Tiếng hát át tiếng bom

Nguyễn Xuân Oánh

20/05/2022 00:49

Theo dõi trên

Hồi đó, là tháng 4 năm 1971 .Khi ta đang mở chiến dịch đường 9 Nam Lào ,đập tan cuộc hành quân Lam Sơn 719 của quân đội Việt Nam cộng hòa, có pháo binh và không quân Mỹ yểm trợ lấn ra các vùng giải phóng .Hòng ngăn chặn tuyến vận tải hậu cần chiến  lược của ta ,chi viện đắc lực cho chiến trường Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.

Theo mệnh lệnh của tư lệnh đoàn 559 ,tiểu đoàn 44 pháo cao xạ 37li  của chúng tôi , nay là tiểu tiểu đoàn 3 lữ đoàn pháo phòng không 573 QK5 .Gồm ba đại đội 10 ,11,12.Pháo cao xạ 37li. Có nhiệm vụ cơ động  chiến đấu trên chiều dài của con đường 128 từ dốc 18 sông Sêla non ,đến ngã ba Ba Khe chiều dài là hơn 70km.Tỉnh Salavan nước bạn Lào.

tieng-hat-1652982582.jpg
Ảnh do tác giả cung cấp

 

Theo quyết định điều động của tư lệnh đoàn 559 , đại đội 10 tăng cường cho binh trạm 38 phía bắc sông Bạc .Đồng thời tiếp nhận đại đội 2 cũng là pháo cao xạ 37li của binh trạm 32 bổ sung về.

Ll Đại đội 2 pháo cao xạ 37li thuộc trung đoàn 234 pháo cao xạ 37li đang làm nhiệm vụ ơ khu vực Bản Đông gần trên đường 9.

Lúc này để thực kế hoạch của hành quân Lam sơn 719 về phía Mỹ gọi là Dimicanion ( Mang tên  một cô gái người Mỹ) .Chúng đã đổ quân các điểm cao ở  khu vực này trong đó có bản Đông ,vì vậy theo quyết định của bộ tư lệnh 559.Đại đội rút lui để bổ sung cho tiểu đoàn 44 thuộc binh tram 34.

 Sau khi được bàn giao về tiểu đoàn, đại đội 2 đã khẩn trương làm trận địa sẵn sàng chiến đấu.

Vào thời điểm này, không quân Mỹ sử dụng một loại vũ khí mới, rất nguy hiểm, đó là một loại bom được điều khiển bằng tia laser.Cũng chính loại bom này đã gây chúng ta rất nhiều thiệt hại về người, vũ khí và các phương tiện. Quân chủng phòng không quân, bộ tư lệnh đoàn 559 .Cũng chưa có một phương án đánh loại máy bay này. Với tầm bắn xa nhất của pháo cao xạ 37li là hơn 6000m thì hoàn toàn bất lực ,khi máy bay đánh vào trận địa của ta.

Trận địa của đại đội 2 đóng quân trên một ngọn đồi ,cách sở chỉ huy tiểu đoàn chưa đầy 500m theo đường chim bay.

Theo kế hoạch chiều hôm nay

,cán bộ chiến sỹ được đón đoàn văn  công Trường Sơn xuống phục vụ đơn vị.Được nghe thông báo này ai cũng phấn khởi chờ đón những giờ phút đó. Được nghe hát và quan trọng hơn là  được nhìn các cô gái miền Bắc mà nhiều năm rồi không nhìn thấy mặt.

Từ sáng đồng chí Trần Tri Lương chính trị viên tiểu đoàn đã giao nhiệm vụ cho tôi ,đầu buổi chiều, lên ban chính trị binh trạm dẫn đoàn văn công Trường Sơn về đơn vị.

Vì hồi đó tôi làm liên lạc cho ban chỉ huy tiểu đoàn  ,việc đi lên đó là việc làm thường xuyên không có gì phải suy nghĩ.

Khoảng 1 giờ chiều một chiếc máy bay OV10 đến quần lượn trên bầu trời  khu vực trận địa đại 2.  Đây là máy trinh sát chỉ điểm cho các máy bay phản lực ném bom. Từ mệnh lệnh của sở chỉ huy tiểu đoàn: " Tất cả các đại đội về cấp 1"

Chiếc OV10 bổ nhào bắn một loạt đạn khói vào trận địa của đại đội 2.Cả trận địa bị trùm lên trong một đám khỏi trắng, lúc này trên bầu trời xuất ba chiếc máy bay F4H fantom ( con ma) ,một chiếc bay độ cao khoảng 4000m vòng quanh trận địa của đại đội 2 ,còn lại hai chiếc khác bay ở độ cao trên 6000m

Cách đánh của máy bay Mỹ sau khi phát hiện được trận địa pháo của ta , máy bay OV10 bắn đạn khói vào trận địa, để xác định mục công kích. Chiếc máy bay F4H bay thấp bay vòng tròn đồng thời phóng tia Laser vào mục tiêu. Khi gặp các khối kim loại bằng sắt thép ,tín hiệu đó được phát trở lại .Với một tần số nhất định, những chiếc máy bay mang bom La der ,chỉ cần bắt được tần số đó, bổ nhào vài giây rồi phóng bom .Hồi đó rất nhiều cầu trên miền Bắc bị đánh sập với cách đánh này. Khi quả bom Laser được phóng ra cứ theo những khối sắt thép đó lao vào. Tỷ lệ sát suất trúng mục tiêu là tuyệt đối.

Biết được thủ đoạn đó. Sở chỉ huy tiểu đoàn cho các đại đội tập trung bắn chiến F4H phóng gia lader.

Khi tiếng súng của đại đội 2 vừa dứt, thì một cuộn khói trùm lên trận địa kèm theo một tiếng nổ lớn. Sau đó là là mấy loại pháo cao xạ 37li, mỗi loại ba viên đạn quay về hướng sở chỉ huy tiểu đoàn. Đó là tín hiệu cấp cứu đại đội 2, đã bị trúng bom Laser.

Tổ cấp cứu tiểu đoàn xuống đại đội 2 gồm có tôi, với hai đồng chí  Nhữ Văn Đạc quân y sĩ tiểu đoàn. Anh Đạc quê ở Hải Dương ,và đồng chí Lại Quang Ninh y tá, nhà anh Ninh số 51 đường Hoàng Diệu thị xã Sơn Tây.

 Vì thông thạo đường xuống trận địa và đi tay không nên tôi chạy trước. Cách trận địa khoảng 30 m thấy một đồng chí bị bom hất ra nằm  bất tĩnh  nhân  sự, sờ vào người vẫn còn nóng tim vẫn còn đập. Tôi xốc anh dậy cõng lên  người, thì lúc đó Anh Đạc và anh Ninh cũng vừa lên ,kiểm tra trên người bị bom hất văng khỏi hầm pháo không có vết thương nào. Anh Đạc bảo tôi:

" Em cõng anh ấy xuống bãi đậu xe của tiểu đoàn là một con suối cạn về mùa khô không có nước. Tôi cõng anh ấy xuống đó, để anh nằm nghỉ, còn anh Đạc và anh Ninh lên trận địa. Sau này mới biết đồng chí đó tên là Trần Văn Nô là pháo thủ số 4 ,anh Nô quê ở Thái Bình.

Sau khi đặt anh Nô nằm nghỉ tại bãi xe ,tôi tiếp tục leo lên trận địa. Một cảnh tượng hoang tàn, cây cối xơ xác, đất đá ngổn ngang, khét lẹt mùi thuốc bom . Một khẩu pháo cao xạ 37li nặng 2,1 tấn, bị bom hất ra khỏi công sự bốn bánh vẫn chạm đất như tư thế hành quân.

Người tôi gặp đầu tiên là trung  uý  Trần  Văn Hoãn đại đội trưởng.

Khuôn mặt anh nhợt nhạt, tóc tai rối bù, câu nói đầu tiên anh nói với tôi là:

" Không còn gì nữa em ạ "

Lúc này cả đại đội đang tập trung đào với các đồng chí trong khẩu  đội bị sập hầm, khẩu đội có 5 người hai đồng chí hy sinh tại chỗ. Còn hai đồng chí đang bị  sập hầm. Tôi cũng cùng đào đất đá với họ .Trong đời lính công việc đào đất cứu những người nằm dưới đó, là công việc mệt nhất, cái sống và cái chết được tính bằng giây.Nhạnh vài giây có thể sống, nhưng chậm vài giây có thể chết. Vì thế mọi người phải thay nhau đào thật nhạnh và liên tục. Cuối cùng hai đồng chí bị sập hầm cũng đã được cứu sống.

Một tốp khác cũng đang tiếp tục đào hầm bên kia  bị sập. Đào mãi không thấy gì như vậy là vẫn thiếu một người .

Anh Hoãn bảo còn thiếu đồng chí Nô đơn tiếp tục đào những chỗ sập còn lại.

Nghe anh nói vậy. Lúc này tôi mới nghĩ ra mình đã cõng một đồng chí bị bom hất ra xuống bãi để xe .Tôi nói mọi người cùng nghe:

Lúc chạy lên trận địa, em thấy một người bị thương, em đã cõng anh ấy xuống bãi để xe của tiểu đoàn. Nghe tôi nói vậy mọi người không đào bới tìm kiếm nữa.

Anh Hoãn bảo đồng chí y tá đại đội đi cùng tôi xuống chỗ đồng chí bị thương mà tôi đã cõng.

Xong việc tôi trở về nhà ban chỉ huy tiểu đoàn, thay quần áo để lên ban chính trị dẫn đoàn văn công Trường Sơn xuống đơn vị biểu diễn. Trước khi đi đồng chí Lương có dặn tôi :

" Cậu dẫn đoàn đi đường khác nhé! Đừng đi qua chỗ để thi hài liệt  sỹ. Anh chị em họ sợ.

Lúc đầu trên đường về nhà ban chỉ  huy tiểu đoàn tôi nghĩ  ,chắc buổi biểu diễn của đoàn văn công sẽ hoãn lại. Vì phải lo công tác thương binh liệt sĩ.

Nhưng trái ngược với ý nghĩ của tôi.Ban chỉ huy tiểu đoàn báo cáo lên binh trạm .Mặc dù tiểu đoàn có tổn thất người và vũ khí. Nhưng tiểu đoàn quyết tâm tổ chức buổi biểu diễn thành công để động viên tinh thần chiến đấu của bộ đội. Đồng thời làm thật tốt công tác thương binh liệt sĩ.

Trên đường tôi đi dẫn đoàn văn công xuống đã gặp một  số tốp người của các đai đội lên xem biểu diễn văn nghệ.

Do kể hoạch biểu diễn không có gì thay đổi. Tôi lên đến nhà ban chính trị thì mọi người trong đoàn văn công đã đợi sẵn ,chờ tôi dẫn đường về đơn vị.

Sau 30 phút đi bộ. Đoàn văn công đã đến địa điểm biểu diễn, đó là một ngọn đồi không cao lắm xung quanh có nhiều cây cổ thụ. Đỉnh đồi bằng có thể ngồi được bài trăm người để xem văn nghệ.

Sân khấu biểu diễn là một đám đất bằng  mọi người ngồi vòng quanh.Hôm đó cũng chỉ hơm 100 người ,vì còn phải trực ban chiến đấu. Sau màn giới thiệu về đoàn và phát biểu của đồng Lương chính trị viên  tiểu đoàn. Là chương trình biểu diễn của đoàn. Giọng nam cao của nghệ sĩ nhân dân Hoàng Chè ,sau này là đại tá trưởng đoàn văn công quân khu 2,với ca khúc gặp nhau trên đỉnh Trường Sơn của nhạc sĩ Hoàng Hà. Sao mà tha thiết lắng đọng da diết như thế. Rồi các tiết mục cứ liên tục được biểu diễn. Giọng ngâm thơ của chị Tường Thụ người con của vùng kinh bắc được cán bộ chiến sỹ đón nhận với nỗi khát khao từ trong tâm hồn sâu thẳm. Rồi đến các bài hát ANH QUÂN BƯU VUI TÍNH Của nhạc sĩ Đàm Thanh .Hay là bài tấu  :" XƯỞNG LUYỆN KIM"

Sân khấu thật nhộn nhịp hắn lên ai cũng muốn nuốt lấy từng lời ca,từng một nhạc. Không ai nghĩ rằng trước đó vài giờ có hai đồng chí của các đã vĩnh viễn nằm lại vĩnh viễn trên mãnh đất này.

Kết thúc buổi biểu diễn là hoạt cảnh chèo ĐƯỜNG VỀ TRẬN ĐỊA .Của hai nhà biên soạn chèo nổi tiếng của đài TNVN .nghệ sĩ  Tào Mạt và nghệ sỹ  Hoài Giao.

Những làn điệu trong hoạt cảnh chèo ĐƯỜNG VỀ TRẬN ĐỊA như ngâm Sổng ,Lưỡi lơ ,Sa lệch chênh ,Sa lệch bằng. V.V.

Cùng với hình ảnh cô gái thôn nữ vùng đồng bằng Bắc bộ với chiến sỹ phòng không tìm đường về trận địa.

Sân khấu im lặng đến tột cùng chắc ai nghĩ rằng mình đang bên người thân của họ ,chứ không phải trên đất bạn Lào

Buổi biểu diễn kết thúc nhưng ai muốn về. Họ thật sự xúc động khi nhận ra nhau là người cùng làng. Cùng xã. Rồi cuộc chia tay mỗi người mỗi ngã. Cuộc chiến đấu vẫn còn trong giai đoạn ác liệt nhất. Nhưng không nản lòng, sẽ  chiến  đấu đến cùng. Còn người, còn pháo còn chiến đấu. Moi căm thù được dồn lên nòng ,trả thù cho đồng đội đã hy quyết tâm bắn rơi máy bay trinh sát OV10 mà tư tưởng trước đây không giám bắn vì sợ lộ  trận địa. Quyết tâm đó được mọi người hưởng ứng.  Ngày 18 tháng 11 năm 19een71 bằng ba viên đạn 37 li một khẩu đội của đại đội 11 đã bắn rơi tai chỗ  một  máy bay trinh sát  OV10.cách trận  địa  không  đấy  500m bắt sống  giặc lái

Sau đó đại đội 12 còn bắn cháy một chiếc AC130 của Mỹ. Là một loại phát minh quân sự của Mỹ để phát hiện được và bắn cháy các đoàn xe vận tải của ta .

Giờ đây, những hình ảnh đó không còn nữa. Nhưng tinh thần  ý chí mãnh liệt  của cán bộ chiến sỹ  binh đoàn Trường Sơn vẫn còn nguyên vẹn.Dù bom đạn ác liệt nhưng không thể nào át nội tiếng hát từ trái tim của người lính Trường Sơn. Tiếng hát của người chiến thắng.

Trái tim người lính

.

Bạn đang đọc bài viết "Tiếng hát át tiếng bom" tại chuyên mục Văn hóa - Xã hội. | Hotline: 08.4646.0404 | Email: toasoan@vanhoavaphattrien.vn