Triết luận về “nguồn gốc sự sống”

Sự sống có nguồn gốc từ đâu là câu hỏi vẫn còn nhiều điều bí ẩn, chưa có lời giải đáp thoả đáng của giới nghiên cứu khoa học. Bằng tư duy sáng tạo, tác giả bài viết phân tích từ khía cạnh triết học văn hoá, làm sáng tỏ thực chất, hạn chế và nguyên nhân hạn chế nhận thức nguồn gốc sự sống, đồng thời đề xuất giải pháp bảo vệ sự sống trên trái đất.

Sự sống là gì?

Để hiểu được “nguồn gốc sự sống” (the origin of life), trước hết cần phải nhận thức rõ “triết học văn hoá” (cultural philosophy) – khái niệm biểu hiện thực chất sự chân thật, sáng tạo của người nghiên cứu về “quy luật chung nhất của thế giới và sự nhận thức thế giới” [1]. Tức là, giới nghiên cứu không dựa vào triết luận có văn hoá thì không thể nhận thức đúng đắn quy luật về “cuộc sống của các loài vật trong đó có loài người”, dạng mô hình: “bản chất sự sống, quy luật phát triển của tự nhiên – thực chất cuộc sống, quy luật phát triển của thế giới tự nhiên và xã hội loài người – tính chất sức sống, quy luật phát triển của xã hội” [2]; hay không thể nhận thức đúng đắn quy luật phát triển của thiên nhiên, hình thành nguồn gốc sự sống.

Nguồn gốc sự sống bao hàm các khái niệm “nguồn gốc” (origin) và “sự sống” (existence, life).

Nguồn gốc bao hàm các thuật ngữ “nguồn” và “gốc”; nguồnbiểu hiện bản chất vật thể ở bên trong thế giới chưa sinh ra, chưa phát triển; gốcbiểu hiện tính chất phi vật thể ở bên ngoài thế giới không sinh ra, không phát triển; còn nguồn gốc biểu hiện thực chất thực thể tồn tại ở giữa bên ngoài, bên trong thế giới sinh ra và phát triển, dạng mô hình: vật thể chưa sinh ra, chưa phát triển – thực thể sinh ra phát triển – phi vật thể không sinh ra, không phát triển.

Sự sống bao hàm các thuật ngữ “sự” và “sống”. Sựbiểu hiện bản chất sự vật, vật thể, vật chất, môi sinh chưa sống trong thế giới tự nhiên mà con người có thể nhận thấy, nhận ra được bằng thị giác, xúc giác, vị giác; chẳng hạn, con người có thể nhận thấy, nhận ra được sự vật, vật thể, như: đất, nước, ruộng, vườn, nhà, cửa, đình, chùa, vị mặn, chua, ngọt, đắng, cay. Sống biểu hiện tính chất hiện tượng, phi vật thể, tinh thần, môi trường không sống trong xã hội loài người mà con người có thể nhận ra, nhận biết được bằng thính giác, khứu giác; chẳng hạn, con người có thể nhận ra, nhận biết được hiện tượng, phi vật thể, như: âm nhạc, ca hát, mùi vị, không khí trong lành, ô nhiễm, độc hại.

Sự và sống có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, hình thành “sự sống” – khái niệm biểu hiện thực chất hiện thực thực thể, ý thức, môi trường sống trong thế giới tự nhiên và xã hội loài người mà con người có thể nhận thấy, nhận ra, nhận biết, nhận thức được bằng cảm giác (giác quan thứ sáu), thức giác (giác quan thứ bảy); chẳng hạn, con người có thể nhận thấy, nhận ra, nhận biết, nhận thức được hiện thực, thực thể, như: vật chất, tinh thần, ý thức, thời gian, không gian, sự thật, chân lý, Chúa, Phật, hạnh phúc, tâm linh.

Tức là, sự sống biểu hiện ở ba mặt chủ yếu như sau: bản chất nội dung vật chất gắn với sự sống chưa thật của các nhóm (tập thể) trong thế giới tự nhiên; tính chất hình thức tinh thần gắn với sức sống không thật của các cá nhân (cá thể) trong xã hội loài người; thực chất nguyên lý ý thức gắn với cuộc sống chân thật của các cá nhân, nhóm, cộng đồng trong thế giới tự nhiên và xã hội loài người. Ba mặt này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, dạng mô hình cấu trúc: vật chất – ý thức – tinh thần; môi sinh – môi trường sống – môi trường; “sự chưa sống (2) – sự sống (3) – sự không sống (1)” [3].

So sánh sự sống với chữ số nguyên âm (-), dương (+) và số không (0) cho thấy rằng, chữ số âm tương tự môi sinh chưa sống ở bên trong thế giới, chữ số dương tương tự môi trường không sống ở bên ngoài thế giới, còn chữ số không tương tự môi trường sống tồn tại ở giữa bên ngoài, bên trong thế giới, dạng mô hình: (-0+); tức là, sự sống tương tự như “hình tròn huyền bí” tồn tại ở giữa âm và dương [4].

Điều đó có nghĩa, sự sống là một thực thể thống nhất không thể tách rời; tương tự như genk ADN không thể tách rời giữa các thành phần A (sự chưa sống), N (sự không sống) và D (sự sống). Thế giới không tồn tại vật chất (-) thì không thể có ý thức (0) và tinh thần (+); ngược lại, thế giới không có tinh thần thì không thể tồn tại vật chất và ý thức; thế giới không tồn tại vật chất và ý thức thì không thể có tinh thần hay không thể tồn tại sự sống, môi trường sống.

Tức là, sự sống biểu hiện thực chất môi trường sống của các cá nhân, nhóm, cộng đồng trong thế giới tự nhiên và xã hội loài người.Sự sống, triết học, ý thức, con người không thể tồn tại bên ngoài thế giới, hay không thể “treo lơ lửng bên ngoài thế giới” như C. Mác và Ph. Ăngghen đã nêu ra từ thế kỷ 19.

Sự sống có nguồn gốc từ đâu?

Từ các phân tích ở trên cho thấy rằng, sự sống biểu hiện mối liên hệ chặt chẽ giữa các mặt chủ yếu của cuộc sống như sau: tinh thần sức sống gắn với môi trường trong xã hội loài người; vật chất sự sống gắn với môi sinh trong thế giới tự nhiên; ý thức cuộc sống gắn với môi trường sống trong thế giới tự nhiên và xã hội loài người.Thế giới tự nhiên và xã hội loài người không có môi trường sống thì loài vật, loài người không thể tồn tại.

Sự sống được nhìn nhận là mã genk di truyền của loài vật, loài người tồn tại trên trái đất thuộc vũ trụ hệ mặt trời. Mã di truyền này gắn liền với “quỹ đạo quay vòng của trái đất tự quay xung quanh nó và quay xung quanh mặt trời” [5]. Trái đất tự quay vòng xung quanh nó gắn với sự chưa sống ở bên trong thời gian; trái đất tự quay vòng xung quanh mặt trời gắn với sự không sống ở bên ngoài không gian; còn trái đất tự quay vòng xung quanh nó và quay xung quanh mặt trời gắn với sự sống tồn tại ở giữa bên ngoài không gian, bên trong thời gian của thế gian thuộc vũ trụ hệ mặt trời.

Tức là, quỹ đạo quay vòng của trái đất tự quay xung quanh nó và quay xung quanh mặt trời được nhìn nhận là cội nguồn sinh ra sự sống; trong vũ trụ hệ mặt trời, không có quỹ đạo quay vòng của trái đấtnhư vậy thì không thể có sự sống.

Nói cách khác, trong vũ trụ hệ mặt trời, duy nhất chỉ có trái đất là tồn tại sự sống loài vật, loài người. Sao Kim, sao Thuỷ không tạo ra sự sống, bởi vì các hành tinh này quay vòng không cân đối, cân bằng, hài hoà (quay nhanh) ở bên trong con đường của vũ trụ gần mặt trời có khí quyển quá nóng. Sao Hoả, sao Mộc, sao Thổ, sao Thiên vương, Hải vương cũng không tạo ra sự sống, bởi vì các hành tinh này quay vòng không cân đối, cân bằng, hài hoà (quay chậm) ở bên ngoài con đường của vũ trụ xa mặt trời có khí quyển quá lạnh.

So sánh sự sống, cuộc sống hạnh phúc với thân nhiệt con người, chữ số nguyên và phân số trong toán học cho thấy rằng: chữ số âm (-), mẫu số, thân nhiệt lạnh dưới 37℃ tương tự như sự sống con người chưa hạnh phúc; chữ số dương (+), tử số, thân nhiệt nóng trên 37℃ tương tự như sức sống con người không hạnh phúc; còn chữ số không (0), cái gạch ngăn, thân nhiệt cân đối, cân bằng, hài hoà “giữa lạnh và nóng 37℃” tương tự như cuộc sống con người hạnh phúc tồn tại ở giữa, dạng mô hình: sự sống chưa hạnh phúc – cuộc sống hạnh phúc – sức sống không hạnh phúc. Tức là, con người có cuộc sống hạnh phúc thật sự khi được bảo đảm “cân đối, cân bằng, hài hòa về môi trường sống” trong thế giới tự nhiên [6], “công bằng, bình đẳng, công lý về quyền lợi vật chất, giá trị tinh thần, đời sống tâm linh” trong quốc gia, xã hội loài người [7].

Mối liên hệ giữa sự sống và văn hoá phát triển bền vững

Từ việc làm rõ khái niệm sự sống, nguồn gốc sự sống cho thấy rằng, sự sống có mối liên hệ chặt chẽ với phát triển bền vững, hình thành sự sống phát triển bền vững. Khái niệm này nói về mối liên hệ giữa các mặt chủ yếu của tự nhiên và xã hội như sau: sự sống chưa phát triển bền vững biểu hiện bản chất chưa cân đối lâu bền về môi sinh của các tập thể loài vật trong tự nhiên, chưa công bằng vững chắc về quyền lợi vật chất của các nhóm trong cộng đồng người; sức sống không phát triển biểu hiện tính chất không cân bằng lâu bền về môi trường của các cá thể loài vật trong tự nhiên, không bình đẳng vững chắc về giá trị tinh thần của các cá nhân trong nhóm; cuộc sống phát triển biểu hiện thực chất “sự cân đối, cân bằng, hài hoà lâu bền về môi trường sống của các cá thể, tập thể, xã hội loài vật trong thế giới tự nhiên, sự công bằng, bình đẳng, công lý vững chắc về quyền lợi vật chất, giá trị tinh thần, đời sống tâm linh của các cá nhân, nhóm, cộng đồng trong quốc gia, xã hội loài người” [8].

Sự sống, sức sống, cuộc sống có mối liên hệ chặt chẽ với văn hoá và phát triển bền vững. Trong mối liên hệ này thì sự sống gắn với lối sống chưa có văn hoá, thế giới tự nhiên chưa phát triển lâu bền; sức sống gắn với lối sống không có văn hoá, xã hội loài người không phát triển vững chắc; còn cuộc sống gắn với lối sống có văn hoá, thế giới tự nhiên và xã hội loài người phát triển bền vững, dạng mô hình: sự sống chưa có văn hoá, thế giới tự nhiên chưa phát triển lâu bền – cuộc sống có văn hoá, thế giới tự nhiên và xã hội loài người phát triển bền vững – sức sống không có văn hoá, xã hội loài người không phát triển vững chắc.

Tức là, không có cuộc sống chân thật, sáng tạo của cá nhân, nhóm, cộng đồng các dân tộc ở các quốc gia trên thế giới thì sự sống loài vật hoang dã, loài người trên thế giới không thể phát triển bền vững.

Hạn chế, tác hại và nguyên nhân hạn chế nhận thức sự sống, nguồn gốc sự sống

Hạn chế, tác hại

Nhận thức sự sống, nguồn gốc sự sống ở Việt Nam và trên thế giới còn nhiều hạn chế. Ngay cả giới nghiên cứu cũng chưa nhận thức rõ các mặt tính chất hình thức, bản chất nội dung, thực chất nguyên lý của danh từ “khái niệm” (concept) nói chung, khoa học, sự sống, nguồn gốc, cuộc sống, sức sống nói riêng, hay chưa nhận thức rõ “mối liên hệ giữa sự sống gắn với bản chất nội dung bên trong nội hàm của thời gian, sức sống gắn với tính chất hình thức bên ngoài ngoại diên của thời gian, cuộc sống gắn với thực chất nguyên lý toàn diện mọi mặt của thời gian tồn tại ở giữa” [9].

Hạn chế nhận thức sự sống, nguồn gốc sự sống gây ra tác hại rất lớn đến chất lượng sống, làm việc, học tập, nghiên cứu khoa học của con người; chẳng hạn, làm cho người học không hiểu rõ tính chất hình thức khái niệm không khoa học (sai), bản chất nội dung khái niệm chưa khoa học (chưa đúng), thực chất nguyên lý khái niệm khoa học (đúng); làm cho giới lãnh đạo hiểu lầm khi gắn “quyền lực” với sức mạnh, chứ không hiểu rõ khái niệm này “biểu hiện cuộc sống hạnh phúc chân thật” của cộng đồng người [10]; làm cho giới nghiên cứu không hiểu rõ “trái đất đang quay nhanh hơn” [11] chính là do trái đất không thật sự quay vòng cân đối, cân bằng, hài hoà gây ra bởi “nhiệt độ toàn cầu đang tăng lên” [12]; làm cho một số học giả ở các quốc gia hiểu lầm rằng, sự sống bắt nguồn từ “sự không sống”, từ “chất vô cơ”, từ “sao hoả”, do “tiến hoá”, do “các mảnh thiên thạch” trong không gian chứa sự sống rơi xuống trái đất, do chính trái đất sinh ra mà “bắt đầu từ đất liền” hay “sau khi bị thiên thạch bắn phá” [13],v.v..

Hạn chế nhận thức sự sống, nguồn gốc sự sống còn làm cho nhiều người không hiểu rõ rằng, thời gian chính là “cuộc sống của cá nhân, nhóm, cộng đồng trong thế giới tự nhiên và xã hội loài người”; làm cho nhiều người không hiểu rõ thế nào là “văn hoá thời gian”, “không sử dụng thời gian có văn hoá trong cuộc sống”, hay làm cho “loài người đã tiêu phí nhiều thời gian vào những công việc vô ích, như: chạy đua sản xuất vũ khí kể cả vũ khí hạt nhân nguyên tử, xung đột, nội chiến, chiến tranh huỷ diệt sự sống, không đem lại cuộc sống hạnh phúc cho cộng đồng xã hội loài người trên trái đất” [14].

Nguyên nhân hạn chế

Bằng tư duy sáng tạo, tác giả bài viết cho rằng, hạn chế nhận thức sự sống, nguồn gốc sự sống là do giới nghiên cứu chưa hiểu đúng mối liên hệ chặt chẽ giữa khái niệm sự vật chưa khoa học, hiện tượng không khoa học và hiện thực khoa học trong cuộc sống con người, dạng mô hình: bản chất khái niệm chưa khoa học – thực chất khái niệm khoa học – tính chất khái niệm không khoa học. Nói cách khác, hạn chế nhận thức sự sống, nguồn gốc sự sống là do giới nghiên cứu đã chưa phân tích làm rõ thực chất khái niệm khoa học nói chung, nguồn gốc, sự sống nói riêng.

Đề xuất một số giải pháp bảo vệ sự sống trên trái đất

Thứ nhất, nhận thức đúng đắn danh từ “khái niệm”.Để bảo vệ sự sống trên trái đất, trước hết mỗi quốc gia cần phải chỉnh sửa lại rõ hơn thuật ngữ, khái niệm trong từ điển của ngôn ngữ học; mỗi công dân trong quá trình học tập cần nhận thức đúng đắn thực chất khái niệm“khoa học”. Nhận thức khoa học là cơ sở để nhận thức đúng đắn khái niệm nói chung, nguồn gốc, sự sống, nguồn gốc sự sống nói riêng. Khái niệm gắn liền với nhận thức khoa học như sau: nội dung nhận thức sự vật thiên lệch bên trong, khái niệm chưa khoa học, chưa đúng; hình thức nhận thức hiện tượng thiên lệch bên ngoài, khái niệm không khoa học, sai; nguyên lý nhận thức hiện thực không thiên lệch ở giữa, khái niệm khoa học, đúng. Tức là, để nhận thức đúng đắn danh từ khái niệm, từ đó nhận thức đúng đắn sự sống, cuộc sống, môi trường sống, nguồn gốc sự sống, cần phải thay đổi cách nhận thức hình thức hiện tượng không thật (sai), nội dung sự vật chưa thật (chưa đúng) sang cách nhận thức nguyên lý hiện thực toàn diện thật (đúng), dạng mô hình: bản chất nhận thức sự vật chưa đúng – thực chất nhận thức hiện thực đúng – tính chất nhận thức hiện tượng sai. Theo đó, cần phải đổi mới tư duy khoa học ở mọi lĩnh vực trong cộng đồng các quốc gia trên thế giới, như: khoa học công nghệ, môi trường, sự sống, triết, toán, vật lý, kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, ngôn ngữ; các khoa học này đều chưa được giới nghiên cứu phân tích làm rõ sự thật về khái niệm, học thuật, hay chưa nhận thức rõ nguyên lý sự thật-thật-thật sự, dạng mô hình: “bản chất nội dung sự thật chưa khoa học – thực chất nguyên lý thật khoa học –tính chất hình thức thật sự không khoa học” [15].

Thứ hai, khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên có văn hoá.Tài nguyên thiên nhiên gắn liền với sự sống loài vật, loài người; không có tài nguyên thiên nhiên tức là không có sự sống, môi trường sống. Khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên có văn hoá là nói về con người chân thật, sáng tạo trong khai thác, sử dụng chúng để đạt được hiệu quả tối ưu nhất, vừa bảo đảm cuộc sống hạnh phúc của cộng đồng xã hội loài người trong hiện tại, vừa bảo vệ, giữ gìn môi trường thiên nhiên sạch đẹp cho thế hệ con cháu trong tương lai. Tức là, khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên cần phải có văn hoá để bảo đảm phát triển bền vững thế giới tự nhiên và xã hội loài người. Hiện nay, việc khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên ở các quốc gia trên thế giới chưa có văn hoá, do lối sống vị kỷ của con người, làm cho tài nguyên bị sử dụng lãng phí, thiên nhiên đang ngày càng bị huỷ hoại nghiêm trọng. Chẳng hạn, ““thiên nhiên liên quan trực tiếp đến vận mệnh của nhân loại” nhưng lại đang bị huỷ diệt không thương tiếc bởi chính con người, trong số “8 triệu loài động, thực vật đang tồn tại có tới 1 triệu loài có nguy cơ biến mất khỏi Trái Đất trước sự tàn phá của con người. Dự báo trong 10 năm tới, cứ 4 loài mà con người biết sẽ có một loài bị xóa sổ hoàn toàn. Quá trình “hủy diệt sinh học” – tức quá trình mất dần vĩnh viễn của các loài trên trái đất – hiện đang diễn ra nhanh gấp 4.000 lần so với thời kỳ khủng long” [16]; hay“sự tàn phá thiên nhiên ngày càng tăng của nhân loại đang gây ra "những tác động thảm khốc" đối với quần thể động vật hoang dã và sức khỏe con người”, “Chỉ trong vòng 50 năm, bằng các hoạt động phá rừng, canh tác, xây dựng, du lịch, loài người đã khiến các quần thể động vật hoang dã trên toàn thế giới giảm hơn 2/3, đẩy thiên nhiên vào tình trạng 'rơi tự do', rất khó để cân bằng lại” [17].

Thứ ba, xây dựng ngôi nhà chung của xã hội loài vật, loài người. Hiện nay, trong vũ trụ hệ mặt trời chỉ duy nhất trái đất là có sự sống. Sự sống, cuộc sống gắn liền với thiên nhiên; bảo vệ thiên nhiên là bảo vệ sự cân đối, cân bằng, hài hoà của hệ sinh thái tự nhiên, bảo vệ sự sống của muôn loài trong đó có loài người. Thiên nhiên phát triển ở các quốc gia, các vùng, miền, đại dương trong hành tinh xanh - trái đất.Trái đất gắn với đất, nước, gió, lửa, thế gian, không gian, thời gian. Thiên nhiên trên trái đất cần được nhìn nhận là ngôi nhà chung của loài vật, loài người đang cùng nhau sinh sống; nếu “môi trường đất - nước - gió - lửa bị ô nhiễm thì theo luật Nhân Quả sẽ tác động lại chính cuộc sống” của các loài [18]. Do vậy, cần nhận thức rõ mối liên hệ chặt chẽ giữa thiên nhiên và cuộc sống của loài vật, loài người; thiên nhiên là ngôi nhà chung của thế giới các loài chứ không phải của riêng loài người; con người khai thác thiên nhiên không có văn hoá cần được nhìn nhận là một tội ác, hay “bóc lột thiên nhiên là một tội”, bởi vì đến một ngưỡng nào đó không chịu đựng được thì thiên nhiên sẽ không tha thứ cho con người; cần nhận thức đúng đắn câu nói của “người Tây Ban Nha: “Thiên Chúa luôn tha thứ; đôi khi chúng ta tha thứ; thiên nhiên không bao giờ tha thứ” [19]. 

Thứ tư, xây dựng pháp luật phát triển thiên nhiên, xã hội trong quốc gia và toàn cầu.Pháp luật (luật) phát triển của thiên nhiên và xã hội là để bảo vệ sự sống khỏi bị huỷ diệt bởi các tổ chức chính trị, xã hội và những người có lối sống thiếu văn hoá. Pháp luật phát triển gắn với văn hoá pháp luật hay pháp luật có văn hoá; tức là, pháp luật (phép luật) gắn liền với “phép nước” và “luật dân sự” để bảo vệ lợi ích chung của cộng đồng chứ không chỉ bảo vệ lợi ích riêng của nhóm hoặc cá nhân nào. Pháp luật hay luật phát triển nói chung, “luật phát triển của thiên nhiên” và “luật phát triển của xã hội” [20] nói riêng được Hồ Chí Minh nêu ra ở Việt Nam vào giữa thế kỷ 20. Thực tế cho thấy rằng, hiện nay vẫn chưa có quốc gia nào trên thế giới xây dựng các đạo luật này; bởi vì, ngay cả khái niệm “phát triển”, “luật phát triển” cũng chưa được giới nghiên cứu làm rõ về học thuật. Luật phát triển biểu hiện thực chất “cơ quan lập pháp (quốc hội hay nghị viện), hành pháp (chính phủ hay chính quyền trung ương), tư pháp (toà án, viện kiểm sát hay viện công tố) trong “chính quyền nhân dân” (chính quyền của nhân dân) đề ra phương pháp, xác định nguyên tắc xây dựng, thực hiện các mục tiêu chính sách phát triển” [21]. Luật phát triển của thiên nhiên biểu hiện thực chất chính quyền nhân dân xây dựng, thực hiện, thực thi các mục tiêu chính sách bảo đảm sự cân đối, cân bằng, hài hoà về môi trường sống của các cá thể, tập thể, xã hội loài vật trong thế giới tự nhiên; còn luật phát triển của xã hội biểu hiện thực chất chính quyền nhân dân xây dựng, thực hiện, thực thi các mục tiêu chính sách bảo đảm sự công bằng, bình đẳng, công lý về quyền lợi vật chất, giá trị tinh thần, đời sống tâm linh của các cá nhân, nhóm, cộng đồng trong quốc gia, xã hội loài người. Xây dựng và thực hiện, thực thi đúng đắn các đạo luật này được nhìn nhận là cơ sở khoa học pháp lý nhằm ngăn ngừa, ngăn chặn xung đột, khủng bố, bạo lực, nội chiến, chiến tranh, sự tàn phá thiên nhiên, bảo vệ sự sống loài vật, loài người, bảo vệ ngôi nhà chung - hành tinh “xanh” khỏi bị huỷ diệt bởi “tâm tham lam, tâm trục lợi, tâm ích kỷ, tâm si mê của con người” [22].

Kết luận

Sự sống có cội nguồn từ quỹ đạo quay vòng của trái đất tự quay xung quanh nó và quay xung quanh mặt trời; không có trái đất tự quay vòng tồn tại ở giữa bên ngoài không gian, bên trong thời gian của thế gian rộng lớn bao la thì không thể có sự sống.

Sự sống vô cùng quý giá;không tồn tại sự sống tức là không còn cảnh quan tươi đẹp trên trái đất - hành tinh xanh; không có sự sống thì con cháu chúng ta cũng không còn tồn tại để được chiêm ngưỡng vẻ đẹp thần tiên mà thiên nhiên đã ban tặng sau nhiều tỷ năm trái đất tự quay vòng.

Để bảo vệ, duy trì sự sống bình yên, xây dựng cuộc sống thái bình thịnh vượng của con người trên trái đất, tức là bảo đảm “quốc thái dân an” – nhân dân có cuộc sống thái bình an lạc, mỗi công dân trong quốc gia nói riêng, công dân toàn cầu nói chung cần phải có ý thức sống chân thật, sáng tạo, biết cùng nhau xây dựng, thực hiện, thực thi pháp luật phát triển bền vững, biết bảo vệ và giữ gìn môi trường sống trường tồn, ngôi nhà chung của xã hội loài người, loài vật.

----------------------------

Tài liệu trích dẫn:

[1] Viện Ngôn ngữ học, Từ điển Tiếng Việt.Nxb Đà Nẵng - Trung tâm Từ điển học, Hà Nội - Đà Nẵng, 2005, tr. 1035.

[2], [5] Nguyễn Hữu Đổng, Giải mã bí ẩn mối liên hệ giữa con gà và quả trứng gà, vanhoavaphattrien.vn/, ngày 11/12/2022.

[3], [7] Nguyễn Hữu Đổng, Giải mã bí ẩn chữ số tự nhiên, sự sống, luật phát triển, https://vanhoavaphattrien.vn/, ngày 01/12/2022.

[4] Nguyễn Hữu Đổng, Vì sao số 0 được ký hiệu bằng hình tròn huyền bí?https://kienthuc.net.vn/, ngày 27/4/2016.

[6] Nguyễn Hữu Đổng, Không có con người hạnh phúc không thể có quốc gia hạnh phúc, https://vietnamnet.vn/, ngày 20/03/2018.

[8], [9], [14] Nguyễn Hữu Đổng, Luận về văn hoá thời gian, https://vanhoavaphattrien.vn/, ngày 30/06/2023.

[10], [15], [21] Nguyễn Hữu Đổng, Luận về “văn hoá quyền lực”, https://vanhoavaphattrien.vn/, truy cập ngày 14/04/2023.

[11] Hạo Nhiên, Trái đất đang quay nhanh hơn và chẳng biết tại sao, https://thanhnien.vn/, ngày 06/08/2022.

[12] Vỹ Du, Trước ngưỡng nguy hiểm trái đất nóng lên: mục tiêu hãy còn xa! https://thesaigontimes.vn/, ngày 18/05/2023.

[13] Trang Phạm, Sự sống trên Trái đất bắt đầu từ đâu? https://dantri.com.vn/, ngày 20/07/2020.

[16] Minh Phương (TTXVN), Hành động vì sự sống của thiên nhiên và con người, https://baotintuc.vn/, ngày 05/06/2020.

[17] Minh Hải (Tổng hợp), Thiên nhiên đang ‘rơi tự do’ vì lối sống của loài người, https://tuoitre.vn/, ngày 10/09/2020.

[18], [19] Đức Giáo Hoàng Hồng Thuỷ - Vatican News, ĐTC Phanxico:: Trở thành người bảo vệ sự sống và trái đất bằng việc chiêm ngắm và chăm sóc nó, https://www.vaticannews.va/vi/pope/news/, ngày 16/092020.

[20] CD-ROM Hồ Chí Minh, Toàn tập, Xuất bản lần thứ ba, Nxb Chính trị quốc gia, H. 2013, t. 6, tr. 530.

[22] Thích Gia Quang, Bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống con người, https://phatgiao.org.vn/, ngày 04/08/2020.

 Ngày 10/07/2023