Tọa đàm về giải pháp chăm sóc và giáo dục trẻ tự kỷ

Thủy Kiều

26/01/2024 22:19

Theo dõi trên

“Làm thế nào để trẻ tự kỷ nhận được sự chăm sóc, trị liệu hoặc giáo dục phù hợp để giúp các em có được cuộc sống vui vẻ và hạnh phúc?”. Đó là chủ đề được luận bàn tại Viện Y học Bản địa Việt Nam ngày 25/01/2024, do Bác sĩ Hoàng Sầm chủ trì, cùng một số bạn nghề và cũng là bạn hữu của ông ở ngoài đời.

d2e7c3a2d1180e60cfa1ec07709192a6-1706279507.jpeg

Theo TS. Phan Quốc Việt tỉ lệ trẻ em mắc chứng tự kỷ ước tính là 1% số trẻ em sinh ra

Tổng cục Thống kê công bố Việt Nam hiện có khoảng 6,2 triệu người khuyết tật từ 2 tuổi trở lên (chiếm khoảng 6,5% dân số), trong đó có khoảng 1 triệu người tự kỷ, tỉ lệ trẻ em mắc chứng tự kỷ ước tính là 1% số trẻ em sinh ra. Đối với những trẻ bị tự kỷ, bản thân trẻ sẽ thiếu hụt về ngôn ngữ, giao tiếp, kỹ năng xã hội và sẽ có hành vi khác lạ do thiếu hụt giác quan. Với thực trạng phần lớn trẻ tự kỷ tại Việt Nam không được chẩn đoán, giáo dục và chăm sóc phù hợp, thì đây là một nhu cầu vô cùng cấp thiết cho các em và gia đình các em.

Tại buổi tọa đàm, Bác sĩ Hoàng Sầm (Chủ tịch Viện Y học Bản địa Việt Nam), người sở hữu nhiều đề tài nghiên cứu khoa học, hàng trăm loại thuốc, chữa trị cho hàng vạn bệnh nhân, trong đó có không ít trường hợp mắc tự kỷ, đã trình bày kho tư liệu về chứng tự kỷ ở trẻ em mà ông dày công nghiên cứu. Tại đây, ông cũng chia sẻ giải pháp điều trị chứng tự kỷ ở trẻ em bằng liệu pháp thảo dược.

            Theo ông, trẻ mắc tự kỷ nhận được giúp đỡ càng sớm thì cơ hội điều trị thành công càng cao. Can thiệp sớm là cách hiệu quả nhất để tăng tốc độ phát triển của các em đồng thời giảm các triệu chứng tự kỷ trong suốt cuộc đời.

Tham dự buổi tọa đàm, TS. Phan Quốc Việt – Nhà sáng lập Trung tâm Tâm Việt – nơi chăm sóc và huấn luyện trẻ tự kỷ, cũng chia sẻ cách tiếp cận trẻ tự kỷ, do ông tìm tòi và ứng dụng: không dùng thuốc, không xâm lấn, chỉ tập luyện bằng các dụng cụ giản đơn, các bài tập như đi xe đạp 1 bánh, tung hứng, luyện thăng bằng…

Thực tế, những trẻ tự kỷ đến với Tâm Việt, chủ yếu là trẻ ở tuổi dậy thì, tự kỷ nặng, hung dữ, gia đình không thể quản lí, khi đi tới các trung tâm khác bị trả về. Theo Tiến sĩ Phan Quốc Việt, mỗi đứa trẻ tự kỷ đều có một số phận và đều bị “dính mắc” một điều gì đó, cần tạo lập cho các em môi trường sinh hoạt riêng. Ở đó, các em có cộng đồng, có tình yêu thương, được hướng dẫn luyện tập và dạy bảo lẫn nhau.

d77160c0954b5e6e5d50737290429288-1706279835.jpeg

Theo Bác sỹ Hoàng Sâm trẻ mắc tự kỷ nhận được giúp đỡ càng sớm thì cơ hội điều trị thành công càng cao.

Buổi tọa đàm tại Viện Y học Bản địa Việt Nam trở nên sôi nổi và hấp dẫn hơn khi có sự xuất hiện của Nguyễn Khắc Hưng, 14 tuổi, mắc chứng tự kỷ nặng, một học trò tiêu biểu của Tâm Việt. Tại đây, Khắc Hưng đã biểu diễn và chơi nhạc cụ không khác gì một nghệ sĩ chuyên nghiệp. Khắc Hưng cũng chính là trẻ tự kỷ đầu tiên của Việt Nam lập kỳ tích khi trở thành Kỷ lục gia Guinness thế giới.

1b38a2afbd86eef5c0bae44a09a5a20a-1706279956.jpeg

 

e646ee4b8ce2b9efa838eb6317d2fae3-1706279956.jpeg

Kỷ lục gia Guinness thế giới Nguyễn Khắc Hưng biểu diễn kỹ năng tại sự kiện.

Đến Viện Y học Bản địa Việt Nam, có lẽ ai cũng ấn tượng trước câu khẩu hiệu được treo trang trọng tại tất cả các phòng làm việc “Trung thành với lợi ích của cộng đồng”. Và đến với Trung tâm Tâm Việt, ai cũng sẽ ngỡ ngàng với giáo án “Tu tật thành tài”, đã được chứng thực.

Bác sĩ Hoàng Sầm và TS. Phan Quốc Việt không xuất phát cùng một điểm nhưng họ gặp nhau trên hành trình nghiên cứu, tìm tòi giải pháp nhằm trao quyền được chăm sóc và giáo dục đối với trẻ tự kỷ. Màn hợp tác của 2 bậc kỳ tài sẽ tạo nên sự dịch chuyển lớn đối với trẻ tự kỷ tại Việt Nam trong tương lai không xa./.

Bạn đang đọc bài viết "Tọa đàm về giải pháp chăm sóc và giáo dục trẻ tự kỷ" tại chuyên mục Diễn đàn. | Hotline: 08.4646.0404 | Email: toasoan@vanhoavaphattrien.vn