Tác phẩm của nhạc sĩ Vĩnh Bảo

Đã có nhiều bài viết chi tiết và xúc động về thân thế và sự nghiệp của người anh hùng Nhạc sĩ Nguyễn Vĩnh Bảo (1936 - 1967).
nhac-si-vinh-bao-1691118018.jpg
 

Xin trân trọng bổ sung bản danh sách gần như toàn bộ tác phẩm của ông theo năm sáng tác:

I/ CA KHÚC

vinh-bao-ca-khuc-1691117794.jpg
 

GHI CHÚ:

- Từ bài 1 đến bài 6: Ca khúc quần chúng thiếu nhi - Viết tại Việt Bắc và Phú Thọ.

   Trong đó bài 1 là bài đầu tay viết năm 12 tuổi.

-  Từ bài 7 đến bài 16: Ca khúc quần chúng - Viết tại Hà Nội.

-  Bài 17: Ca khúc có phần hòa âm piano - Viết tại Hà Nội.

-  Từ bài 18 đến bài 23: Ca khúc có phần hòa âm piano, trong đó bài 20 là Romance, bài 23 là Hợp xướng 4 bè - không dàn nhạc đệm - Viết khi đang học đại học tại Nhạc viện Kiev - Ukraine.

-  Bài 25 và 26: Ca khúc quần chúng, với bút danh là Bảo Vinh - Viết tại chiến trường miền Nam.

II/ KHÍ NHẠC

vinh-bao-khi-nhac-1691117794.jpg
 

GHI CHÚ:

- Bài 1 sáng tác khi học Trường Âm nhạc Việt Nam.

- Từ bài 2 đến bài 15 sáng tác khi học Nhạc viện Kiev.

- Một số tác phẩm đã được các giảng viên nghệ sĩ: Thái Thị Liên, Tào Thị Huệ, Đặng Thái Sơn, Tuyết Minh biểu diễn.

Mấy năm đầu Hà Nội giải phóng, nhất là từ 1957, phong trào tình nguyện lao động công ích của hầu hết các tầng lớp thanh niên Hà Nội như: học sinh từ trung học trở lên đến sinh viên đại học, thanh niên công nhân viên chức, thanh niên quân đội, thanh niên khu phố v.v...tham gia cải tạo hồ Bẩy Mẫu, hồ Ba Mẫu và đường Cổ Ngư trên hồ Tây đã thu hút hàng vạn lượt thanh niên lên các công trường. Vì toàn thanh niên nên không khí lao động vô cùng náo nhiệt, hăng hái, vui tươi và hiệu quả, tuy nhiên vì công việc nặng nhọc, lấm lem bùn đất... nên có một số ít các bạn nữ vì chưa quen lao động vất vả, đã ngại ngần không dám hăng hái xông pha. Để kịp thời động viên tinh thần hăng say lao động hòa với không khí chung trên công trường, nhạc sĩ Vĩnh Bảo lúc đó đang là học sinh trường Âm nhạc Việt Nam đã sáng tác ca khúc Nhắn cô mấy điều với tiết tấu vui tươi, nội dung dí dỏm, chỉ là chế giễu (mà không đả kích) những thái độ lao động và học tập chưa tích cực. Bài này do các ca sĩ Trần Hiếu, Quý Dương, Mạnh Hà, Quốc Đông v.v... biểu diễn ngay tại công trường trong giờ giải lao, được cả công trường hoan hô nhiệt liệt. Đến nay, lớp thanh niên thời đó nhiều người còn nhớ.

ca-khuc-vinh-bao-nhan-co-1691117913.jpg