Bài viết mới nhất từ Đặng Vương Hưng
"Bác Hồ" đến thăm và mua ủng hộ "Lục bát mỗi ngày"
Gần trưa, mình nhận được điện thoại của CCB, nhà thơ Trần Ninh Hồ (nguyên Chủ tịch Hội đồng thơ Hội Nhà văn Việt Nam): - Bác Hồ đây, vừa họp xong ở Hội Nhà văn. Chú Hưng có ở 40 Võ Thị Sáu không? Bác ghé chơi, uống cà phê?
Bút tích và chữ ký của tác giả trong sách chính là dấu ấn của tâm hồn người viết!
"Tôi muốn các cuốn sách đều có chữ ký của tác giả Đặng Vương Hưng!" - Đó là yêu cầu của Đại tá, CCB Ngô Văn Đang (ĐT: 0982739595), trước khi đặt mua 2 cuốn sách "Lục bát mỗi ngày" và "Phi công Mỹ ở Việt Nam", gửi về nhà riêng của anh ở thị xã Phú Thọ và chuyển khoản thanh toán ngay.
Vĩnh biệt "Hùm xám đường số 4" - một người lính với số phận bi hùng!
Trái tim của người Trung đoàn trưởng đầu tiên của Trung đoàn 174 - một trong ba Trung đoàn chủ lực đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam, người được mệnh danh là "Hùm xám đường số 4" - Trung tá Đặng Văn Việt, đã ngừng đập lúc 0 giờ 55 phút ngày 25/9/2021, tại Hà Nội, hưởng Đại thọ 102 tuổi.
Vĩnh biệt huyền thoại - một người lính với số phận bi hùng!
Trái tim của người Trung đoàn trưởng đầu tiên của Trung đoàn 174 - một trong 3 trung đoàn chủ lực đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam, người được mệnh danh là "Hùm xám đường số 4"- Trung tá Đặng Văn Việt, đã ngừng đập lúc 0h 55 phút ngày hôm nay, 25/9/2021, tại Bệnh viện Hữu Nghị (Hà Nội), hưởng Đại thọ 102 tuổi.
“Như bông hoa nhỏ”
"Như bông hoa nhỏ" chỉ là một trong gần chục bài thơ của Đặng Vương Hưng đã vinh dự và may mắn được tuyển chọn vào sách giáo khoa phổ thông cho các bé!
Trong số 32 cuốn sách giáo khoa...
Tình báo Việt Nam đã biết trước “vụ tập kích Sơn Tây” năm 1970 như thế nào?
Một số chuyên gia quân sự của Mỹ lại khẳng định rằng: Tình báo Việt Nam đã biết trước có cuộc tập kích này. Họ chỉ không rõ chính xác nó sẽ diễn ra vào thời gian nào mà thôi. Bởi thế nên đơn vị biệt kích của đại tá Simons mới có thể vào và thoát ra được như đã kể trên...
Một cựu tử tù hình sự được đặc xá đã trở thành nhà văn viết tiểu thuyết nổi tiếng ở Lạng Sơn
Vào dịp Quốc khánh 2/9 hằng năm, thực hiện chính sách nhân đạo với những người lầm lỗi, Chủ tịch Nước thường có quyết định đặc xá, tha tù trước thời hạn cho những phạm nhân cải tạo tốt. Mấy năm trước, Nguyễn Đức Nguyên là một trường hợp như thế. Anh đã nhanh chóng hoà nhập cộng đồng, trở thành người có ích cho xã hội. Hơn thế, anh còn trở thành một cây bút tiểu thuyết, giành giải thưởng Hoàng Văn Thụ cao quý ở Lạng Sơn...
Cảm phục cụ bà họ Đồng gần trăm tuổi, thay chồng đảm đang nuôi con và dạy cháu nên người
Lúc vui chuyện, cụ Đồng Thị Tiếp thường kể lại cho mọi người nghe: Vào những năm kháng chiến chống Thực dân Pháp 1947-1948, gia đình cụ là nơi Uỷ ban Kháng chiến tỉnh Nam Định trú đóng. Để đảm bảo an toàn cho nơi làm việc, họ đã quyết định đào hầm bí mật ngay trong nhà.
Tháng Tám nhớ cha tôi - Một lão thành cách mạng của vùng Yên Thế - Bắc Giang
Cha tôi là cụ Đặng Chấn, một Lão thành Cách mạng của vùng Yên Thế - Bắc Giang. Cụ sinh năm Canh Thân - 1920 và mất năm Quý Mùi - 2003. Hưởng thọ 83 tuổi.
Ba lá thư của anh hùng, liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi
Hơn 40 năm đã trôi qua, những người đã có may mắn đọc tác phẩm “Sống như Anh” của nhà văn Trần Đình Vân, hẳn chưa quên những giây phút thiêng liêng, xúc động của anh Nguyễn Văn Trỗi dành cho người thân của mình, trước khi bị kẻ thù xử bắn.
Chuyện đời một cựu chiến binh đã từng “Nam chinh bắc chiến”
Ở quê chúng tôi, không có làng nào là không có người tham gia nghĩa quân Yên Thế. Nếu như cụ Quản Hậu (Hà Văn Đoài) ông nội của anh Hà Minh Sơn là một chiến tướng của nghĩa quân Yên Thế; thì cụ Trưởng Đoan (Đặng Khánh Đoan) ông nội tôi cũng là một mưu sĩ của Đề Thám. Các cụ đều hi sinh vì quê hương đất nước khi còn rất trẻ.
Ai là người đầu tiên đã dịch hai tình khúc Nga nổi tiếng "Chiều Moskva" và "Đôi bờ" ra tiếng Việt ?
Lời mở: Vừa có bạn đọc hỏi tôi qua điện thoại: Có phải gần 10 năm trước Đặng Vương Hưng là người đã cho công bố tư liệu "Vĩnh biệt người dịch Chiều Moskva và Đôi bờ"? Tôi cảm ơn bạn ấy còn nhớ và xác nhận tôi chính là tác giả. Và còn có biết thêm là nhân vật tôi đã giới thiệu năm đó, cũng là một người thân trong gia đình tôi: Nhà báo Vương Thịnh (1934 - 2010) - người cậu ruột (em trai mẹ) của tôi.
Vị Tướng đầu tiên của QĐND Việt Nam: Được phong thiếu tướng, khi quân đội ta chưa ai có quân hàm
Cho mãi tới hai năm sau khi Lê Thiết Hhungf được phong hàm Thiếu tướng, ngày 28-5-1948, tại Chiến khu Việt Bắc, Đảng và Nhà nước mới chính thức tổ chức Lễ phong quân hàm cấp Tướng và cấp Đại tá cho một số đồng chí cán bộ cốt cán của Quân đội nhân dân Việt Nam, trong đó có Đại tướng Võ Nguyên Giáp...
Những đêm không ngủ
Đã nhiều đêm quê tôi không ngủ/ Mỗi người dân là một chiến sĩ Quân y/ Trẻ con, người già cũng phải cách ly/ Cả nước hướng về cùng chung mưa nắng...