Thừa Thiên - Huế: Hỗ trợ phụ nữ di cư hồi hương và nạn nhân bị mua bán trở về

Ngày 3/8, tại Tp. Huế (Thừa Thiên Huế) Hội Liên Hiệp Phụ Nữ (LHPN) Việt Nam phối hợp với Bộ Công An tổ chức Hội thảo “Tập huấn phòng, chống mua bán người và hỗ trợ phụ nữ di cư hồi hương, xác minh, xác định nạn nhân mua bán người”. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi các hoạt động hưởng ứng “Ngày thề giới phòng, chống mua bán người” và “Ngày toàn dân phòng chống mua bán người - 30/7” năm 2022.

Năm 2022, “Ngày thế giới phòng, chống mua bán người” đã chọn chủ để là “Sử dụng và lạm dụng không gian mạng trong các hoạt động mua bán người” tập trung vào vai trò của công nghệ như một công cụ có tiềm năng ngăn chặn nạn buôn người và nâng cao ý thức của người dân khi sử dụng công nghệ để không bị lạm dụng trong các hoạt động mua bán người.

quang-canh-1659671764.jpg
Quang cảnh buổi hội thảo

 

Hội thảo tập huấn này nhằm tạo ra một diễn đàn trao đổi, chia sẻ và thảo luận về những vấn đế, chính sách, quy định trong công tác phòng, chống mua bán người và hỗ trợ phụ nữ di cư hồi hương cũng như xác định, xác minh nạn nhân mua bán người trở về nhằm nâng cao hiệu quả cũng như phát huy vai trò, sự phối hợp của các cán bộ, ban, ngành, đoàn thể trong đề xuất các giải pháp, chính sách, pháp luật cơ chế để thực hiện tốt hơn việc phòng, chống mua bán người và hỗ trợ phụ nữ di cư hồi hương, xác minh, xác định nạn nhân bị mua bán.

Phó chủ tịch T.Ư Hội LHPN Việt Nam Nguyễn Thị Minh Hương cho biết, thời gian qua, Hội đã triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền về phòng, chống mua bán người, phòng chống di cư trái phép, đồng thời hỗ trợ phụ nữ di cư hồi hương, hỗ trợ xác minh, xác định nạn nhân bị mua, bán trở về. “Chúng tôi có một ngôi nhà bình yên để hỗ trợ nạn nhân bị mua bán người trở về, hiện nay hội cũng đang phố hợp với Tổ chức Di cư quốc tế để thành lập 5 văn phòng dịch vụ điểm đến để hỗ trợ phụ nữ di cư hồi hương”, Bà Hương nói

Mặc dù đã có nhiều nổ lực trong việc hỗ trợ giúp nạn nhân nhưng công tác này vẫn còn nhiều bất cập: người dân chưa nhận thức đầy đủ về phương thức, thủ đoạn của tội phạm mua bán người, việc xác định, xác minh nạn nhân bị mua bán vẫn còn kéo dài, khó khăn trong việc thu thập thông tin từ quốc gia có liên quan, vướng mắc trong việc thực thi luật và quy định về xử lý vi phạm hành chính, vi phạm hành sự tạo kẻ hở để các loại tội phạm hoạt động, khiến lao động di cư phải đối mặt với rủi ro trở thành nạn nhân của di cư bất hợp pháp, của lao động cưỡng bức và mua bán người

Theo báo cáo của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, đường dây nóng hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trong ba năm từ 11/2018 tới tháng 2/2022 đã tiếp nhận hơn 9000 cuộc gọi, trong đó hơn 1000 cuộc gọi về tư vấn tâm lý, chính sách, các dịch vụ và hỗ trợ nạn nhân còn được thực hiện xuyên suốt từ trung ương đến địa phương

Tại Hội thảo, các đại biểu đã được xem clip thông tin về các thủ đoạn tinh vi của tội phạm buô người và nghe đại diện của ba đơn vị là Công an tỉnh, Biên phòng tỉnh và Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế trình bày tham luận về thực trạng di cư lao động, mua bán người trên địa bàn TT-Huế. Công tác hỗ trợ người lao động di cư nước ngoài hồi hương, hỗ trợ, giải cứu, bảo vệ và tiếp nhận nạn nhân bị bán. Những kiến nghị, đề xuất.

bca-1659671794.jpg

 

Đại diện Công an tỉnh, Trung tá Nguyễn Đình Sơn (ảnh trên) đã kiến nghị, đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng hiệu quả công tác phòng ngừa, đấu tranh tội phạm buôn bán người, Tiếp tục nghiên cứu, tham mưu, đề xuất giải quyết những vấn đề còn khó khăn, vướng mắc trong các quy định pháp luật về xác định nạn nhân và các giấy tờ liên quan để có công tác hỗ trợ nạn nhân tốt hơn. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, để quần chúng nhân dân hiểu rõ các phương thức thủ đoạn của bọn tội phạm buôn người, xây dựng các mô hình, phòng ngừa trợ giúp người có nguy cơ trở thành nạn nhận