như:

          “Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng”

hoặc:

     “Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một dàn”

5hung-vuong-1713022000.jpg
 

Và tác phẩm ở mọi thể loại khác có giá trị giáo dục tinh thần và truyền thống cố kết dân tộc ta, qua đó giáo dục lòng yêu nước như chân lý Bác Hồ đã nói khi cùng Đại đoàn quân tiên phong dừng chân tại Đền Hùng trên đường về giải phóng thủ đô năm 1954: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.

Riêng trong âm nhạc, kể từ khi khởi đầu phong trào tân nhạc (cuối những năm 30, đầu những năm 40 của thế kỷ trước) đã có một số bản sử ca Hùng Vương rất có giá trị của các nhạc sĩ tiền bối được sử dụng rộng rãi trong phong trào học sinh sinh viên, hướng đạo sinh, cùng một số bản sử ca mới, trong đó đặc biệt có 2 ca khúc của nhạc sĩ nổi tiếng vùng Phong Châu Trịnh Hùng Khanh và nhạc sĩ trẻ Cao Hồng Phương - đương kim Chủ tịch Hội VHNT tỉnh Phú Thọ kiêm Chi hội trưởng Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tỉnh Phú Thọ.

 

STT

TÊN BÀI

TÁC GIẢ

1

Giỗ Hùng Vương

Ngô Ganh                   (1913 - 1982)

2

Hùng Vương

Thẩm Oánh                (1916 - 1996)

3

Đi trên đất Tổ

N: Doãn Mẫn              (1919 - 2007)

L:Nguyễn Xuân Sanh  (1920 - 2020)

4

Đi hội Đền Hùng

N: Lưu Hữu Phước     (1921 - 1989)

L: Nguyễn Phước Bộ  

5

Về Đền Hùng

Hồ Bắc                       (1930  - 2021)

6

Nhớ về đất Tổ cùng ta

Trương Quang Lục     (1933 -

7

Huyền diệu biển (Opera)

Ngô Quốc Tính           (1943 -

8

Giỗ tổ Hùng Vương

N: Trịnh Hùng Khanh  (1943 -

L: Vũ Minh Phương

9

Phong Châu mở hội

Phó Đức Phương       (1944 - 2020)

10

Bên Giếng Ngọc

N: Cao Hồng Phương (1970 -        

L: Nguyễn Vĩnh

 

Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc yêu âm nhạc./.

---------------------------------------------------------------------------------

                                              CHÚ THÍCH:         

 

1- Cố kết: chữ Nho: gắn bó chặt chẽ

    Cố:    bền chặt, chắc

    Kết    thắt nút dây, kết chặt sợi dây, kết lại với nhau

2- Công Nguyên: Quãng thời gian từ ngày chúa Jesus giáng sinh về sau. Hiện nay là năm thứ 2024 của Công nguyên.

    Chỉ có trước công nguyên, không có sau công nguyên vì chúng ta đang sống trong công nguyên này

3- Tuần phủ: Nhà Nguyễn đặt tên gọi các quan đầu tỉnh:

     Tỉnh lớn gọi là Tổng đốc

     Tỉnh nhỏ gọi là Tuần phủ

     Các vị quan đầu tỉnh thường phải đỗ Tiến sĩ Nho học mới được bổ dụng.

     Cấp hành chính dưới tỉnh là Phủ, huyện, Châu (miền núi)

     (Phủ to hơn Huyện ít nhất 3 lần về diện tích và dân số)

     Quan đầu Phủ gọi là Tri phủ,

     Quan đầu Huyện gọi là Tri Huyện,

     Quan đầu Châu gọi là Tri Châu

     Các vị quan đầu cấp này thường phải đỗ cử nhân Nho học mới được bổ dụng.

5- Đồng bào: Chữ Nho: cùng một bọc

     Đồng  : cùng

     Bào   : cái bọc, cái túi.                   

6- Tứ bất tử: 4 vị thánh của nước ta, được nhân dân Việt Nam tôn       sùng và thờ phụng cho đến ngày nay, trong đó có 3 vị ở Thời đại        Hùng Vương là: Chử Đồng Tử, Thánh Gióng, Thánh Tản và 1       nữ thánh ở thời Hậu Lê là Thánh mẫu Liễu Hạnh.

---------------------------------------------------------------------------------

Những sử liệu trong bài này đều lấy từ các quyển sách sử:

     Khâm định Việt sử Thông giám cương mục

     Đại việt sử ký

     Đại việt sử ký toàn thư

     Việt Nam sử lược./.

 

 

 

 

 

Bạn đang đọc bài viết "Sự tích Hùng vương, tinh thần và truyền thống cố kết dân tộc bất diệt" tại chuyên mục Văn hóa - Xã hội. | Hotline: 08.4646.0404 | Email: toasoan@vanhoavaphattrien.vn