Nhiều giải thưởng được trao tại Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2021

Ngày 10/11, Lễ tổng kết và trao giải thưởng Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2021 đã diễn ra tại Hà Nội với gần 300 giải thưởng đã được trao. Cuộc thi do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức với sự tham gia của nhiều đơn vị và các trường học trên cả nước.
null
Chú thích ảnh

 Đại diện Vụ thư viện (Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) Phạm Quốc Hùng phát biểu khai mạc. Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN

Ban Tổ chức đã trao 3 danh hiệu "Đại sứ Văn hóa đọc tiêu biểu" cho các thí sinh có tác phẩm dự thi xuất sắc gồm: Đỗ Vy Lam (lớp 6D Trường Trung học Cơ sở Điện Biên, thành phố Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hóa); Bạch Hải Hạnh ( lớp 11N, Trường Trung học Phổ thông Hùng Vương, thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ) và Nguyễn Minh Phương, (lớp K63KHCTT, Khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam).

Chú thích ảnhChú thích ảnh Thí sinh Nguyễn Thị Lâm Viên (lớp B12D49, Học viện An ninh nhân dân, Bộ Công an) đoạt giải Nhất cuộc thi. Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN

 

8 giải Nhất, 10 giải Nhì, 52 giải Ba, hơn 200 giải Khuyến khích và giải chuyên đề được trao cho các tác giả có bài thi xuất sắc. Ban Tổ chức còn trao giải cho các tập thể là đơn vị thí sinh đoạt giải nhiều nhất, đơn vị có thí sinh tham gia nhiều nhất, đơn vị tổ chức tốt vòng sơ khảo…    

Trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, lễ tổng kết và trao giải thưởng được tổ chức theo tinh thần giảm bớt số lượng đại biểu, khách mời tại hội trường để đảm bảo công tác phòng, chống dịch. Các đại biểu thực hiện “5K”, chấp hành các quy định của Chính phủ về phòng, chống dịch COVID-19, quy định của chính quyền địa phương, cơ quan y tế và Ban Tổ chức, sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin để khai báo y tế theo đúng quy định.

Cuộc thi Đại sứ Văn hoá đọc năm 2021 được phát động từ tháng 2/2021, dành cho các em học sinh, sinh viên trên toàn quốc nhằm khơi dậy niềm đam mê đọc sách đối với lứa tuổi thanh thiếu niên, nhi đồng, từ đó khuyến khích, thúc đẩy phong trào đọc, hình thành thói quen, kỹ năng đọc sách trong thế hệ trẻ, góp phần phát triển văn hóa đọc trong nhà trường và cộng đồng, một yếu tố quan trọng để xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội.

dai-su-van-hoa-doc-101121a-1636531542.jpeg
 Thí sinh Trần Yến Hương (lớp 19C3, Khoa Ngôn ngữ và Văn hoá Trung Quốc, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội) đoạt giải Nhì (Khối Đại học). Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN

 

Sau 9 tháng phát động và triển khai triển khai, cuộc thi đã thu hút hơn 870.000 học sinh, sinh viên của gần 6.900 trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, cao đẳng, đại học, học viện tham gia vòng sơ khảo. Một số tỉnh/thành và đơn vị triển khai cuộc thi sớm, có số lượng bài dự thi đông và đạt chất lượng như: Bộ Công an, Hà Nam, Hải Phòng, Bắc Giang, Thái Nguyên, Gia Lai, Quảng Ninh, Phú Thọ...

Ở vòng chung kết, Ban tổ chức đã nhận được 1.276 bài dự thi. Trong đó, 987 bài dự thi của 55 tỉnh/thành, Hội Người mù Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam và 289 bài dự thi của sinh viên các trường đại học/học viện thuộc Bộ Công an và 26 trường cao đẳng, đại học/học viện trên cả nước tham dự.

dai-su-van-hoa-doc-101121c-1636531637.jpeg
 Đại sứ Văn hoá đọc năm 2021 Nguyễn Minh Phương (lớp K63KHCTT, Khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam) phát biểu. Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN

 

Theo đánh giá của Ban tổ chức, nhiều bài dự thi đã ghi lại những cảm nhận sâu sắc, tạo hiệu ứng mạnh đối với người xem; nhiều ý tưởng hay, độc đáo, mới lạ được đề xuất để khuyến khích học sinh, sinh viên và mọi người đọc sách. Bên cạnh đó, một số bài dự thi đã được đầu tư công phu, hình thức bài dự thi sáng tạo với các mô hình đẹp, đa dạng…

Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, Ban Tổ chức chỉ trao giải trực tiếp cho các học sinh, sinh viên đoạt giải đang sinh sống và học tập tại Hà Nội và một số tỉnh, thành phố lân cận là địa bàn có dịch cấp độ 1 (vùng xanh). Đối với các học sinh, sinh viên đoạt giải còn lại, Ban Tổ chức sẽ gửi Giấy chứng nhận và tiền thưởng về đơn vị, địa phương tổ chức vòng sơ khảo để tổ chức trao cho thí sinh vào thời gian phù hợp.