Tokyo Thủ đô của đất nước mặt trời

Trên đường từ sân bay quốc tế Narita, xe đưa chúng tôi về trung tâm thành phố, hướng dẫn viên du lịch giới thiệu với chúng tôi vài nét về Tokyo, thủ đô của Nhật Bản, một thành phố hiện đại, diện tích khoảng 2.162 km2, chiếm không đầy 0,5% đất đai toàn quốc, nhưng lại chiếm 10% dân số cả nước trên13 triệu người, thuộc top 10 thành phố có số dân đông nhất châu Á.
ch-truong-dai-hoc-tong-hop-tokyo-1640267527.jpg
Trường Đại học Tổng hợp Tokyo.

                                                    

Tokyo vốn trước đây là một làng chài nhỏ ven biển có tên là Edo (Edo Theo tiếng Nhật có nghĩa là “cửa sông”). Năm 1457, võ sỹ Ota Dokan cho xây dựng ở đây một khu thành quách ở cửa sông Sumida. Từ đó các phố dần dần tiếp tục mọc ra xung quanh. Đó chính là dãy phố cổ đầu tiên của Edo mà người Nhật gọi là Shitamachi (Hạ phố). Năm 1590, Edo bị Tokugawa Yeyasu đánh chiếm. Sau thất bại của các thế lực đối lập ở Sekigahara vào năm 1600, Tokugawa thâu tóm toàn bộ quyền lực và thành lập chính phủ trên phạm vi toàn quốcvà đặt trụ sở chính phủ ở Edo vào năm 1603. Từ đó Edo trở thành đô thị trung tâm của cả nước. Mặc dầu lúc này Nhật Hoàng vẫn đống đô ở Kyoto, nên về danh nghĩa Kyoto vẫn là thủ đô cuẩ Nhật Bản. Nhưng trên thực tế, Edo là trung tâm chính trị, kinh tế, ngoại giao của nước Nhật lúc bấy giờ, nên Edo phát triển rất nhanh, Vào thế kỷ XVIII, dân số Edo đã lên đến 1 triệu người. Sau thời kỳ Minh Trị Duy Tân, tháng 9 năm 1868, Edo đổi thành Tokyo, có nghĩa kinh đô phía Đông, nên còn gọi là Đông Kinh, để đối lại với Kyoto, kinh đô phía Tây. Mùa xuân năm 1869, Nhật Hoàng dời đô về Tokyo.

ch-dem-tren-pho-co-tokyo-1640267577.jpg
 Đài Truyền hình Tokyo

 

Tokyo được xây dựng lại hoàn toàn sau trận động đất kinh hoàng vào năm 1923, làm hàng trăm ngàn nhà cửa bị vùi trong đất đá, 25.000 người bị chết, bị thươngvà mất tích. Tiếp đó, Tokyo lại bị các cuộc không kích của quân Đồng Minh trong Đại chiến Thế giới thứ II, một lần nữa Tokyo trở thành đống gạch vụn! Chỉ tính riêng cuộc dội bom đêm 10 tháng 3 năm 1945 của máy bay quân Đồng Minh, trên một phạm vi hơn 10.000 ha, trung tâm Tokyo bị san phẳng hoàn toàn, 800.000 người bị chết và bị thương. Sau đại họa đó, Tokyo đã nhanh chóng được phục hồi trong vòng một vài năm, giữa lúc kinh tế kiệt quệ, bởi những chi phí chiến tranh khổng lồ, nên việc xây dựng được tính toán rất thực dụng. Vì vậy, thành phố Tokyo không có mấy kiến trúc đẹp, nổi trội, phố xá có phần lộn xộn. Đường dây điện chằng chịt như mạng nhện. Ngoài một số đại lộ, còn phần lớn các đường phố không có tên. Người ta chỉ đặt tên quận và phường. Trong từng phường chia thành từng ô nhỏ, đánh số theo thứ tự.

ch-dai-truyen-hinh-tokyo-1640267765.jpg Đài Truyền hình Tokyo

 

Người ngoại quốc lần đầu tiên  đến Tokyo tìm một địa chỉ nào đó sẽ rất khó khăn. Mọi quảng cáo chỉ dẫn (trừ ở sân bay và một số nhà ga chính) tuy rất rõ ràng, nhưng đều bằng tiếng Nhật. Tuy vậy, điều đáng học ở Tokyo là bên cạnh các cao ốc trông đến ngợp mắt, với những quảng cáo rực rỡ mầu sắc, những tiếng ồn ào của xe cộ và tắc nghẽn giao thông, bởi số người tham gia giao thông quá tải, vẫn còn tồn tại một Tokyo khác như chưa bao giờ thay đổi với những ngôi nhà gỗ, một quán hàng nhỏ, các tiệm ăn thường mở hàng muộn về đêm, một cửa hiệu bán áo kimono, một phụ nữ già, dáng vẻ trang trọng, tự hào trong chiếc áo kimono truyền thống, đang quét sân bằng chiếc chổi rơm. Và một điều nữa khiến chúng tôi hết sức ngạc nhiên là Tokyo biết kết hợp hài hòa nhịp sống hiện đại  và nét sinh hoạt truyền thống dân tộc nhẹ nhàng đã có bao đời nay của người dân Nhật Bản. Đáng chú ý nhất là khu chợ Ginza, một trung tâm mua sắm sầm uất, tiếp đó là công viên Ueno, với hàng trăm cây anh đào cổ thụ mỗi độ  Xuân về hoa đào nở rộ, một lễ hội lớn ở Tokyo được tổ chức, rực rỡ sắc hoa. Anh đào không chỉ có ở công viên mà dọc theo các bờ kênh giữa lòng thành phố, nước trong vắt, người ta trồng khá nhiều cây anh đào, lung linh tỏa bóng, hoa chen nhau đua nở vào những ngày xuân. Nơi đây còn có nhiều trường đại học nổi tiếng như Trường Đại học Tổng hợp Tokyo, Đại học Keio, Waseda…Đó còn là Bảo tàng Lịch sử Shitamachi, Bảo tàng Quốc gia Tokyo, Bảo tàng Hoàng tộc Tokyo, Bảo tàng Mỹ thuật Tây phương. Đặc biệt ở đây có vườn thú, hàng ngày thu hút hàng  trăm ngàn du khách trong đó có nhiều trẻ em. Nhà hát Quốc gia đêm đêm vẫn biểu diễn, kế đó là những ngôi chùa nổi danh như chùa Toshugu, chùa Kangei…

Phía Bắc trung tâm Tokyo, có nhiều địa điểm tham quan  như chùa Senso-Ji, điện thờ Shinto Meiji-Jingu. Tại Trung tâm Tokyo hiện đại nổi lên những tòa nhà thâm nghiêm trầm mặc, cạnh vườn thượng uyển với cây thông xanh. Đó chính là Cung điện Hoàng gia Nhật Bản. Hoàng cùng được ngăn cách với bên ngoài bằng một bức tường đá, xung quanh có hào nước rộng bao bọc với chu vi dài 5 km. Ngày ngày có hàng ngàn du khách đến chiêm ngưỡng với những hàng thông hình thù kỳ thú, gọi là vườn thượng uyển.