Bài viết mới nhất từ Phan Anh
Ninh Kiều - Tốt Động, những dấu xưa oai hùng
Ngược dòng lịch sử, theo chỉ dẫn của những câu thơ trong áng thiên cổ hùng văn “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi: “Ninh Kiều máu chảy thành sông, tanh trôi vạn dặm/ Tụy Động thây chất đầy nội, nhơ để ngàn năm”, chúng tôi về chiến trường xưa ở Chương Mỹ, tìm đến những địa danh ngập tràn những chiến công oanh liệt một thời để chiêm bái, ngưỡng vọng tiền nhân mà mỗi khi nhắc lại lòng không khỏi tự hào, phấn khích. Theo mạch chỉ dẫn của hai câu thơ, trong cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược, huyện Chương Mỹ, Hà Nội, có hai địa danh từng làm nức lòng thiên hạ và vẫn còn được nhắc mãi tới muôn đời: Ninh Kiều (Chúc Động) và Tốt Động (còn gọi là Tụy Động).
Về Tiên Động nhớ Ngư Phong - Nguyễn Quang Bích
Ghi nhớ công lao của Nguyễn Quang Bích, cảm động trước tinh thần bất khuất, yêu nước, nhiều nơi đã lấy tên ông để đặt tên cho các đường phố. Xã Tiên Lương, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ và nhiều nơi khác cũng lấy tên ông để đặt tên cho những ngôi trường. Ấy vậy mà căn cứ Tiên Động và đền thờ “người hùng của núi rừng Tây Bắc” trên đồi Tướng Quân xem ra còn chưa được nhiều người biết đến.
Về Mường Bi xem hội
Được lời mời của anh bạn, Tết Nguyên đán xong, chúng tôi ngược sông Đà lên vùng đất cổ Mường Bi chơi xuân và xem lễ hội khai hạ vào ngày mùng bẩy tháng giêng của đồng bào nơi đây. Trên đường du xuân ấy, tôi chợt nhớ đến câu nói của người xưa về đất Mường ở tỉnh Hòa Bình: “Nhất Bi, nhì Vang tam Thàng, tứ Động”.
Bắc Hà, một ngày cuối năm
Chuyến công tác thiện nguyện cuối năm từ A Mú Sung, xã biên giới của huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, trở về chúng tôi rẽ vào huyện Bắc Hà để ghé thăm dinh vua Mèo và phiên chợ nổi tiếng trên miền cao nguyên trắng. Nhớ lại lần trước, cách đây khoảng gần chục năm, chúng tôi đã có lần dừng chân ở phố núi này. Khi ấy, chúng tôi đi từ huyện Hoàng Su Phì qua huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang; vượt dốc Nàn Ma để sang Bắc Hà.
Ngắm cảnh Hang Kia - Pà Cò và vui hội Gầu Tào
Hang Kia - Pà Cò là hai xã thuộc diện vùng cao của huyện miền núi Mai Châu tỉnh Hòa Bình. Khoảng mười lăm năm trở về trước hai xã này nổi tiếng là điểm nóng về ma túy. Ngày nay nhắc đến Hang Kia - Pà Cò, hình ảnh u ám về ma túy dường như chỉ còn lại trong ký ức. Thay vào đó người ta thường nghĩ đến là những địa danh du lịch thú vị với những điểm săn mây không khác gì Tà Xùa (Sơn La), Chiêu Lầu Thi (Hà Giang), Fansipan (Lào Cai) cùng những hoạt động sinh hoạt văn hóa dân gian trong vô cùng hấp dẫn mang đậm bản sắc văn hóa tộc người của đồng bào H’Mông mà tiêu biểu là lễ hội Gầu Tào.
Tìm hiểu bài thơ “Em tắm” dưới góc nhìn văn hóa
“Em tắm” là bài thơ “nhái” theo kiểu của người Thái. Tuy là hàng “nhái” nhưng rất hay, rất độc đáo và mang đậm chất Tây Bắc.
Tản mạn dưới bóng đa ngàn năm
Hình ảnh cây đa có lẽ không xa lạ với mọi người, ở làng quê Việt Nam, nhất là nhưng nơi tâm linh, hầu như đều có bóng cây đa. Trải qua năm tháng, cùng với sự hình thành phát triển của làng xã nông thôn Việt Nam, cây đa cùng với mái đình, giếng nước đã trở thành những biểu tượng của làng quê. Hình như, sớm gắn bó với người dân Việt như thế mà trong tâm thức từ bao đời nay người ta vẫn truyền nhau rằng: “Thần cây đa, ma cây gạo”.
Tản mạn về miền ký ức ngọt ngào
Tuổi thơ của mỗi đời người sẽ một đi và mãi không bao giờ trở lại. Nhưng cũng có không ít những kỉ niệm của tuổi thơ vẫn còn neo đậu mãi trong ký ức và đi cùng năm tháng của mỗi cuộc đời. Như con nước xuôi chảy, ta lớn lên, rong ruổi trên dòng đời bất tận. Rồi bỗng một hôm nào, ai đó bất chợt tặng ta một tấm vé trở về tuổi thơ để làm sống lại những kỷ niệm tưởng như đã chìm sâu trong ký ức, giữa nhân gian hối hả và thức dậy những tháng năm ngọt ngào như giấc mộng êm đềm.
Một thoáng ở Hòn Đất
Bây giờ đứng giữa trời mây xanh biếc của Hòn Đất linh thiêng để nhìn thấy sự sống đang hồi sinh mạnh mẽ trên cái bình địa một thời vốn chỉ có bom cày pháo nổ mà lòng không khỏi bâng khuâng thương nhớ về một thời máu lửa chưa xa.
Qua đền thờ Sầm Nghi Đống để hiểu rõ hơn về một bài thơ cùng tên của Hồ Xuân Hương
Hóa ra thái độ và cái nhìn của nhà thơ Hồ Xuân Hương hơn hai trăm năm trước với Sầm Nghi Đống quả là “nhân bảo như thần bảo”. Như là một dự báo (tiên đoán), đúng là: “Kìa đền Thái thú đứng cheo leo”.
Thoảng nghĩ sau bão Yagi
Thịnh nộ cuồng phong Yagi đã đi qua nhưng đau thương vẫn chưa thể nào nguôi ngoai. Vượt qua gian khó, chúng ta tin tưởng và tự hào về tình dân tộc, nghĩa đồng bào của những con Lạc cháu Hồng. Thời gian và nghĩa tình đồng bào hẳn sẽ xoa dịu và làm vơi đi những nỗi đau mất mát.
Hạ Long miền nhớ
Đã không ít lần đến thành phố (trước đây là thị xã) biển Hạ Long, dù đi chơi hay đi công chuyện, nếu có ở Bãi Cháy tôi cũng thường hay ghé lại Hòn Gai, khi thì ra chơi chợ để ngắm nhìn những hàng cá tôm la liệt trong mỗi buổi sớm mai, lúc lại lững thững dạo bước dưới những chân núi ven biển hay leo lên ngọn Dọi Đèn (tên Hán Việt là Truyền Đăng và bây giờ thường gọi là núi Bài Thơ) để thả hồn, phóng mắt ra với bốn bề trời đất của non nước Hạ Long. Lần nào cũng vậy cảm xúc về thành phố bên bờ biển xinh đẹp lúc nào cũng tươi mới, dâng trào và gợi lên bao điều khoái cảm với muôn vẻ sắc thái từ trầm ngâm, sâu lắng cho đến sảng khoái, say mê một cách thích thú, khó quên.
Trông bánh chưng, bao giờ cho đến ngày xưa
Bây giờ đến Tết ở quê tôi ít nhà vẫn còn duy trì việc gói, nấu bánh chưng ngày Tết để cho các cháu được sống trong bầu không khí Tết cổ truyền nhưng cái háo hức đợt chờ khi...
Ghi chép qua một chuyến đi: “Ăn” Dao, “chơi” Mường
Một ngày cuối năm, tôi có dịp được về đất Mường Hòa Bình ăn tết sớm theo phong tục truyền thống của đồng bào dân tộc nơi đây. Chuyến đi này chúng tôi được ăn tết ở nhà bà lang Dương Yến, người Dao ở phường Thái Bình, thành phố Hòa Bình. Nhà bà lang ở ngay cạnh Bảo tàng không gian văn hóa Mường của họa sỹ Vũ Đức Hiếu nên tôi đã có dịp được khám phá, trải nghiệm về vùng đất và con người của những chủ nhân bên dọc đôi bờ Đà Giang hùng vĩ và thơ mộng qua một không gian văn hóa cô đọng, đậm đặc mà chất chứa bao tình người. Chuyến đi này với tôi thực sự thú vị. Tôi vẫn bảo với mọi người đây là chuyến đi “ăn” Dao “chơi” Mường.
Du ký: Thiện nguyện trên cao nguyên đá Hà Giang
VHPT - Hóa ra, trên hành trình thiên di, Du Già không chỉ là nơi nuôi dưỡng những tâm hồn chất phác, hồn nhiên, nên thơ của các tộc người sống giữa lưng chừng trời hay dọc bên đôi bờ...
Lâm Thượng, về chốn an yên
Giờ đây Lâm Thượng như một công chúa xinh đẹp của núi rừng Tây Bắc vừa bừng tỉnh sau giấc nồng say nhưng vẫn đang còn bỡ ngỡ, e thẹn duyên dáng trước những đôi mắt mê mẩn của lữ khách tình si cảnh lạ.
Một thoáng chùa Vô Vi
Từ đỉnh núi Vô Vi thong dong tản bước xuống chân núi trong ánh hoàng hôn, bất chợt ta nghe trong hơi thu từng hồi chuông ngân vang với những thanh âm trầm bổng, du dương nhẹ nhàng lan tỏa vào thinh không tựa như vòng sóng loang trên mặt nước khiến tâm hồn không khỏi có cái cảm giấc bâng khuâng, xao xuyến.
Xứ chè Long Cốc
Đến xứ chè Tân Sơn, ta thấy vẻ đẹp của những đồi chè ở Long Cốc quả là một vẻ hoàn mỹ của tự nhiên ban tặng cùng đôi bàn tay cần cù, khéo léo của người dân bản địa vùng đất Tổ mà làm thành. Cái không gian xanh mát của hàng trăm đồi chè san sát như bát úp cứ nhấp nhô, nối tiếp nhau cùng các lối nhỏ ngang dọc trên các luống chè để tạo thành những lát cắt xinh xắn đầy quyến rũ như thể những lời mời gọi khiến người ta khó cưỡng.
Nhớ Văn Cao, đọc lại “thời gian” để thấy được cảm thức về thời gian và cái đẹp
Với hơn bảy mươi năm cuộc đời, số phận của Văn Cao gắn liền với biết bao thăng trầm của lịch sử Việt Nam ở thế kỷ XX, nhưng có lẽ với những cảm thức về thời gian và cái...