Sự viên mãn và “phức tạp” nghệ thuật trong tác phẩm gốm sứ sắp nhận kỷ lục Thế giới Guinness

Hai tác phẩm gốm sứ Việt Nam là “Phú quý mãn đường” và “Thiềm Thừ Thiên Phong Ấn” tới đây sẽ được kỷ lục Thế giới Guinness vinh danh. Hai tác phẩm này chất chứa trong đó một ý nghĩa, cũng như lối chế tác rất độc đáo.
cu-coc-1656470246.jpg
Thiềm Thừ ba chân với hình tượng đặc trưng là âm dương đội đầu, ngậm đồng tiền, ngậm đồng xu và đống vàng thỏi, trên mình có chòm sao Bắc Đẩu.

Vào lúc 9h00 ngày 30/6/2022, tại Millennium Ballroom, Khách sạn Grand Plaza - 117 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội sẽ diễn ra sự kiện Lễ trao kỷ lục Guinness Thế giới cho 2 tác phẩm gốm sứ nghệ thuật của nghệ nhân Nguyễn Hùng và Gốm Hương Việt.

Tổ chức Guinness thế giới thành lập năm 1955, là tổ chức kỷ lục thế giới đầu tiên và lâu đời nhất. Năm 2010, Việt Nam lần đầu tiên được tổ chức này trao tặng danh hiệu về gốm sứ nghệ thuật cho “Con Đường gốm sứ dài nhất thế giới” vào năm 2010. Sau 12 năm, Nghệ nhân Nguyễn Hùng ở làng gốm Bát Tràng và công ty gốm Hương Việt tiếp tục được Vinh dự nhận hai kỷ lục về gốm sứ nghệ thuật như sau:

Tác phẩm đĩa phong thuỷ “Phú quý mãn đường” có đường kính 1,37m, nặng 400 kg được chế tác liên tục trong 2500 giờ (khoảng 1,5 năm), được chế tác thành công vào năm 2018.Tác phẩm đạt kỷ lục Thế giới Guinness : “Tác phẩm đĩa gốm đắp nổi, chạm khắc lớn nhất".

Tác phẩm “Thiềm Thừ Thiên Phong Ấn” nặng 1500 kg, với chiều dài 1,735m, rộng 1,1m, cao 0,778 m, được chế tác liên tục trong 6,5 tháng. Tác phẩm đạt kỷ lục Thế giới Guinness: “Tác phẩm Điêu khắc linh vật thần thoại bằng Gốm lớn nhất”.

Lối đi mới đưa kỹ thuật chế tác điêu khắc, đắp nổi lên gốm

Trong suốt gần 40 năm liên tục đam mê cùng nghề gốm, sau quá trình nghiên cứu và tìm tòi, nghệ nhân Nguyễn Hùng đã có công phát triển hoàn thiện các kỹ thuật chế tác như điêu khắc, đắp nổi, phù điêu, khắc âm bản trên gốm.

dia-phu-quy-man-duong-1656470491.jpg
Trong đĩa Phú quý mãn đường, đôi chim công, hoa mẫu đơn, mặt trời, núi là sứ, còn cây tùng, nền đĩa là gốm.

Vốn dĩ nghề gốm sứ thường hay vẽ trang trí lên các tác phẩm, điêu khắc, đắp nổi rất hiếm người làm, do nó có độ khó nhất định, tuy nhiên, với mong muốn phát triển và kế thừa truyền thống của nghề, nghệ nhân Nguyễn Hùng đã dày công nghiên cứu thử nghiệm lối chế tác này.    

Lối chế tác cách tân này tạo chiều sâu cho các sản phẩm gốm và tăng độ độc đáo nhưng vẫn giữ được dáng vẻ thân thuộc của đồ gốm Việt. Cả hai tác phẩm tâm huyết của nghệ nhân Nguyễn Hùng đạt kỷ lục Guinnes ở trên đều dùng lối chế tác đắp nổi, điêu khắc này.    

Hai bộ sản phẩm chế tác đặc biệt của nghệ nhân Nguyễn Hùng và gốm Hương Việt là tiêu biểu cho hướng đi mới trong gốm: đưa điêu khắc và phù điêu đắp nổi lên trên gốm. Bên cạnh đó hai bộ sản phẩm này cũng là bộ sản phẩm tiêu biểu sử dụng bài men mới: Hoàng Thổ Liên Hoa được nghệ nhân Nguyễn Hùng cải biến từ bài men tro cổ truyền của nghề gốm. 

Cải biến ra men mới – men “Hoàng Thổ Liên Hoa”

Gốm sứ là sự kết tinh hài hoà của 5 yếu tố ngũ hành: Kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ- Kim là kim lọại có trong đất sét làm gốm, hoặc kim loại dát trên gốm, sứ. Thuỷ là nước dùng để trộn vào đất. Hoả là lửa để nung, thổ là đất sét để nặn và Mộc là vỏ trấu hun có trong men.   

Là một người yêu hoa sen, và cho rằng hoa sen là một loài hoa gắn bó gần gũi với tâm hồn người Việt, hoa sen cũng là một biểu tượng cho sự thanh cao, tinh khiết trong phật giáo, do vậy,nghệ nhânNguyễnHùng mong muốn có một cái gì đó của sen trong gốm, để được sen hồi sinh trong gốm, mang biểu tượng của tâm hồn người Việt.    

Năm 2002, sau 15 năm miệt mài nghiên cứu, thử nghiệm. Nghệ nhân Nguyễn Hùng đã phát hiện ra thân cây sen phù hợp để thay thế nguyên liệu vỏ trấu, yếu tố Mộc trong bài “Men Tro” cổ truyền của ông cha.

Ở bài men mới này,tro của thân sen được trộn với lớp đất trầm tích sông Hồng cùng bột nghiền một số loại khoáng thạch tự nhiên tạọ nên một dòng men mới đặt tên là Hoàng Thổ Liên Hoa. Hoàng Thổ ở đây là lớp đất phù sa trầm tích sông Hồng và “Liên Hoa” có nghĩa là hoa sen.   

Men “Hoàng Thổ Liên Hoa” là loại men có nhiều sự khác biệt so với men tro truyền thống, đầu tiên có thể kể đến là men này cho ra dải màu rộng hơn từ sắc nâu cho đến sắc nâu đỏ so với màu trắng ngà đơn thuần của men tro. Kể từ mẻ gốm đầu tiên thành công, nghệ nhân Nguyễn Hùng liên tục nghiên cứu để đa dạng nhiều sắc màu hơn trên gốm để có thể  tư do thể hiện được nhiều màu sắc trên gốm hơn như một hoạ sỹ gốm.   

nghe-nhan-nguyen-hung-1656470686.jpg
Nghệ nhân Nguyễn Hùng, tên thật là Nguyễn Văn Hùng (sinh năm 1971 ở Liêm Am, Vĩnh Bảo, Hải Phòng). Trong suốt gần 40 năm liên tục đam mê cùng nghề gốm, sau quá trình nghiên cứu và tìm tòi, nghệ nhân Nguyễn Hùng đã có công phát triển hoàn thiện các kỹ thuật chế tác như điêu khắc, đắp nổi, phù điêu, khắc âm bản trên gốm.

Điển hình cho hiệu ứng màu sống động này có thể nhận ra trên tác phẩm tượng “Thiềm Thừ Thiên Phong Ấn”. Cho ra màu sắc rất trầm ấm từ sắc nâu cho đến sắc đỏ, hay hiệu ứng màu sắc chân thực hơn trên tác phẩm “Phú Quý Mãn Đường”.

Bằng cách sử dụng lớp men mới này hiệu ứng màu xanh trên bộ đĩa khi quan sát cho ra cảm giác màu xanh sâu thẳm trải dài và rộng trên toàn bộ tác phẩm. Hay tiêu biểu trên bộ tác phẩm “Phú Quý Mãn Đường” với chi tiết đôi công nếu dùng men bình thường chỉ có thể cho ra sắc xanh của men thuỷ tinh đồng, thế nhưng bằng việc kết hợp men mới tác phẩm cho ra gam màu xanh ngũ sắc – gam màu hoả biến hiếm gặp trong gốm sứ.   

Kết hợp kỹ thuật chế tác Gốm và Sứ độc đáo trên cùng một bộ sản phẩm

Nghệ nhân NguyễnHùng đã sử dụng kỹ thuật chế tác độc đáo để có thể tạo ra cả Gốm Và Sứ trên cùng một bộ sản phẩm. Sự khác biệt giữa gốm và sứ được phân biệt bằng nhiệt độ nung và cốt gốm sứ,  thông thường nhiệt độ nung của gốm thường từ 900 – 1100 độ C và nhiệt độ nung của sứ từ 1200 độ C. Cốt gốm là đất sét màu vàng nâu, còn cốt sứ là đất sét kao lanh trắng.  

Bên cạnh việc cải biến lớp men mới bằng việc cho ra đời men “Hoàng Thổ Liên Hoa”,nghệ nhân còn tiến hành một loạt các cải tiến quan trọng khác trong đó đáng chú ý việc cải tiến cốt gốm một cách xuất sắc. Nền nhiệt tối đa của men cải biến này có thể lên tới 1230 – 1300 độ C ngưỡng nhiệt vốn dĩ được dùng riêng cho các sản phẩm sứ cao cấp. Thông thường,nếu nghệ nhân nung đồng thời 2 chất liệu gốm và sứ cùng nhau trên nền nhiệt đó thì thật khó để có một tác phẩm nguyên vẹn sau công đoạn nung đốt.   

cu-coc-khong-lo-1656470801.jpg
Thiềm Thừ ba chân với hình tượng đặc trưng là âm dương đội đầu, ngậm đồng tiền, ngậm đồng xu và đống vàng thỏi, trên mình có chòm sao Bắc Đẩu.

Riêng đối với nghề gốm nhiệt độ nung trong lò là yếu tố rất quan trọng để quyết định thành bại của một chuyến lò, bởi vì để sản phẩm còn nguyên vẹn khi ra lò đòi hỏi phải tuân thủ đúng theo tỷ lệ phối trộn và nhiệt độ nung phải tuân thủ quy trình rắt khắt khe. Khi kết cấu không vững và nung trên nền nhiệt cao thì các sản phẩm dễ bị vỡ vụn hoặc biến dạng sau khi ra lò.    

Trong đĩa Phú quý mãn đường, đôi chim công, hoa mẫu đơn, mặt trời, núi là sứ, còn cây tùng, nền đĩa là gốm. Trong Tượng Thiềm thừ thiên phong ấn vòng âm dương, mắt, dây thừng móng là sứ, còn lại là gốm.   

Theo lời tâm sự của nghệ nhân Nguyễn Hùng thì tác phẩm bộ đĩa “Phú Quý mãn đường” trước khi được thành công như ngày hôm nay anh đã trải qua 5 lần bị hỏng, khi thì bị nứt vỡ đôi, khi thì bị nổ, khi thì bị biến dạng và đến lần thứ 6 mới ra được tác phẩm thành công. Với Tượng thiềm Thừ thì bị hỏng 4 lần, đến lần thứ 5 mới được. Thế nhưng bằng đam mê nghề và nhiệt huyết,anh vẫn tiếp tục mày mò và thử nghiệm.   

dieu-khac-dep-1656470853.jpg
 

Ý nghĩa của hai tác phẩm

“Phú Quý Mãn Đường”khai tác đề tài “Phú Quý Mãn Đường” là một trong những lối trang trí được ưa chuộng trong các tác phẩm Á Đông. Đĩa “Phú Quý Mãn Đường” được chạm nổi, chạm khắc phức hợp cây tùng, đôi chim công, mang yếu tố phong thủy, núi non và mặt trời với ý nghĩa đại diện cho sự giàu sang phú quý, hạnh phúc vĩnh cửu. 

Trong đề tài “Phú Quý Mãn Đường” luôn có sự cộng hưởng của biểu tượng “Chim Công” và “Hoa Mẫu Đơn”. Đĩa hình tròn tượng trưng cho sự viên mãn, đủ đầy, trọn vẹn. Những đường hoa văn giống nhau, lặp lại trên vành đĩa tượng trưng cho sự viên mãn, phú quý trọn vẹn này được lặp đi lặp lại đời này qua đời khác. 

gom-nguyen-hung-1656470889.jpg
 

Hình tượng “Chim Công” hiện thân cho một sự khởi đầu mới, thành công mới, phú quý giàu sang. Hình  ảnh đôi chim công còn biểu trưng cho tình yêu đôi lứa, tình nghĩa vợ chồng son sắt thuỷ chung.

Biểu tượng “Hoa Mẫu Đơn”, được biết Hoa Mẫu Đơn được biết đến là quốc hoa của Trung Quốc, một loài hoa mang trong mình vẻ đẹp thanh cao, đằm thắm, tượng trưng cho vẻ đẹp của người phụ nữ và lòng chung thuỷ.  Sự kết hợp giữa “Đôi chim công và hoa mẫu đơn” được xuất hiện nhiều trong các tác phẩm hội hoạ và phong thuỷ.    

Câu tựa “Phú Quý Mãn Đường “ còn được gọi là “Phú đầy nhà, quý đầy tay” ngụ ý mong muốn có cuộc sống giàu sang phú quý cho gia chủ và tình yêu đôi lứa, vợ chồng thật viên mãn trong hôn nhân.   

Chủ đề “Phú Quý Mãn Đường” là một trong những chủ đề cơ bản để điều tiết những điều tốt và đặt đúng vị trí sẽ được gọi là “Chấn” – Chấn Phong khi được trang trí đúng vị trí có chức năng đẩy những khí không tốt ra khỏi ngôi nhà để giúp gia chủ tăng vượng khí và đạt được những điều mong muốn.  

“Thiềm Thừ Thiên Phong Ấn” thì có một truyền thuyết kể rằng Cụ Cóc Thiềm Thừ nguyên là một con yêu tinh đã tu luyện hàng vạn năm, có phép thuật chuyên đi hại dân lành. Một ngày kia giao tranh với một bậc tu tiên là Tiên Ông Lưu Hải, thì bị chém đứt một chân, sau đó được Tiên Ông dậy cho Chánh Pháp nên quy phục và đi làm phúc giúp người, Thiềm Thừ có thể luyện được vàng và hay nhả tiền vàng cho người nghèo.   

tac-pham-dieu-khac-1656470937.jpg
 

Thiềm Thừ ba chân với hình tượng đặc trưng là âm dương đội đầu, ngậm đồng tiền, ngậm đồng xu và đống vàng thỏi, trên mình có chòm sao Bắc Đẩu.   

Tại Trung Quốc, Việt Nam và một số nước Châu Á, Cóc phong thủy là biểu tượng của sự thịnh vượng. Nó là một vật trang trí phong thủy phổ biến được cho là để thu hút sự giàu có và cuộc sống lâu dài và thịnh vượng cho chủ sở hữu.   

Theo học thuyết phong thuỷ có câu “Đắc Kim Thiềm Thừ giả tất phú quý” tức là khi có vật phẩm phong thuỷ “Kim Thiềm Thừ” trong nhà thì tất yu gia chủ sẽ đạt được phú quý giàu sang.

phu-quy-man-duong-1656470996.jpg
Cận cảnh tác phẩm "Phú Quý Mãn Đường"

Chủ đề thu hút tài lộc được gắn với hình tượng thiềm thừ với phom dáng đầy đặn vô cùng béo tốt, phú quý cũng là một cải tiến so với hình tượng Thiềm Thừ gầy, cao và dữ trong phong thuỷ Trung Quốc. Đây là điểm thú vị vì theo Phong thủy được cho là truyền sang Việt Nam từ Trung Quốc, các vật phẩm phong thuỷ của Trung Quốc thường là để trấn, yểm nên nhìn có uy nghi nhưng khá dữ.

Còn Phong Thuỷ của người Việt thì mang nhiều ý nghĩa Xin, Cầu, vì vậy nghệ nhân Nguyễn Hùng đã chế tác tạo hình cụ Cóc Thiềm Thừ theo phong thuỷ của người Việt là Cầu nên phom dáng và thần thái có uy nhưng không bị dữ như lối phong thuỷ Trung Quốc.   

Hơn thế nữa, điểm đặc biệt của bộ sản phẩm này ngoài biểu tượng đơn thuần của một linh vật phong thuỷ “Thiềm Thừ” thì nghệ nhân đã khéo léo đan vào đó nhiều điểm chế tác đặc biệt hơn.   

Biểu tượng âm dương và chòm sao Đại Hùng trên lưng cụ Thiềm Thừ. Kim Thiềm Thừ cơ bản vẫn được ngồi trên một đống thỏi tiền vàng, trên miệng ngậm một thỏi tiền, trên lưng và đằng sau có 2 xâu tiền vàng.    Chi tiết chế tác đặc biệt là trên trán kim thiềm thừ có biểu tượng ÂM DƯƠNG rõ nét và trên lưng được trấn bởi chòm sau “Đại Hùng Thất Tinh” – chòm sao mang nhiều ý nghĩa từ Đông Sang Tây. Đặc biệt đối với quan điểm Phật Giáo chòm sao này được hiểu là chòm sao nắm giữ vận mệnh của muôn loài trong vũ trụ.     

Ý nghĩa về Tài Lộc trên biểu tượng tiền xu khắc chữ cổ. Trên đồng tiền 1 mặt có chữ “Thuận Phong Đại Cát” – Mọi sự đều thuận lợi về phong thuỷ, hanh thông thì sẽ có “Đại” “Cát”. Khi mọi điều được thuận lợi theo phong thuỷ thì mọi chuyện đều được thành quả và thắng lợi, nhiều niềm vui lớn. Chữ “Thuận” còn có nhiều cách hiểu, thuận theo cách hành xử và lối sống.    

Một mặt nữa của đồng tiền có chữ “Nhất bản vạn lợi” nghĩa là bỏ 1 đồng vốn thu về hàng vạn đồng lời. Toàn bộ những ý đồ khi chế tác khắc trên 2 mặt của đồng tiền đều được nghệ nhân sử dụng tư liệu từ một đồng tiền xu cổ.     

 

 

(Bài viết được đổi tiêu đề và dẫn lại từ Báo Pháp luật Việt Nam)