Từ giải thưởng VinFuture nghĩ về sự ra đời của Trung tâm hoạt động văn hóa, khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Bài và ảnh Phạm Tứ

21/01/2022 16:01

Theo dõi trên

Tối ngày 20/1/2022, giải thưởng VinFuture do Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vương cùng phu nhân Phạm Thu Hương sáng lập, có tổng giá trị 4.5 trệu USA, đã tìm được chủ nhân trong sự bùng nổ cảm xúc.

van-mieu2-1642755592.jpg
 

 

Giải thưởng chính 3 triệu USA đã trao cho 3 nhà khoa học: Vatalin Karico, Drew Weissman và Pietter Rutter Cullis với công nghệ vaccine mRNA, cứu sống hàng triệu người. Chính sự kết hợp giữa khoa học và tính nhân văn cao cả đã tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt của VinFuture.

Hà Nội, những ngày này là nơi quy tụ rất nhiều nhà khoa học tên tuổi của thế giới. Đây là cơ hội tốt để các nhà khoa học, nhất là giới trẻ Việt Nam, được trải nghiệm những bài học quý giá. Đồng thời, giúp nâng cao quảng bá hình ảnh Đất nước, xúc tiến các dự án khoa học, công nghệ được thuận lợi.

 

van-mieu1-1642755592.jpg
 

Nhớ lại, sau Đại hội lần thứ VI  của Đảng, thực hiện đường lối đổi mới toàn diện trên các lĩnh vực, trong đó có văn hóa, Thành ủy Hà Nội chủ trương thành lập Trung tâm Hoạt động Văn hoá Khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám đặt tại di tích làm nơi gặp gỡ, trao đổi về những vấn đề thuộc các ngành khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, văn hoá nghệ thuật. Nhằm huy động các lực lượng các nhà khoa học trong nước và thế giới (trong đó có người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài) góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng Thủ đô, xây dựng Đất nước. Trên cơ sở đó, ngày 25/4/1988, UBND Thành phố Hà Nội đã ra Quyết định số 1776/QĐ/UB về việc thành lập Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Văn hóa - Thông tin Hà Nội (nay là Sở Văn hóa và Thể thao). Trung tâm có chức năng quản lý khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám theo Pháp lệnh bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử - văn hoá của Nhà nước; Tổ chức các hoạt động khoa học, văn hoá nghệ thuật phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển Thủ đô; Tổ chức hướng dẫn khách tham quan du lịch; Lập quy hoạch bảo vệ và tôn tạo khu di tích.  

Trong bối cảnh đất nước ở giai đoạn đầu công cuộc đổi mới với nhiều khó khăn, đặc biệt là kinh tế, quyết định thành lập Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám thể hiện tư duy đổi mới, tầm nhìn xa của lãnh đạo thành phố Hà Nội lúc đó. Chức năng của Trung tâm không khỉ là đơn vị quản lý di tích mà còn là bảo tồn, tổ chức các hoạt động văn hóa, khoa học, giáo dục để phát huy giá trị di tích. Đây là mô hình phù hợp, độc đáo và những gì diễn ra tại di tích trong 34 năm qua đã minh chứng rõ ràng cho mô hình Trung tâm này. Có thể khẳng định rằng, trong những giai đoạn tiếp theo, cho dù có những thay đổi mạnh mẽ về tổ chức, bộ máy nói chung thì Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám vẫn là mô hình hiệu quả đối với hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị của di tích đặc biệt quan trọng này. Hiện nay, nhiều địa phương đã hình thành các trung tâm nghiên cứu và sản xuất công nghệ cao, hứa hẹn sẽ là " Thung lũng Silicon của Việt Nam". Từ giả thưởng VinFuture, mong rằng Trung tâm hoạt động Văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám sẽ là "vườn ươm", là nơi quy tụ các nhà khoa học Việt Nam và Thế giới đến tham gia, hoạt động.