Tình yêu người lính

Đặng Văn Hương

10/10/2022 07:55

Theo dõi trên

Vợ Chiến bế con bước đi ra phía cửa, Tuấn vẫn còn nhìn theo, phía sau lưng vợ Chiến càng ấn tượng. Chiến bảo: A ăn tự nhiên nhé, chả có gì đâu.

Lúc này Tuấn nhìn vào mâm cỗ, gồm: đĩa nhỏ đựng 1 ít trứng rán, hơi bị cháy do không có dầu mỡ, đĩa kia là ít tép khô rang không có dầu mỡ và bát canh rau tập tàng. Quê Tuấn ngày ấy cũng nghèo khó, tiếp khách như thế này là cố gắng lắm. Chiến nhanh nhẹn gắp cho Tuấn tí trứng, cùng ăn và nói chuyện. Tuấn chưa hết nửa bát cơm thì Chiến giục ăn nhanh lên A. Tuấn thấy Chiến đi nhanh xuống bếp, đoán là: chắc Chiến lấy thêm thức ăn... tiếp Tuấn. Đúng vậy, Chiến bê lên một bát...đầy sắn tươi ruôi có dính vài hạt cơm. Tuấn nghẹn lại, lẽ nào chỉ có một bát loa cơm không lẫn sắn để đãi Tuấn, còn Chiến phải ăn sắn, cùng với vợ con. Tuấn chỉ ăn hết bát cơm đó, Chiến mời và có xơi cho Tuấn bát nữa nhưng Tuấn bảo: A mệt, không ăn thêm đc nữa! (Thực lòng Tuấn muốn dành lại cơm cho vợ con Chiến ).

Lúc ngồi uống nước đun sôi không chè, vợ Chiến bảo:

- Năm nay chúng em tự đóng gạch, đốt gạch, chuẩn bị gỗ tre, lá lợp... sang năm xây nhà, 3 gian cấp bốn và làm dần thêm 2 gian bên nữa khi nào lo đủ.

Tuấn ngạc nhiên, khen 2 em rất chịu khó, khỏe, làm giỏi thật!

Vợ Chiến nhìn Tuấn, lưỡng lự nói: nhà em bị thương ở chân trái, đi khập khiễng nhưng sức khỏe tốt nên đóng gạch và làm các việc khác bình thường như mọi người.

Tuấn cười, bảo: 2 em rất cố gắng, làm giỏi thật, được thế này là anh mừng.

Chiến biết Tuấn là người có thói quen ngủ trưa nên dành giường cho Tuấn ngủ và Tuấn đã nhận lời vì về trường sớm... P chưa học về, không hay.

Ra về, Tuấn vừa đi vừa nghĩ: giàu sang vì vợ, Chiến là người hiền lành và may mắn, có người vợ tốt, ông trời có mắt, thương người. Tuấn tưởng tượng ra vài năm nữa Chiến xây đc căn nhà cấp bốn, 5 gian... càng khâm phục Chiến, người lính nghèo, mồ côi cha lẫn mẹ, mù chữ... sẽ hạnh phúc!!! Xe đạp chồm lên hòn đá làm Tuấn sực tỉnh ... nghĩ về việc sao anh Thu tốt với P thế?

Bữa cơm tối tràn đầy những tiếng cười do mấy bạn gái trổ tài trêu Tuấn, như tiếp nối câu chuyện buổi sáng:

- Hôm nay...- cô có răng khểnh mở đầu- anh bộ đội thăm người yêu ở đâu, báo cáo ngay?

- Báo cáo... Tuấn hùa theo- bộ đội thăm đồng đội bị thương ở chốt.

- Hơn cả người yêu- mấy cô đồng thanh - tình yêu người lính, tình đồng đội rất cảm động, trong sáng, thủy chung.

Tuấn kể vắn tắt việc đến nhà Chiến... đến lúc Chiến mang bổ sung thêm một bát sắn ruôi dính ít hạt cơm... mấy cô xuýt bật cười nhưng thương người lính thương binh mà cắn môi lặng lẽ.

Rồi mấy cô lại lên tiếng:

- Lính rất yêu thương nhau, lúc nghèo khổ càng yêu thương nhau hơn: TÌNH YÊU NGƯỜI LÍNH và đã hứa là làm, chúng em phải học tập.

- Đêm nay ai ngủ cùng với bộ đội nào?

- Bạn của ai thì người đó ngủ!?

- Ngủ chung đi cho hưởng chút bộ đội!

Rồi cùng cười xả láng...., Đúng là số đông đã thành phái mạnh, Tuấn chỉ cười chừ. Cô gái miền Trung nói:

- Tối nay P không được ở nhà nữa và không phải lên lớp học, đố ai biết đi đâu?

- Đi chơi với bộ đội!

- Nhất trí?

- Đồng ý!

Nói và làm nên đến giờ học tối, mấy bạn gái "đuổi" P ra ngoài cùng với Tuấn không cho trông phòng nữa. P chần chừ, lưỡng lự bước cùng Tuấn trên đường trong khu ký túc xá SV và chọn một chỗ ngồi dưới ánh sáng của đèn điện.

Để thoát khỏi sự im lặng, P bảo:

- Anh giỏi ứng cảnh làm thơ lắm, bây giờ em muốn anh đọc thơ... Tuấn ứng phó kịp thời bằng cách bảo:

- Anh làm 2 câu đầu tiên, rồi em tiếp theo 2 câu và cứ như thế, được không?

- Vâng.

Tuấn đọc:

- Con đường vừa đủ nhỏ,

Cho anh đi gần em.

- Ánh trăng vừa đủ sáng,

Cho em nhìn rõ anh.

- Gió thổi từ đâu đến

Đủ bay tà áo em.

- Tóc em gội lá bưởi,

Đủ thơm say lòng anh.

- Tuổi chúng mình vừa đủ

Để cho em trưởng thành...

- Tình bạn mình vừa đủ,

Để cho anh yêu em.

Tuấn tự nhiên không nghĩ ra được câu thơ nào nữa vì câu cuối hay, ý nghĩa nhất, đã kết thúc bài thơ rồi và bảo: mình đặt tên bài thơ là VỪA ĐỦ, em nhé.

Hai người ngồi trên dép cao su của Tuấn, cách nhau một khoảng cách VỪA ĐỦ và P hỏi:

- Sỹ quan công binh là trường đại học của quân đội và anh tốt nghiệp ra trường có là kỹ sư đại học không?

-Tương đương thôi- Tuấn trả lời- tốt nghiệp là thiếu úy, chỉ huy cấp trung đội gần 40 bộ đội làm nhiệm vụ công binh.

- Làm những việc gì? - P hỏi nho nhỏ.

- Có lẽ là đào hầm hào, xây công trình, công sự, làm đường, xây cầu cống... phục vụ chiến đấu của quân đội- Tuấn nói rất tự hào.

- Thế thì... P nói như thở dài.

Tuấn cũng không biết nói gì nữa, đành chuyển hướng sang chuyện chiếc xe đạp của anh Thu bằng câu hỏi:

- Anh Thu có xe đạp và mang đến trường là gia đình giàu có, địa vị xã hội cao lắm?

- Em có nghe mọi người nói thế- P nói.

- Anh Thu quan tâm đến em lắm và dấu thư của anh đi... làm cho anh suy nghĩ...- Tuấn thủng thỉnh nói.

- Hai việc ấy có liên quan gì với nhau? P vừa biện minh vừa như chất vấn Tuấn.

- P ơi về thôi- Thu vừa gọi vừa bước đến nơi chỗ chúng tôi- ... về thôi, cho anh Tuấn ngủ, để mai còn đi sớm.

- Vì vậy mà kết thúc buổi đi chơi của chúng tôi.

Sáng hôm sau P mượn xe đạp của Thu đưa Tuấn ra ga Phố Yên, chúng tôi vừa ra khỏi cổng trường đại học Mỏ là hoà mình vào dòng người, xe cộ đang tấp nập, khẩn trương đi vào nhà máy, trường học, đi xuống ruộng đồng...

Một ngày mới bắt đầu! Nghe tiếng còi tàu giục giã vào ga, Tuấn bảo P: mình phải nhanh hơn chút nữa cho kịp chuyến tàu.

(Còn nữa)

Trái tim người lính

Bạn đang đọc bài viết "Tình yêu người lính" tại chuyên mục Văn hóa - Xã hội. | Hotline: 08.4646.0404 | Email: toasoan@vanhoavaphattrien.vn
Đặng Văn Hương

Đặng Văn Hương

08:45 10/10/2022

Tác giả vui, xúc động khi được đăng bài này trên tạp chí điện tử Văn hóa và Phát triển. Trân trọng cảm ơn nhiều nhé.