Truyện kiều và người lính chúng tôi

Đặng Sỹ Ngọc

09/03/2022 05:50

Theo dõi trên

Hôm Giáo sư Phong Lê về dự họp và đọc quyết định thành lập Hội Kiều học ở thành phố Vinh. Tôi được thầy Thưởng điện thoại tới tham dự. Nhưng tôi là thương binh bị hỏng tai, nghe được ít mà chủ yếu được đọc nhiều tài liệu. Tôi tập trung chú ý từng ý kiến tham luận của các đại biểu trình bày. Có nhà thơ Vương Trọng, có nhiều nhà giáo ưu tú, nhà giáo nhân dân.

Có ông Bách, từng làm giám đốc bảo tàng Nguyễn Du Hà Tĩnh. Cũng có nhiều anh chị còn trẻ. Cũng có cụ tuổi cao. Sự hiểu biết về đại thi hào Nguyễn Du không đều. Đến chỉ lắng nghe mãi rồi cũng nói hoặc đọc tham luận rất thật về sự hiểu biết truyện Kiều. Bất chấp tình độ học vấn cao thấp khi tham luận. Nhưng tất cả đều tôn trọng lắng nghe, tự nhiên, bình đẳng.

Có cô giáo dạy Văn tâm sự rằng: Một trong những câu thơ thể hiện chiêm nghiệm đúc kết vô cùng sâu sắc của cụ Nguyễn Du như:

Có tài mà cậy chi tài

Chữ tài liền với chữ tai một vần

truyen-kieu-nguoi-linh-1646779720.jpg
Ảnh do tác giả lựa chọn

Rồi cô phân tích: Lẽ thường cái tài của ai đó càng nổi trội, càng xuất chúng thì càng dễ nhìn thấy. Song cũng dễ có những kẻ tiểu nhân, tài hèn đức mọn, soi mói dèm pha thậm chí dễ bị thói đời nhỏ nhen ghen ghét đố kỵ, vẽ rắn thêm chân. Có ai đó có tài rồi khoe khoang, thiếu sự khiêm nhường chín chắn cần thiết thì đó chính là mầm non của tai họa.

Tôi từng thích truyện Kiều, khâm phục tài năng của đại thi hào là vậy. Nhưng được đọc hiểu các bài tham luận của hội viên trong hội Kiều học mới thấy sự hiểu biết về Nguyễn Du, về Truyện Kiều của mình còn rất nghèo nàn. Nhìn mọi người ai cũng muốn tham luận. Có người lần họp nào cũng tham gia tham luận. Có người lắng nghe mãi rồi chỉ biết ơn trong lòng. Đến lúc cảm ơn lắm cũng thấy nhạt và đã mạnh dạn góp ý chân thành.

Vài năm gần đây việc (chống dịch như chống giặc) tôi không ra khỏi nhà. Chỉ đọc báo, xem truyền hình thấy rất nhiều tác giả chuyển thể từ truyện Kiều thành những tác phẩm văn hóa hiện đại như: dựng thành phim truyện, múa ballet, Opera, múa rối, các tiết mục xiếc, chèo, hề dân tộc… Rồi ngâm Kiều, lẩy Kiều, bói Kiều… từ những câu lục bát…

Người Việt Nam ai cũng biết truyện Kiều bởi là tập thành văn biểu hiện tâm hồn, tính cách, duyên phận con người. Nên ai soi vào cũng thấy mình trong đó.

Một lần thầy Thưởng bảo tôi:

Em cũng cần tham gia ý kiến với hội Kiều chứ

Bí quá tôi suy nghĩ rồi về cũng viết thành văn bản để đọc. Chủ đề của tôi là nêu một số hình ảnh chính khách nổi tiếng trên thế giới hiểu và đọc những câu Kiều mà tôi đọc được.

Trước tiên là Bác Hồ vô vàn kính yêu của chúng ta. Bác Hồ đã từng nhiều lần lẩy Kiều. Có thể tổng hợp thành một cuốn sách dày. Chỗ nào cũng tinh tế, sâu sắc. Bác đã lẩy Kiều trong mọi trường hợp. Khi về thăm quê, khi nói chuyện với hội nghị hoặc khi làm công tác ngoại ngoại giao với bạn bè năm châu.

Ngày 21 tháng 6 năm 1959 báo Nhân Dân số 1923 Bác có bài viết về Điện Biên Phủ. Kỷ niệm 5 năm ngày chiến thắng vừa mang tính tổng quát thắng lợi trận đánh này. Bài viết cũng là để cổ vũ khích lệ nhân dân ta xây dựng miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà cũng đồng thời cảnh báo kẻ thù sẽ có những Điện Biên Phủ nếu chúng dám mở rộng chiến tranh xâm lược. Cuối bài Bác lấy bốn câu Kiều:

“Trăm năm trong cõi người ta

Chữ tài, chữ mệnh khéo là ghét nhau”

Và “Cùng trong một tiếng tơ đồng

Nngười ngoài cười nụ, người trong khóc thầm.”

 Bác đã lấy thành

Cùng trong một trận Điện Biên

Ta mừng thắng lợi, Pháp phiền xấu xa

Trăm năm trong cõi người ta

Bên chính át thắng - bên tà ắt thua

Bác đã mượn võ hình thức truyện Kiều - mượn cách triết lý của thi hào Nguyễn Du để nói về hoàn cảnh mới. Ta thắng lợi và sẽ thắng lợi vì chính nghĩa. Pháp đã thua và sẽ thua vì tà (phi nghĩa).

Sau bi kịch  xui Từ Hải ra hàng, mà Từ Hải thì bị chết. Còn Kiều bị quan quân Hồ Tôn Hiến bắt. Kiều đau đớn than trước mặt Hồ Công.

Xét mình công ít tôi nhiều

Sống thừa tôi đã nên liều mình tôi

Bi kịch của Kiều có gì đấy, gần với bi kịch của tổng thống Ai Xen Hao. Bác Hồ đã lẫy Kiều để giễu ai. (Trước khi cuốn gói rời khỏi dinh tổng thống Mỹ - Lão Ai Xen Hao ắt phải kiểm điểm lại những việc của y trong 8 năm qua. Chắc y cũng bùi ngùi kết luận rằng: (nghĩ mình công ít, tội nhiều).

Bác còn lẫy rất nhiều câu về Kiều. Câu nào bác cũng bảo đảm toàn diện thống nhất Hai sắc thái hoàn cảnh, bối cảnh giống nhau. Tâm trạng nhân vật gần gũi nhau.

Ngày 26 tháng 6 năm 2006 Quốc hội bầu ông Nguyễn Phú Trọng giữ chức Chủ tịch. Khi phát biểu nhận chức, ông Trọng cũng đã lẫy Kiều:

Nghĩ mình, phận mỏng cánh chuồn

Khuôn xanh biết có vuông tròn mà hay

Trong truyện Kiều, nói về tâm trạng của Kiều lúc mới quen Kim Trọng. Lẫy câu này là mượn ý thơ đầy dự cảm về những khó khăn trước mắt phải vượt qua và tính khiêm tốn, biết lường trước sức mạnh của nhân vật Kiều. Kiều đã sớm ý thức trách nhiệm và bổn phận người con trong gia đình của một công dân. Người lẫy đã gửi gắm trọn vẹn tâm trạng mình vào ý thơ ấy. Mong muốn cái hiếu nghĩa của mình được như cô Kiều.

Trong diễn văn đáp từ tại cuộc chiêu đãi trọng thể của chủ tịch nước Trần Đức Lương 17-11-2000 tổng thống Mỹ Bin - cơ – lin - tơn cũng lẫy Kiều

Sen tàn cúc lại nở hoa

Sầu dài, ngày ngắn Đông đà sang Xuân

Diễn tả nhịp thời gian 1 năm, Thúy Kiều đã trải qua nhiều tai họa. Mùa Xuân đang tới, trong nàng giấy lên những niềm hy vọng dù mỏng manh. Người lẫy câu này cũng thật ý nhị (ứng) vào mối quan hệ Việt - Mỹ sau những năm băng giá. Nay là sự hứa hẹn, những hy vọng ấm áp, tốt đẹp hơn.

Rồi trong diễn văn tại buổi chiêu đãi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng 7/7/2015. Phó tổng thống Mỹ Joe – Bi – đen (nay là tổng thống) đã lẫy Kiều:

Trời còn để có hôm nay

Tan sương đầu ngõ, vén mây giữa trời

Hai câu này miêu tả cảnh Kim Kiều tái hợp đoàn viên. Cũng ý nói quan hệ Việt - Mỹ đã qua thời đắng cay, đen tối. Hy vọng một tương lai tốt đẹp hơn.

Trong lời phát biểu chuyến thăm Việt Nam 22 tháng 5 năm 2016 Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng đã lẫy Kiều

Rằng trăm năm cũng từ đây

Của tin gọi một chút này làm ghi

Cảnh Kim Trọng Thúy Kiều gặp gỡ (được lời như cởi tấm lòng). Rồi trao kỷ vật thề nguyện. Hoàn cảnh tâm trạng ấy diễn ra 1 trạng thái mới, có cơ sở để xây dựng lòng tin

…Còn rất nhiều những chính khách đã dùng thơ Nguyễn Du trong truyện Kiều để diễn tả hoàn cảnh tâm tư, thái độ, phong cách… ngắn gọn, súc tích đầy văn hóa truyền thống. Không những chính khách là người Việt Nam mà chính khách đủ các nước trên thế giới. Các câu lẫy chủ yếu từ trong thơ lục bát truyện Kiều của Nguyễn Du. Chúng ta thật đổi tự hào mà ông Phạm Quỳnh ngày xưa đã kết luận: “Truyện Kiều còn thì tiếng ta còn, tiếng ta còn thì nước ta còn”.

Trái tim người lính

Bạn đang đọc bài viết "Truyện kiều và người lính chúng tôi" tại chuyên mục Văn hóa - Xã hội. | Hotline: 08.4646.0404 | Email: toasoan@vanhoavaphattrien.vn